Các tàu chiến Mỹ được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà”, còn tàu chiến đấu duyên hải được coi là “con chó nhỏ”.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Lý Kiệt – Viện nghiên cứu quân sự Hải quân Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, đối với Hải quân Mỹ, lực lượng sở hữu rất nhiều tàu chiến cỡ lớn và vừa, đặc biệt là 11 tàu sân bay có lượng choán nước gần hoặc hơn 100.000 tấn, thì tàu chiến đấu duyên hải (ven bờ) có thể nói là “đồ chơi nhỏ”.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Lý Kiệt – Viện nghiên cứu quân sự Hải quân Trung Quốc.
Tàu tác chiến duyên hải mới của Mỹ |
Nhưng, chính những tàu chiến đa năng có lượng choán nước hơn 2.000 tấn này không chỉ sẽ trở thành lực lượng tiên phong trong “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Mỹ, mà còn sẽ trở thành “đòn sát thủ” của chiến lược quân sự mới sau khi được Mỹ điều chỉnh.
Đặc điểm của tàu chiến đấu duyên hải là mớn nước nông, tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, thích hợp với tác chiến duyên hải.
Trước đây, theo báo Trung Quốc các tàu chiến của Mỹ đều được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà” nước khác, còn tàu chiến đấu duyên hải lại được coi là “con chó nhỏ”, có thể đi vào “nhà” người khác.
Trước đây, theo báo Trung Quốc các tàu chiến của Mỹ đều được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà” nước khác, còn tàu chiến đấu duyên hải lại được coi là “con chó nhỏ”, có thể đi vào “nhà” người khác.
Hiện nay, Mỹ đã chế tạo chỉ có 2 chiếc tàu chiến đấu duyên hải, nhưng có kế hoạch chế tạo 5-6 chiếc.
Được biết, Mỹ sẽ nhanh chóng triển khai vài chiếc tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, sau đó còn có thể triển khai đồng loạt ở các nước xung quanh biển Đông như Philippinese.
Được biết, Mỹ sẽ nhanh chóng triển khai vài chiếc tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, sau đó còn có thể triển khai đồng loạt ở các nước xung quanh biển Đông như Philippinese.
Vậy, Mỹ ra sức phát triển và triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở xung quanh Trung Quốc đã phản ánh điều gì? Điều này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc.
Máy bay không người lái X-47B |
Các đây không lâu, máy bay không người lái, bom xuyên lòng đất, bom dẫn dường laser, xe tăng M1-A1 từng là vũ khí nổi trội trong cuộc chiến chống khủng bố, nhất là khi lùng bắt Osama Bin Laden, bắt Saddam Hussein, hiện lại đang nhạt dần trong con mắt của dư luận.
Đến nay, tổ hợp vũ khí gây chú ý nhất là tuyến đầu lập thể “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” tam vị nhất thể (dưới mặt biển, trên mặt biển và trên không) được hợp thành bởi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu chiến đấu duyên hải và máy bay chiến đấu F-35, có thể trực tiếp phong tỏa đối thủ ở “cửa nhà”.
Gần đây có một quan điểm cho rằng, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Mỹ chỉ là một loại “chiến pháp”, tương tự chiến pháp kiểu mới “tác chiến trung tâm mạng”, chứ không phải là “chiến lược”.
Lý Kiệt cho rằng, nếu chỉ giới hạn “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” ở cấp độ xây dựng và sử dụng Quân đội Mỹ, sẽ là một sai lầm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích chính xác về sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược quốc gia của Mỹ và xu hướng tình hình chiến lược thế giới.
Lý Kiệt cho rằng, nếu chỉ giới hạn “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” ở cấp độ xây dựng và sử dụng Quân đội Mỹ, sẽ là một sai lầm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích chính xác về sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược quốc gia của Mỹ và xu hướng tình hình chiến lược thế giới.
Bom xuyên lòng đất BLU-109 của quân Mỹ |
Trên thực tế, ngày 5/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược quân sự mới ở Lầu Năm Góc cũng có nội dung giống hệt “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển”, và không có gì mới.
Ngoài việc nhấn mạnh sự thay đổi chiến lược như vậy, thời cơ tuyên bố thống nhất với các bước Mỹ rút quân khỏi Trung Đông và Afghanistan, liên hệ với những diễn biến về vũ khí trang bị của quân đội Mỹ, điều này không phải là sự trùng hợp.
Ngoài việc nhấn mạnh sự thay đổi chiến lược như vậy, thời cơ tuyên bố thống nhất với các bước Mỹ rút quân khỏi Trung Đông và Afghanistan, liên hệ với những diễn biến về vũ khí trang bị của quân đội Mỹ, điều này không phải là sự trùng hợp.
Lúc này, Obama công bố chiến lược quân sự mới cũng là tín hiệu đối với các nước láng giềng Trung Quốc: hiện nay phải chính thức đối phó với Trung Quốc.
Nội hàm cốt lõi của “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” được đưa ra hơn 2 năm trước đã lộ rõ sự thay đổi quan trọng của chiến lược quân sự Mỹ:
Thứ nhất, từ việc coi chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan là mối đe dọa chính gần 10 năm qua, chuyển sang coi nước lớn thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ cả hiện tại và tương lai làm mối đe dọa chủ yếu, như Trung Quốc, Iran.
Về lịch sử, Mỹ luôn lấy các nước cụ thể làm mối đe dọa chiến lược, chẳng hạn đối với Nhật Bản, Đức cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, đối với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 10 năm chống khủng bố thực sự là một sự lệch lạc trong xây dựng quân đội của Mỹ.
Bom dẫn đường laser GBU-12 do quân Mỹ chế tạo |
Thứ hai, Mỹ rút quân toàn diện khỏi 2 chiến trường Iraq và Afghanistan, đánh dấu Mỹ sẽ từ chủ yếu lấy Trung Đông, Nam Á làm khu vực tác chiến chính trong gần 10 năm qua, chuyển sang lấy khu vực duyên hải Tây Thái Bình Dương,đặc biệt là vùng biển duyên hải Trung Quốc làm chính, bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Báo cáo chiến lược quân sự mới của Obama đã nói rất rõ: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương gây ra ảnh hưởng tiềm tàng cho Mỹ trên rất nhiều phương diện như kinh tế và an ninh”.
Về mô hình tác chiến cụ thể, quân Mỹ sẽ triệt để từ bỏ “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” đã vận dụng 20-30 năm qua, chuyển sang mô hình tác chiến lấy “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” làm chính.
Mô hình tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” đã phát huy vai trò quan trọng trong giành thắng lợi ở cuộc đối đầu giữa khối NATO và Hiệp ước Warsaw trước đây.
Nhưng, thời thế đổi thay, khi coi các nước lớn ở khu vực Tây Thái Bình Dương làm đối thủ chiến lược chính trong tương lai, mô hình tác chiến truyền thống “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” chắc chắn sẽ không thích hợp nữa, do đó “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” đã ra đời đúng lúc.
Mô hình tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” đã phát huy vai trò quan trọng trong giành thắng lợi ở cuộc đối đầu giữa khối NATO và Hiệp ước Warsaw trước đây.
Nhưng, thời thế đổi thay, khi coi các nước lớn ở khu vực Tây Thái Bình Dương làm đối thủ chiến lược chính trong tương lai, mô hình tác chiến truyền thống “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” chắc chắn sẽ không thích hợp nữa, do đó “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” đã ra đời đúng lúc.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia |
Có thể dự đoán, trong tương lai, về thứ tự phát triển quân chủng, Mỹ cũng sẽ có một loạt bước chuyển ngoặt quan trọng: Lục quân và Lính thủy đánh bộ sẽ nhường vị trí cho Hải quân và Không quân.
Trong tương lai, trọng điểm của Mỹ sẽ là bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương hoặc đối phó với chống can dự và phong tỏa khu vực của những nước mới nổi.
Trong tương lai, trọng điểm của Mỹ sẽ là bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương hoặc đối phó với chống can dự và phong tỏa khu vực của những nước mới nổi.
Đối với sự chuyển hướng quan trọng và toàn diện này của chiến lược quân đội Mỹ, Trung Quốc cần tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và đánh giá, dự đoán đầy đủ, tuyệt đối không thể chỉ coi đó là “chiến pháp mới”.
Cần phải nắm chắc động thái, làm rõ ý đồ, tiến tới căn cứ vào điểm yếu của đối phương, phát triển vũ khí trang bị tương ứng, nghiên cứu mô hình ứng chiến mới.
Cần phải nắm chắc động thái, làm rõ ý đồ, tiến tới căn cứ vào điểm yếu của đối phương, phát triển vũ khí trang bị tương ứng, nghiên cứu mô hình ứng chiến mới.
Máy bay chiến đấu F-35B của Mỹ |
Nguồn GIADUC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)