Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

"KIẾM SỐNG" Ở NHÀ GIÀN


Lính nhà giàn, ở giữa biển khơi toàn nước mặn chát, nắng như thiêu đốt, sóng gầm gào như chực nuốt chửng tàu thuyền... nên từ cái kim sợi chỉ cho đến miếng nước, hạt cơm đều phải chờ đất liền đưa ra.


Gần 30 năm chịu đựng khó khăn, thiếu thốn, vất vả, gian lao và cái chết có thể đến trong tích tắc, không hề báo trước, nhưng những cán bộ chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 171, Vùng II Hải quân vẫn kiến cường bám trụ, canh giữ đêm ngày trên những nhà giàn - Những cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh hải của Việt Nam tại vùng thềm lục địa phía Nam.


Nói đến nhà giàn, bao nhiêu năm nay, trong các văn bản - báo cáo của Hải quân vẫn cứ ghi nguyên xi: Điều kiện nhà giàn cực kỳ thiếu thốn, không có điện, thiếu nước ngọt, khả năng liên lạc hạn chế; khả năng tiếp vận chỉ có thể thực hiện được vào những ngày đẹp trời, vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 8; điều kiện tiếp vận cũng rất khó khăn cho việc tiếp vận bằng tàu hoặc bằng trực thăng; những người làm nhiệm vụ trên nhà giàn khu DK1 thường ít nhất phải trải qua 8-9 tháng mới trở về đất liền...

Đến bây giờ, điều kiện sống ở nhà giàn đã được cải thiện, ít nhất là liên lạc bằng điện thoại di động của Vịt teo, VNPT và điện thắp sáng bằng pin mặt trời, hệ thống điện gió theo Chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” của Báo Tuổi trẻ.


Thế nhưng cái việc quan trọng nhất là miếng ăn miếng uống, thì vẫn y nguyên: Nhờ sự tiếp vận của tàu chiến - trực thăng từ đất liền.


Tuy nhiên, có 1 thứ mà lính ta có thể "tự túc" được, đó là kiếm cá tôm cải thiện từng bữa ăn.


Mà lạ lắm nhé!. Cả ngoài đảo lẫn nhà giàn, chỗ nào cũng kin kít những cá là cá. Cứ thả mồi xuống là giật lên vun vút, đủ "chủng loại - kích cỡ".


Nhiều đến nỗi lính ta chọn cá ngon mới khủng khỉnh ăn, còn lại thả sạch xuống biển.


Chế biến cá thành đủ món, hết tươi lại phơi khô, dành hết kỳ mang về đất liền làm quà cho người thân - đồng đội...


Chuyện câu - đánh bắt cá, được lính ta gọi là "kiếm sống ở nhà giàn".


Trước khi kể chuyện này, cũng nên nói sơ qua chút về nhà giàn cho bà con khỏi... quên bẵng, khi những ngày này, báo chí nhan nhản những chuyện "cháy xe", "thưởng Tết", "đánh bạc vài tỷ", "bóng banh từ chức", "họp hành - tổng kết"... và "đạo đức cán bộ Đảng viên". Hi! Hi!..
----------------------------------------------------------------------------------------------
DK1 là cụm dịch vụ Kinh tế-khoa học-kỹ thuật được xây dựng dưới dạng các nhà giàn, trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý. Trên khu vực Biển Đông, Việt Nam đã xây dựng cụm 7 khu vực xây dựng nhà giàn, mỗi nhà giàn là một Trạm Dịch vụ Kinh tế-Khoa học kỹ thuật (DVKT-KHKT), giao Lữ đoàn 171 thuộc Vùng 2 Quân chủng Hải quân quản lý.



DK là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ Dịch vụ-Khoa học kỹ thuật, được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển. Số 1 chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất, so với phía gần đất liền hơn là hệ thống DK2.


Sau sự kiện 14/3/1988, một số tàu chiến, tàu thăm dò của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện sâu trong thềm lục địa phía Nam Việt Nam, nơi có tiềm năng lớn về dầu khí và có ý nghĩa chiến lược về An ninh - quốc phòng.


Trước tình hình đó, ngày 17/10/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam (gọi tắt là khu DK1). Cùng thời gian này, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương cũng đã khẩn cấp giao cho Lữ đoàn 171 nhiệm vụ trấn giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Đông Nam.


Với những trang thiết bị đo độ sâu, Biên đội tàu HQ-713 và HQ-668 đã ra khơi khảo sát, đo đạc trên vùng biển rộng 60.000km2, tìm ra các điểm cạn và định vị các bãi đá ngầm san hô Ba Kè, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế Đường, Tư Chính và Huyền Trân. 

Từ ngày 10-15/6/1989, Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành xây dựng xong nhà giàn đầu tiên tại bãi đá ngầm Phúc Tần (tên địa danh hành chính là Trạm KTKHDV Phúc Tần). Đây là nhà giàn được khảo sát ở vị trí số 3 nên còn được gọi là nhà giàn DK1/3 và là nhà giàn đầu tiên được xây dựng hoàn chỉnh.  


Ngày 16/6/1989, nhà giàn DK1/4 hoàn thành.


Ngày 27/6/1989, Tổng cục Dầu khí phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh cũng hoàn thành nhà giàn DK1/1.



Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị số 180/UT về việc Xây dựng Cụm DVKT-KHKT thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này.


Ngày 2/11/1989, Trạm DVKT-KHKT Tư Chính B (hay Tư Chính 2, hay Nhà giàn DK1/5) được thành lập, trở thành nhà giàn DK1 thứ 4.

Ngày 10/11/1990, Trạm DVKT-KHKT Phúc Nguyên (hay Nhà giàn DK1/6) được xây dựng xong. 


Giai đoạn đầu các nhà giàn tương đối thô sơ, kết cấu dạng pông-tông (một dạng phao lớn hình khối hộp làm bằng kim loại) đặt trên nền san hô, dễ bị dịch chuyển bập bềnh trong nước khi có sóng lớn cấp 4 hoặc dòng nước chảy mạnh.


Tháng 12/1990, một cơn bão lớn với gió giật cấp 12 đã giật sập nhà giàn DK1/3 làm 3 người lính hy sinh. Các nhà giàn DK1/4, DK1/6 cũng bị bão giật sập, nhưng may mắn không thiệt hại về người.




Hải quân Việt Nam tiếp tục xây dựng thêm các nhà giàn để khẳng định chủ quyền trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Các nhà giàn liên tục được xây dựng. Những nhà giàn về sau được xây dựng trên 4 cọc thép chắc chắn cắm sâu xuống đáy biển, phía trên là tổ hợp sinh hoạt, công tác có diện tích sàn khoảng 100m2.


Tuy vậy, các nhà giàn vẫn là những cơ sở mỏng manh giữa biển cả.


Ngày 12/12/1998, cơn bão Faith có sức gió giật trên cấp 12 quét qua vùng Biển Đông. Sáng ngày 13/12, nhà giàn Phúc Nguyên 2A bị sóng cuốn trôi, đánh sập, 9 người bị rơi xuống biển trong đó có 3 người (Nguyễn Văn An, Lê Đức Hồng, Vũ Quang Chương) hy sinh.

Với tai nạn của nhà giàn Phúc Nguyên 2A, Việt Nam chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng các nhà giàn được xây dựng trên nền thiết kế cũ. Các nhà giàn DK1/1, DK1/5 chấm dứt sử dụng hoàn toàn để đảm bảo an toàn.


Ngày 28/8/2009, Vùng 2 Hải quân mới được thành lập, nhiệm vụ chính là quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Bình Thuận đến Bạc Liêu, trong đó có khu vực trọng điểm là khu DK1.


Khu vực nhà giàn DK1 gồm 7 Cụm­: Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Tư Chính, Ba Kè và Cà Mau với cả thảy 20 nhà giàn, từng được xây dựng trên thềm lục địa.


Chiều sâu mực nước bãi cạn thấp nhấp là 7m tại DK1/3 và sâu nhất là 25m tại DK1/15. Các nhà giàn được xây dựng từ năm 1989 đến 1998.




Hiện tổng cộng có cả thảy 15 nhà giàn đang sử dụng, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng trên nóc, 4 nhà giàn có hải đăng, 1 nhà giàn có trạm quan sát khí tượng. Có 14 nhà giàn ở khu vực giáp với vùng biển Trường Sa và một nhà giàn (DK1/10) ở bãi cạn Cà Mau trên vùng biển Tây Nam.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Con này bé quá
1 sợi dây mắc 3 lưỡi, giật lên đủ 3 cá
Con bé con to
Phải đứng tấn, mới bê nổi
Quần áo trắng tinh tươm này, chỉ làm dáng chụp hình thôi
Giãy đành đạch
Gỡ từng con
Nướng giấy báo?
Gọi là... nướng mọi
Có vài viên than củi, cho nó bớt mùi mực in, trong Báo
Kì cạch như bún chả Hàng Mành
Món này gọi là "cá lòng đào"

Phải có tý rượu, cho đỡ... tanh mồm

Vẫn câu tiếp

Còn mấy khúc cá kho từ bữa trước, cũng mang nốt ra đãi khách

Ăn uống xong xuôi, tất nhiên phải làm tý ca cẩm rồi

Thiếu mỗi... sắc

Hết hát đến hò

Thêm mấy hình cá câu được trên tàu

Thu bè nên to vật vã
Mời các bạn nghe bài hát: Tạn biệt Trường Sa
Nguồn Blog MaiThanhHai
XEM THÊM:






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang