Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Video hướng dẫn: 1st Javascript Editor Pro - Môi trường soạn thảo ngôn ngữ javascript chuyên nghiệp nhất hiện nay

Link để download phần mềm:
Các phím tắt cần lưu ý
1. Ctrl + Spacebar: tạo cửa sổ popup liệt kê tất cả các thư viện hàm trong javascript, các biến và hàm của mình khai báo trong chương trình
2. F12: gọi browser để chạy đoạn mã của file hiện hành
3. Ctrl + D: Gọi tool Debugger

By admin

Mục tiêu của tàu ngầm VN trên Biển Đông

Không ai muốn chiến tranh, nhưng khi nó xảy ra thì tàu ngầm Việt Nam buộc phải tự vệ để hoàn thành sứ mệnh được giao phó.

“Chống lưng” cho không quân Việt Nam
Sự xuất hiện đúng lúc của lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam sẽ có tác dụng rất lớn trong việc “chống lưng” cho không quân Việt Nam. Điều nghe vô lý, khập khểnh, nhưng hoàn toàn thực tế.

Nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng Việt Nam xây dựng lữ đoàn tàu ngầm theo “chu trình ngược”. Nghĩa là thay vì phải xây dựng một lực lượng săn ngầm mạnh thì Việt Nam lại xây dựng lữ đoàn tàu ngầm, bởi 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam không thể đối đầu với hàng trăm chiếc tàu ngầm đủ loại của kẻ thù…

Nhưng, thứ nhất là, Việt Nam thành lập lữ đoàn tàu ngầm không phải để đối đầu hay tấn công ai mà chỉ để phòng thủ trên “sân nhà”, nơi có địa thế lợi hại trong một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng.

Thứ hai là , giả sử Việt Nam có mua sắm nhiều phương tiện săn ngầm hiện đại như P1 của Nhật Bản, P-8A của Mỹ…cùng các tàu săn ngầm hiện đại nhất thế giới thì liệu những phương tiện đó có không gian để săn ngầm đối phương hay không? Chắc chắn không vì khi đó vùng trời đã bị đối phương khống chế, làm chủ thì P1 hay P8… đều trở thành kẻ bị săn.

Chiếm ưu thế tác chiến trên không của vùng biển để làm chủ hoàn toàn vùng trời trên vùng biển nơi xảy ra tác chiến của lực lượng không quân, không quân hải quân là nhiệm vụ trọng yếu mang tính chiến lược mà lực lượng tàu ngầm Việt Nam phải bằng mọi cách để đạt được.

Địa lợi vốn dĩ đã tạo ra cho Việt Nam ưu thế đó và tàu ngầm Việt Nam phải tác chiến để duy trì ưu thế đó.

Chúng ta thừa biết cho đến thời điểm này, ngoài Mỹ ra chưa có một quốc gia nào có thể có ưu thế tuyệt đối khi tác chiến trên vùng trời của vùng biển quần đảo Trường Sa trừ Việt Nam.

Bởi lẽ, chỉ có Mỹ mới có tàu sân bay còn quốc gia nào không có tàu sân bay thì quần đảo Trường Sa nằm ngoài tầm bay của máy bay họ, kể cả Trung Quốc, ít nhất sau năm 2016 mới có thể có tàu sân bay đúng nghĩa.

(Vì thế, cho nên dù rất muốn nhưng Trung Quốc cũng chưa thể tuyên bố ADIZ trên Biển Đông là vậy, tuy nhiên, cũng có nhiều học giả Trung Quốc đã quá sốt ruột, họ hô hào Trung Quốc cho tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông để khống chế vùng trời thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tiếc thay các học giả quá khích, “vô tích sự” này đâu biết rằng hiện tại cái gọi là tàu sân bay Liêu Ninh của họ chưa đáp ứng được một phần trăm điều họ kỳ vọng).

Không quân, Hải quân Việt Nam còn ít về số lượng, nếu không quân địch chiếm ưu thế trên vùng trời quần đảo Trường Sa, tức là gần hơn ta, nhiều hơn ta, điều này chỉ xảy ra chỉ khi tàu sân bay ngang nhiên hoạt động mà không bị trừng trị, lúc đó “thế” bị mất, “lực” thì yếu, Việt Nam sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Vì vậy, sân bay và tàu sân bay là mục tiêu chính, hàng đầu của tàu ngầm KILO Việt Nam nhắm tới.

Tiêu diệt tàu sân bay, đánh phá sân bay địch đồng nghĩa với duy trì lợi thế cho không quân làm chủ vùng biển, quần đảo, bảo đảm cho không quân phát huy sức mạnh quyết định của tác chiến không đối hạm.

Chúng ta đã quá hiểu biết về sự thống trị vùng trời, yếu tố quyết định thành bại trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao. Bởi vậy, chừng nào không quân và không quân hải quân của Việt Nam còn có ưu thế khi tác chiến trên vùng trời của vùng biển xa, đảo xa như trên quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì chưa phải là lúc địch dám liều lĩnh tấn công.

Và, đó có lẽ cũng chính là sức mạnh răn đe mà tàu ngầm Việt Nam tạo ra lớn hơn bất cứ lực lượng nào có thể.


Có thể tiêu diệt được tàu sân bay hay không?
Để tiêu diệt một tàu sân bay Mỹ, mạnh như Hải quân Trung Quốc cũng phải mất toi 40% lực lượng.

Xem ra, tiêu diệt được một chiếc tàu sân bay (trên giấy tờ, tính toán) hiện nay ở vùng khơi xa là một bài toán khó, phức tạp chưa có lời giải.

Tuy nhiên, tàu sân bay Mỹ kéo đến eo biển Đài Loan thử xem hay tàu sân bay Liêu Ninh đi sâu vào phía Nam Biển Đông thử xem…lúc đó thì bài toán sẽ bớt phức tạp hơn và chắc chắn sẽ có lời giải.

Điều đó có nghĩa là không gian địa lý chật hẹp sẽ hạn chế rất nhiều khả năng bảo vệ của tàu sân bay.

Chẳng hạn, cái khó khăn đầu tiên để xác định tọa độ tàu sân bay đã được đơn giản bởi một hệ thống quan trắc, chỉ thị mục tiêu tầm gần luôn có độ chính xác và hiệu quả cao.

Hoặc do phải chống lại hay phải tránh đòn đánh từ đất liền (điều kiêng kị của bất kỳ hạm đội tàu sân bay nào) cho nên cái “ma trận” khủng khiếp, bất khả xâm phạm của nó khi ở ngoài khơi dứt khoát buộc phải thay đổi…

Đó cũng chính là cơ sở cho Việt Nam “đặt bút” giải bài toán này dù rằng lực lượng không nhiều. (Nếu như Trung Quốc đang có ý đồ sử dụng tàu sân bay để khống chế vùng trời quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì chẳng ai ngạc nhiên và thắc mắc “giả thiết của bài toán” mà Việt Nam “đặt bút” và may sao, chắc chắn nó đơn giản hơn nhiều lần cái hạm đội tàu sân bay Mỹ.)

Nguyên tắc cơ bản trong ý đồ tác chiến của Việt Nam là phát huy địa lợi, kết hợp chặt chẽ giữa chiến thuật và công nghệ, những gì công nghệ chưa thể thì chiến thuật bổ sung nhằm tạo ra một phương án tấn công khả thi.

Mới đây Hoàn cầu Thời báo cho rằng Việt Nam chi tiền khủng xây dựng lữ đoàn tàu ngầm KILO hiện đại, tiên tiến hơn KILO của Trung Quốc để có được một “con bài” chơi với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Tân Hoa xã thì cho rằng Việt Nam đang xây dựng “khu mai phục tàu ngầm” để hướng đến “cổng vào” eo biển Malacca”…

Tất cả những điều đó về mục đích thì còn tùy, chưa thể khẳng định đúng sai, nhưng về nội dung thì có vẻ như hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng, nghệ thuật quân sự mà Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo đã dạy cho con cháu Việt Nam là “quân cốt tinh, không cốt đông” hay “lấy ít đánh nhiều thường dùng mai phục” thì chẳng cần phải bàn.

Tiêu diệt một tàu sân bay là vô cùng khó khăn, gian nan và sẽ bị nhiều tổn thất với giá đắt theo như tính toán về mặt lý thuyết. Thực tế là từ khi kết thúc chiến tranh thế giới đến nay, lực lượng bảo vệ cho tàu sân bay hiện đại, tiên tiến gấp nhiều lần nhưng lại chưa có cuộc tấn công nào vào hạm đội tàu sân bay cả, thậm chí ngay Trung Quốc trong hai lần khủng hoảng eo biển Đài Loan, chưa đánh đã phải khuất phục khi nó tiến vào, chứng tỏ nó rất đáng sợ, nguy hiểm.

Tuy nhiên, với Việt Nam, bất kỳ hạm đội tàu sân bay nào mà xâm phạm chủ quyền biển đảo thì dù chúng có sức mạnh khủng khiếp “bất khả xâm phạm” đến cỡ nào, Việt Nam cũng dám đánh, quyết đánh và sẽ có cách đánh.

Chẳng phải Điện Biên Phủ mà cả Pháp lẫn Mỹ trước khi chưa bị quân đội Việt Nam tấn công đều khẳng định, tự hào, khoe khoang là cứ điểm “bất khả xâm phạm”, là “cối xay thịt bộ đội Việt Nam” đó sao?
LÊ NGỌC THỐNG

Sử dụng chức năng trộn thư (mail merge) trong Microsoft Office Word 2003 và 2007

1. Với  Microsoft Office Word 2003:




2. Microsoft Office Word 2007
Bạn có một danh sách khách hàng và có một mẫu thư mời. Bạn có thể sử dụng chức năng Mail Merge để soạn ra một loạt các thư tự động cho tất cả các khách hàng trong danh sách của bạn.



Nguồn sưu tầm Internet
By admin

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Đổi mới toàn diện giáo dục: 'Vẫn chỉ là khẩu hiệu..."

"Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo,  vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện" - GS Nguyễn Đăng Hưng.
Đứng trước một cuộc cách mạng lớn nhằm thay máu ngành giáo dục, Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã được đưa ra và được Bộ GDĐT ví von như "một trận đánh lớn". Nhưng mục tiêu đổi mới thế nào và khi chưa thể trả lời được câu hỏi "chúng ta cần gì ở những sinh viên sau khi ra trường" thì liệu cuộc đại cải cách nền giáo dục có đạt được mục đích không. Có thể cải cách theo đề án này được không?
GS Nguyễn Đăng Hưng đã có bài viết trả lời cho bài toán này. Bản thân tôi khi đọc bài này thấy rất hợp với ý mình nên xin giới thiệu để các bạn cùng suy ngẫm.

Hai thập kỷ nữa mới hoàn thiện được nền giáo dục
 Tôi cho rằng, khi đưa ra đề án cải cách, đổi mới toàn diện ngành giáo dục, các cơ quan chức năng đã ý thức được những bất cập của tình trạng giáo dục hiện nay. Mà việc đổi mới giáo dục đã được bàn thảo hơn 20 năm nay, với nhiều ý kiến rất xác đáng và phong phú. Bản thân tôi đã viết rất nhiều bài báo, đã bao lần trả lời phỏng vấn với những đề nghị khẩn thiết và tâm huyết. Tôi hy vọng là lần này các thông tin đó đã được đón nhận đúng tần số.

Tôi nghĩ nếu chúng ta xây dựng được một nền giáo dục nghiêm túc lấy con người làm mục tiêu tối thượng, lấy tiêu chuẩn nhân văn chân thiện mỹ làm nền tảng, xóa bỏ những tiêu cực chạy theo hư danh, thành tích, triệt tiêu tính áp đặt trong chương trình giáo dục, lấy tinh thần tôn trọng  thực học làm cốt lõi, đào tạo được những con người có nhân cách, có chuyên môn cụ thể, có kỹ năng sống và cống hiến cho xã hội thì sau khi ra trường họ sẽ được đón nhận một cách đương nhiên.

Việt Nam là nước đang trên đường phát triển, các nước có nền kinh tế hùng mạnh sẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và sẽ không thiếu việc làm cho các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường… Chúng ta đã bao lần nghe các nhà đầu tư than thở là sinh viện Việt Nam ra trường bị thiếu kiến thức và kỹ năng hàng động, phải đào tạo lại. Nếu nền giáo dục được cải tiến các nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam đông hơn vì nhân tố con người, tay nghề sẽ trở nên hấp dẫn…

Tuy nhiên, vì sự trì trệ đã kéo dài trên nửa thế kỷ, chuyện phải làm còn bề bộn ngổn ngang, có lẽ phải hai thập kỷ nữa mới mong hoàn thiện được nền giáo dục bên bờ vực thẳm như hiện nay…

Sai lầm toàn diện

Việc xác định mục đích đổi mới chẳng có gì khó. Vấn đề là tư duy lãnh đạo giáo dục có đủ dũng khí để nhìn rõ ở đâu là sự thật, vùng nào là chân lý. Trước nhất là phải khiêm tốn nhìn nhận những sai lầm có hệ thống đã làm chệch hướng nền giáo dục Việt Nam từ bấy lâu nay. Tôi nghĩ khi dùng từ "đổi mới toàn diện" là đã gián tiếp nhìn nhận bấy lâu nay ngành giáo dục đã mắc phải sai lầm toàn diện. Nhưng thiết nghĩ nên thật thà chỉ rõ sai lầm là ở đâu, ở khâu nào, ở văn bản nào trước đây và ai là người trách nhiệm…

Còn mập mờ không phân biệt trắng đen, vàng thau thì khó mà "đổi mới toàn diện" được! Còn mục đích thì nó sờ sờ trước mắt: hãy xem nền giáo dục Hàn Quốc, Phần Lan, Singapore… Mà cũng đừng nhìn đâu xa, hãy tìm hiểu nền giáo Việt Nam Cộng Hòa thời Ngô Đình Diệm, chương trình giáo dục của cố bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn.

Còn việc xây dựng nhân cách cho tuổi trẻ, thì chẳng hạn, nên tham khảo bộ sách Việt Nam giáo khoa thư do nhiều tác giả chung quanh học giả Trần Trọng Kim biên soạn, đã được chính thức sử dụng tại các lớp tiểu học (cấp I) tại miền Nam trước 1975

Cải cách thành công: 'Bình mới phải có rượu mới'

 Muốn đổi mới thành công, trước nhất phải đúc kết bài học tại sao bấy lâu nay việc đổi mới không thực hiện được để rồi năm nào cũng kêu gọi thực hiện mà chẳng có một mảy may hiệu quả. Lý do là vì chính phủ chưa tập hợp được nhân sự có đủ tâm, đủ tầm, đủ trình độ và dũng khí đứng ra thống lĩnh chiến trận đổi mới.

Tôi nói rõ dây là một chiến trận mà ê kíp lãnh đạo phải có tài thao lược, có kinh nghiệm tác chiến, thấm nhuần hiểu biết tổ chức giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ê kíp lãnh đạo này phải được chính quyền trao cho thanh kiếm vận hành công cuộc đổi mới và phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra quân. Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo, vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện.

Ngày nào tôi chưa thấy quyết tâm cụ thể này thì ngày ấy tôi vẫn xem nghị quyết vẫn chỉ là khẩu hiệu, không mang lại thực chất mong đợi… Theo tôi đó là hướng giải quyết cần thiết.


GS Nguyễn Đăng Hưng

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

AVG Antivirus Pro 2014 miễn phí, bản quyền 1 năm

Bên cạnh việc phát miễn phí bản quyền AVG Internet Security 2014 (xem tại đây), nhà phát hành cũng tặng người dùng phiên bản AVG Antivirus 2014. Làm thế nào để sở hữu AVG Antivirus 2014 miễn phí 1 năm?
Phiên bản AVG Antivirus Pro 2014 với nhiều tính năng mới và vượt trội so với phiên bản 2013, tuy nhiên phải trả một mức phí khá cao. Một điều tuyệt vời là nhà phát hành AVG đã phối hợp với một số website để tặng bản quyền miễn phí AVG Antivirus 2014, vì vậy mà các bạn có thể dùng miễn phí 1 năm phần mềm diệt virus hữu hiệu này, bằng cách tải về theo các link dưới đây.

Bản AVG Antivirus  Pro 2014 mới nhất được phân loại theo 2 hệ điều hành 32bit và 64bit.

- Tải bản AVG Antivirus 2014 32bit: Tại đây
- Tải bản AVG Antivirus 2014 64bit: Tại đây
LƯU Ý: Để sử dụng được phiên bản được tặng này, phải là máy tính chưa từng cài bất kỳ phiên bản nào của AVG trước đó.


Giao diện của chương trình sau khi cài đặt:
Nguồn thuthuat.taimienphi.vn

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Vì sao Trung Quốc không thể lập ADIZ trên Biển Đông?

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã nói: "Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan, Trung Quốc sẽ thành lập kịp thời các khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) khác”. Và, không có gì là quá bí mật, đó chính là khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Rõ ràng là không ai có thể nghi ngờ ý định tham vọng của Trung Quốc, nhưng không phải lúc nào muốn cũng được, cho nên phải chờ sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan. Vậy, những công việc chuẩn bị có liên quan đó là gì, liệu điều kiện khách quan, chủ quan có cho phép Trung Quốc thực hiện tham vọng đó hay không?...
Tại sao Trung Quốc lại lập ADIZ trên biển Hoa Đông trước Biển Đông?

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục của Mỹ sang châu Á-TBD đã tạo ra trên khu vực này một cuộc chiến địa chính trị khốc liệt, căng thẳng. Đồng thời tranh chấp vùng biển giàu tài nguyên, đường hàng hải quan trọng đã khiến cho các nước trong khu vực với Trung Quốc có nguy cơ xảy ra xung đột cao trước hành động đơn phương, đề cao sức mạnh của Trung Quốc…

Có thể nói khu vực châu Á-TBD đã như là một chiến trường của cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới rất căng thẳng. Trung Quốc đang rất bức bối khi đang cố thoát ra khỏi sự bao vây của Mỹ và đồng minh trong chuỗi đảo thứ nhất.

Trong tình thế đó, Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Trung  Quốc lập quy tắc chơi trong khu vực không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ quốc gia của mình và được coi như một thách thức rất nghiêm trọng với Mỹ bởi lẽ 70 năm nay, chỉ có Mỹ, Nhật Bản nêu quy tắc ở đây.
Tất nhiên Trung Quốc đã tính rất kỹ khi chọn khu vực này.  

Trước hết về vị trí địa lý, đây là khu vực gần trước cửa nhà nên Trung Quốc có điều kiện (lợi thế) để có thể dùng lực lượng không quân và các phương tiện khác trấn áp buộc đối phương thực thi những điều kiện do mình áp đặt, xuất phát từ đất liền mà không cần tàu sân bay hay máy bay tiếp dầu…khi thực thi nhiệm vụ, trong khi Nhật Bản cách xa Senkaku Điếu Ngư hơn Trung Quốc khoảng 200km. Nếu Nhật Bản không khuất phục, đụng độ có xảy ra thì Trung Quốc có đủ tự tin chiến thắng.

Thứ hai là, đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới trực tiếp là Nhật Bản, một quốc gia có năng lực quân sự, kinh tế tương đương, đồng minh của Mỹ, một liều thuốc thử cực mạnh.

Nếu sau khi triển khai thành công (nghĩa là Nhật Bản phải xin phép, cúi đầu khuất phục, còn Mỹ làm ngơ…), thì chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc không đánh mà thắng, lúc đó Trung Quốc tự nhiên có 2 thông điệp hoành tráng cho các nước ASEAN:

Thông điệp thứ nhất, Nhật Bản mạnh như thế, đồng minh quan trọng, lâu đời với Mỹ như thế mà Trung Quốc ra tay là được, Mỹ cũng phải thúc thủ.

Và, thông điệp thứ hai, nếu quốc gia nào còn phản đối ADIZ của Trung Quốc, còn nghe theo Nhật, Mỹ thì… hãy coi lại thông điệp thứ nhất.

Phải công nhận rằng Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông là đã chọn đúng tử huyệt để ra đòn phản công. Nói là tử huyệt bởi lẽ khi bị điểm sẽ gây ra sự rung động toàn cục, toàn chuỗi đảo được coi như là để bao vây Trung Quốc bị mất sự khống chế vùng trời. Khi Trung Quốc làm chủ vùng trời thì có nghĩa là làm chủ tất cả, là quy luật của chiến tranh hiện đại.
Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông
Tuy nhiên, tìm ra hay nhìn thấy được tử huyệt là quan trọng nhưng năng lực tổ chức thực hiện để ra đòn dứt điểm mới quyết định vấn đề. Nếu ra đòn vào tử huyệt, là đòn hiểm mà không dứt điểm được có nghĩa là người ra đòn đã chơi với tử thần.

Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông là đòn hiểm nhằm vào tử huyệt, nhưng tiếc thay chưa đủ lực để làm cho đối phương tê liệt.

Điều bất ngờ xảy ra là trong khi Nhật Bản tỏ ra hết sức kiềm chế thì Mỹ, có vẻ như ngoài cuộc mà Trung Quốc không nhắm tới, lại lao vào chơi rất rắn, không ngại va chạm mà thế giới theo dõi đã biết.

Hành động của Mỹ một mặt là cảnh cáo Trung Quốc, sẵn sàng tham gia trực tiếp để bảo vệ lợi ích quốc gia. Mặt khác, Mỹ muốn chứng tỏ cho đồng minh biết Mỹ có thừa khả năng nói “không” với Trung Quốc, đồng thời, ngăn ngừa Nhật Bản tái vũ trang quá đà, khó kiểm soát.

ADIZ trên Biển Đông, lúc nào và nơi đâu?

Trước tình thế này, giả sử Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông chẳng hạn như trên không phận của cái gọi là thành phố Tam Sa…thì sao?

Trên khu vực đó thì không quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để phòng thủ khẩn cấp khi cần thiết, họ còn đang chờ có tàu sân bay.

Khu vực nhận dạng phòng không này nếu lập ra sẽ đụng tới nhiều bên tranh chấp rất quyết liệt và hầu như nằm ngay trước cửa nhà của họ mà máy bay, các phương tiện phòng không khác đều đủ sức thực thi chủ quyền của mình. Chưa hết, khu vực này còn liên quan đến lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc khác nữa như Nga, Ấn Độ... mà Trung Quốc phải suy nghĩ nhiều lần.

Nhật Bản đang chờ Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông để ra đòn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này “sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế”. Đó là gì nếu như không phải là thành lập khối các nước phản đối ADIZ phi pháp của Trung Quốc?

Đây là điều mà Trung Quốc chẳng bao giờ muốn, bởi vì có nghĩa là Trung Quốc đã đẩy ASEAN vào vòng tay Nhật Bản trong khi thực chất cái gọi là ADIZ cũng chẳng có ý nghĩa gì với các nước này, nó cũng như các vùng cấm đánh bắt trên biển mà Trung Quốc đơn phương đặt ra thôi nhưng mà cái mất thì quá lớn.

Khi nước cờ trước bị lộ, bị phá thì nước cờ sau sẽ khó lòng tồn tại, và nếu cứ cố tình đi tiếp nước cờ sau thì vô nghĩa. Cho nên, tuyên bố ADIZ trên biển Đông chỉ có thể là sản phẩm của những viên tướng diều hâu nhưng “không tỉnh táo” mà thôi.

Với diễn biến ngày càng bất lợi, ngày càng núng thế, không lường trước khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy có 2 khả năng có thể xảy ra:

Trong tương lai gần, Trung Quốc chưa tuyên bố ADIZ của họ trên Biển Đông, bởi lẽ cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc xảy ra trên khu vực ĐNA này cũng mang tính chiến lược sống còn của Trung Quốc và chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ. Mất khu vực này Trung Quốc không có hy vọng gì khi đối đầu với Mỹ, Nhật Bản.

Tuy thế, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ dù ở đâu thì cũng đều là nguy hiểm không trước mắt thì lâu dài cho khu vực. Khu vực đó trước mắt không thực thi được thì khi mạnh lên Trung Quốc sẽ thực thi. Có ai nghĩ rằng cái đường lưỡi bò mà chính quyền Tưởng vạch ra năm 1946 mà bây giờ Trung Quốc cũng lấy đó để đòi biến Biển đông thành ao nhà?

Vì thế, các quốc gia phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những đòi hỏi, áp đặt phi lí, phi pháp ngay từ trứng nước.

Lê Ngọc Thống
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang