Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Biển Đông có những sự cố mới

Tình hình Biển Đông có một số phát triển đáng chú ý.

Trung Quốc chuẩn bị khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi Biển Đông.
Một quan chức của Công ty dịch vụ mỏ dầu Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc sẽ đưa tàu thăm dò nước sâu đầu tiên ra Biển Đông, cho biết tàu thăm dò Ocean Oil 708 có khả năng làm việc ở độ sâu 3.000 mét và độ khoan sâu 600 mét dưới đáy biển, là một trong những công cụ thăm dò nước sâu mà tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc  CNOOC sử dụng để tăng cường năng lực khai thác dầu ở những vùng nước sâu. Tàu thăm dò này thuộc sở hữu của công ty dịch vụ mỏ dầu COSL, một thành viên của CNOOC. Các quan chức COSL cho biết Ocean Oil 708 được sử dụng trong giai đoạn khảo sát ban đầu như thám sát địa chất, nhưng từ chối tiết lộ tàu thăm dò này sẽ khảo sát khu vực nào trên Biển Đông.

XEM THÊM:
CNOOC đang chuẩn bị khoan mỏ dầu đầu tiên của công ty từ trước đến nay ở phía bắc Biển Đông khoảng đầu năm 2012 bằng dàn khoan Ocean Oil 981, dàn khoan nước sâu bán nổi đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất có trị giá 980 trịêu USD. Dàn khoan này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét và có thể khoan đến độ sâu 10.000 mét. Cho đến nay, Trung Quốc đã khoan chưa đến 15 giếng thám sát nước sâu và tất cả đều do các đối tác nước ngoài của CNOOC thực hiện. CNOOC đang đặt mục tiêu xây dựng năng lực khai thác tương đương 1 triệu thùng/1 ngày ở những vùng biển nước sâu vào năm 2020. Dự án này có tên gọi “Đại Khánh ngoài khơi”. Đại Khánh là tên mỏ dầu lớn nhất của Trung Quốc ở tỉnh đông bắc Hắc Long Giang. Được xây dựng vào năm 1964, mỏ dầu này vẫn duy trì công suất 1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong suốt 40 năm cho đến khi giảm xuống còn 800.000 thùng/ngày như hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc  phải cần thời gian lâu hơn mới đạt được mục tiêu này. Trong số gần 15 giếng thám sát nước sâu mà Trung Quốc đã khoan cho đến nay, công ty Husky Engery của Canada đã khoan đến 10 giếng.
Trả lời phỏng vấn báo Hoàn cầu, một quan chức đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Kinh tế của một trường Đại học tại TQ nói: “Chúng tôi luôn đi đầu khi cạnh tranh nguồn tài nguyên. Các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được và cũng không vô hạn tại khu vực biển có tranh chấp. Các giàn khoan nước sâu sẽ được các tàu lớn di chuyển tới và sẽ giúp Trung Quốc có sự hiện diện đáng kể tại vùng Biển Đông hiện chưa được thăm dò”.
Philippines cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Philippines đã phản đối Trung Quốc về việc ba tàu Trung Quốc hồi tháng 12/2011 được cho là đã xâm phạm vùng lãnh hải của Philippines - động thái mới nhất làm bùng lên căng thẳng liên quan các khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Nam (Biển Đông).
Ngày 8/1, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cho biết chính phủ nước ông đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với Đại sứ quán Trung Quốc sau khi ba tàu của Bắc Kinh, trong đó có một tàu hải quân, bị phát hiện ở gần bãi cát ngầm Sabina trên Biển Đông vào các ngày 11-12/12.
Trung Quốc nỗ lực để tự lực khoan dầu ngoài khơi Biển Đông: Khánh thành giàn khoan dầu ngoài khơi

Tư lệnh quân khu, Trung tướng Juancho Sabban, cho biết một tàu tuần tra hải quân của Philippines và một máy bay của lực lượng không quân nước này đã theo dõi từ xa cho tới khi ba tàu của Trung Quốc rời khỏi các vùng lãnh thổ của Philippines. Số tàu này đã không thả neo hay thả các nguyên vật liệu xây dựng. Ông cho biết ba tàu của Trung Quốc dường như xuất phát từ đảo đá ngầm Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa sau đó tiến vào vùng biển của Philippines khi trên đường trở về Trung Quốc. Theo ông Sabban, hành vi xâm phạm mới này của Trung Quốc đã vi phạm hiệp ước được ký năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo đó không khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trên Biển Đông thực thi những hành động gây hấn có thể làm bùng lên căng thẳng hoặc đối đầu.
Sau khi bị Manila tố cáo đưa 3 tàu xâm nhập lãnh hải Philippines, ngày 9/1, tại Bắc Kinh, một Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã phản bác lời tố cáo này và cho đây là lời cáo buộc thiếu cơ sở. Ông còn nhấn mạnh Bắc Kinh “hoàn toàn có chủ quyền không thể tranh cãi trong vùng biển này”. Trung Quốc hy vọng Manila không tạo nên vấn đề từ chuyện không có và gây ra bất ổn.
Philippines tăng cường vũ khí chống tàu
Philipines mua tên lửa đất đối hải: Mạng Liên hợp buổi sáng ngày 3/1 cho hay Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét khả năng mua các loại vũ khí chống tàu mới và tăng cường năng lực giám sát hàng hải. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2013 - 2018, Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng an ninh hàng hải là thách thức lớn nhất, việc bảo vệ chủ quyền phải đối mặt với các thách thức phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy và buôn bán phụ nữ...
Phillippines dự định mua các phi đội F-16 Falcon của Mỹ để nâng cao khả năng phòng thủ bờ biển

Philippines cảm thấy lo lắng khi việc kiểm soát bờ biển dựa vào các thiết bị quân sự do Mỹ hỗ trợ là không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, Bộ Quốc phòng Philippines đang nghiên cứu khả năng mua các tổ hợp tên lửa chống hạm cơ động có tầm xa tấn công mục tiêu khoảng 167 km, có thể hoạt động độc lập trong thời gian dài. Tuy nhiên, giới quân sự không tiết lộ thông tin về loại tên lửa mà họ nhắm tới. Ngoài ra, quân đội PLP cũng sẽ tăng cường khả năng giám sát bờ biển bằng việc mua lại các tàu tuần tra, máy bay tuần thám biển tầm xa cùng với các hệ thống hỗ trợ khác. Để hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng Hải quân, trong tương lai, Bộ Quốc phòng Philippines dự kiến mua lại một phi đội F-16 của Mỹ với số lượng từ 12 - 24 chiếc.
Ngoài tên lửa chống tàu, máy bay, tàu chiến, Lực lượng phòng không Philippines sẽ có được các hệ thống radar giám sát không phận mới, việc quyết định lựa chọn loại radar nào đang được xem xét. Theo kế hoạch mới được đưa ra, Philippines quyết định tăng cường lực lượng quân đội triển khai trên khu vực Biển Đông. Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015, số lượng số lượng binh sĩ, sĩ quan phục đang vụ trong quân đội sẽ bị cắt giảm (chủ yếu là lục quân) để có tinh giảm biên chế và và dành ngân quỹ quốc phòng mua các trang thiết bị vũ.
Việt Nam: Những tai nạn trên Biển Đông chưa rõ căn nguyên
Sau khi tàu Vinalines Queen chìm một cách bí ẩn, Trung tâm Phối hợp Tìm cứu của Việt Nam gửi hải quân yêu cầu Lực lượng Tuần duyên Mỹ giúp tìm kiếm 22 thuỷ thủ mất tích của tàu Vinalines Queen, đồng thời nhờ phía Mỹ giúp liên lạc với tất cả các tàu bè lưu thông trong khu vực nơi tàu Vinalines Queen gặp nạn và chìm để tìm các vật thể trôi nổi gần khu vực đó.

Tuy nhiên, theo lời thuyền viên duy nhất được cứu sống, 22 thuỷ thủ kia đã kịp mặc phao cứu hộ, Nhật cho rằng các thủy thủ đã trôi giạt vào một trong những quần đảo san hô trong vùng biển Luzon của philippines. Đảo san hô gần đó nhất cũng cách xa 170 km. Lực lượng tuần duyền Philippines tích cực tìm kiếm các nạn nhân.
Ngày 8/1, một tàu đánh cá của tỉnh Bình Thuận đã bị một tàu chở hàng chưa rõ tung tích đâm vỡ và bị chìm ở Trường Sa. Tất cả 15 thuyền viên trên tàu đã được tàu Main Trader mang cờ hiệu Liberia cứu sống và đưa về cảng Nha Trang tối 8/1.
Trước đó, ngày 2/1, một tàu cá khác của Việt Nam chở 11 ngư dân cũng đã bị một tàu hàng chưa rõ lai lịch đâm chìm trên Biển Đông. Thuyền trưởng tàu, ông Nguyễn Văn Hiếu từ Kiên Giang báo cáo, ông được một tàu cá khác cứu và đã được đưa về cảng hôm 8/1, nhưng chưa rõ số phận của 10 ngư phủ còn lại trên tàu. Ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Thái Lan và Campuchia tại Hà Nội nhờ giúp tìm 10 ngư dân bị mất tích này.
Hai vụ đâm tàu cá Việt Nam xảy ra liên tiếp trong vòng 1 tuần giữa lúc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông chưa thật sự lắng dịu.
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ chủ tàu và thuyền trưởng táu cá bị đâm chìm hôm 8/1 tại Trường Sa, tàu Main Trader cứu họ chính là chiếc tàu đã gây tai nạn. Tàu cá của Bình thuận bị trôi dạt vì hỏng máy, đến 8 giờ sáng 8/1 tại hải phận Trường Sa thuộc tình Khánh Hòa thì bị tàu Liberia đâm chìm. Bản tường trình cho biết tàu Main Trader sau đó đã quay lại cứu tất cả thuyền viên và đưa vào Nha Trang nhưng lại báo với cơ quan hàng hải Khánh Hòa là tình cờ cứu được ngư dân VN. Nhờ vậy tàu Main Trader đã được rời bến.
Nguồn Toquoc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang