Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Trung Quốc chỉ trích học thuyết tác chiến không - biển

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh cho biết, lý luận tác chiến không - biển của Mỹ là một quan điểm “ủng hộ đối đầu”.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh



Không khỉ vậy, học thuyết này còn "đe dọa an ninh nước khác để đổi lấy an ninh cho nước mình, thể hiện một trạng thái tâm lý của Chiến tranh Lạnh và đi ngược lại với xu hướng hòa bình, phát triển và hợp tác". “Chính bởi vậy, chúng tôi chính thức công khai chỉ trích lý luận tác chiến không - biển của Mỹ”, ông Cảnh tuyên bố.

Lý luận tác chiến không - biển được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố từ năm 2010. Theo đó, Cựu Bộ Trưởng Quốc phòng Robert Gates đã chỉ thị cho Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến Mỹ xây dựng lý thuyết chiến đấu mới. 

Để đối phó với việc các nước lớn trong khu vực ngày càng tăng cường khả năng “chống xâm nhập/khu vực cấm”, quân đội Mỹ đã lấy tiêu chí tăng cường quan điểm tác chiến không - biển làm lý luận trong chiến đấu. 

Sau khi lý luận này của Mỹ được đưa ra, dù nó không công khai nhằm vào Trung Quốc nhưng Bắc Kinh hiểu rõ học thuyết mới nhắm vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của Quân đội Trung Quốc.

Những năm gần đây, tiềm lực kinh tế và kỹ thuật công nghệ của Trung Quốc có những bước phát triển vượt trội, nền quốc phòng của nước này cũng được đầu tư một cách mạnh mẽ. 

Trung Quốc cho rằng đầu tư cho quốc phòng hoàn toàn chỉ là do nhu cầu phòng thủ, so với Mỹ và phương Tây vẫn còn kém xa. “Chính sách quốc phòng mà Trung Quốc đang theo đuổi là tích cực, chúng tôi không nhằm vào nước nào trước, nhưng chúng tôi có khả năng chống lại bất kỳ một cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải phát triển các loại vũ khí trang bị cần thiết, có chiều sâu và đó là quyền lợi chính đáng của bất kỳ nước nào trên thế giới” ông Cảnh nhấn mạnh. Thế nhưng các phát ngôn này không giảm bớt sự cảnh giác và lo ngại của Mỹ.
F-35-chiến đấu cơ chủ lực trong chiến lược "Không-Hải chiến" của Mỹ  
Mỹ đã lấy cái cơ Trung Quốc đang tăng cường khả năng “chống xâm nhập/khu vực cấm” để đưa ra lý luận tác chiến không - biển của mình, ngoài để đảm bảo cho các hành động quân sự của Mỹ, trong để chiếm thế thượng phong cho cuộc xung đột quân sự trong tương lai. 

Trong Chiến tranh Lạnh, để đối phó với đội quân thiết giáp mạnh mẽ của Liên Xô, Mỹ đã đưa ra lý luận “Không - Lục chiến", phát triển một số lượng lớn các loại vũ khí trang bị tiên tiến. 

Hiện nay, vơi lý luận tác chiến không - biển Mỹ tập trung vào phát triển các loại vũ khí như: máy bay không người lái, tên lửa, chiến tranh mạng… Điều này đã dần tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới.

Do Trong thời đại toàn cầu hóa, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Bât kể là đối phó với biến đổi khí hậu, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia hay phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đều cần đến sự hợp tác và đoàn kết giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn. Trước bối cảnh đó, phía Trung Quốc phản đối lý luận mà Mỹ đưa ra và cho rằng nó đe dọa đến hòa bình, phát triển và hợp tác trên toàn thế giới.
Nguồn BAODATVIET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang