Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Thách thức và cơ hội tồn vong của JAS-39 Gripen

JAS-39 Gripen là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4+ đầu tiên trên thế giới, hiện đại và hợp "túi tiền" của các quốc gia có ngân sách không được rủng rỉnh.

Là quốc gia “trung lập” có khả năng tự cung ứng trang bị quốc phòng từ lâu, Thụy Điển có truyền thống sản xuất những loại máy bay chiến đấu có chất lượng tốt với thiết kế độc đáo. 

Từ những chiếc Saab-35 Draken (1955-2005) tốc độ Mach 2, đến những chiếc Saab-37 Viggen có canard (cánh phụ phía trước), chiến đấu cơ của Thụy Điển nổi bật với khả năng cất cánh từ các sân bay dã chiến có đường băng ngắn. Chiếc máy bay hiện đại nhất của Thụy Điển hiện tại, JAS-39 Gripen không là ngoại lệ.
Mặt cắt thể hiện thiết kế của JAS-39 Gripen
JAS-39 là máy bay thế hệ 4+ hạng nhẹ duy nhất trên thế giới, với sức mạnh và tính kinh tế đồng đẳng, nó trở thành một trong những máy bay được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Chỉ tiếc một điều là, sự nổi tiếng đến từ khâuquảng cáo sản phẩm của Saab hơn là các hợp đồng cung cấp sự phổ biến của Gripen. 

Chiếc JAS-39 thực sự là máy bay chiến đấu xuất sắc dưới mọi góc độ, chi phí vận hành lẫn sức mạnh tác chiến, thiết kế có cánh phụ phía trước (giống EF-2000, Su-30 MKM) giúp nó thao diễn tốt trong các tình huống cận chiến trên không. 

Khả năng này kết hợp với hệ thống hiển thị hiện đại trên mũ bay, tên lửa đối không có góc tấn rộng để khóa mục tiêu., tỉ suất sức mạnh trên khối lượng cao... khiến nó trở nên nguy hiểm và khó bị tiêu diệt. 

Tuy vậy, Gripen đã thất bại hay thậm chí không được tham gia xét duyệt trong các cuộc đấu thầu qui mô như Áo (vào tay Eurofighter), Phần Lan (F-18), Ba Lan (F-16), Thụy Sĩ (F-18, đang đấu thầu lại) và Singapore (F-15SG Strike Eagle để thay thế cho loại A-4 Skyhawks hết hạn). 

Dù vẫn có một số đơn hang đang được thực hiện, nhưng không giúp dây chuyển sản xuất JAS-39 vượt qua năm 2012. Trong khi đó Thụy Điển đang có kế hoạch giảm đội bay Gripen xuống còn 100 chiếc JAS-39 C/D.

Mỗi chiếc thuộc biến thể Gripen NG hiện đại có mức giá 50-60 triệu USD, lọt giữa mức giá trung bình 60-120 triệu USD/chiếc của các đối thủ cùng thế hệ. Yếu tố này được cho là "ánh sáng cuối đường hầm" cho chiếc chiến đấu cơ Thụy Điển?
Biên đội Gripen JAS-39 C/D của Hungary.
Lý do thì cũng không phải quá khó để nhận ra: Đó là truyền thống mua hàng của các quốc gia và khả năng đồng bộ hệ thống vũ khí của họ. Thêm vào đó là việc Thụy Điển hoàn toàn không có tiềm lực địa-chính trị khi so với Anh, Pháp, chứ chưa nói đến Nga, Mỹ. 

Khi mua vũ khí của một quốc gia, nghiễm nhiên người mua sẽ được hưởng nhiều “ưu đãi” trong chính sách của quốc gia xuất khẩu, mà Thụy Điển thì quá nhỏ bé khi so sánh với các đối thủ. Vậy điều gì sẽ giúp JAS-39 Gripen tiếp tục tồn tại?
JAS-39D của không quân Nam Phi
Câu trả lời rất đơn giản, chính là nâng cấp để trở nên hiện đại hơn. 

Những chiếc JAS-39 mang đến giới thiệu tại Ấn Độ, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan và các quốc gia khác đều có tính năng vượt trội hơn nhiều so với các phiên bản C/D hiện tại. 

Điểm chung của các nâng cấp này đều đảm bảo yếu tố: Gripen phải có tính năng và tính kinh tế vượt trội hơn so với Mig-29 của Nga hay F-16 của Mĩ, kể cả đó sẽ là Mig-35 với động cơ điều khiển vector lực đẩy hay F-16 Block 60 với radar mảng pha AESA. 
Các vũ khí mà JAS-39 mang theo.
Đồng thời, với cách tiếp cận này thì Gripen cũng sẽ có cơ hội cạnh tranh với các đối thủ đắt tiền hơn như Eurofighter Typhoon, Rafale hay F/A-18 Super Hornet, vì trong các cuộc thi này, Gripen với giá thành thấp hơn và những tính năng “xuất sắc so với giá thành” sẽ là những lựa chọn không hề tệ. 

Những cải tiến đó là động cơ F414 đời mới của F/A-18 Super Hornet với khả năng tăng lực lên 25-35%. Với động cơ này bán kính tác chiến của JAS-39 sẽ là 1.300km và tầm bay không cần tiếp nhiên liệu lên tới 2.500km, các thùng dầu phụ cũng được thiết kế để khi cần giúp tầm bay tối đa của Gripen lên tới 4.075km.

Hệ thống IRST tích hợp sẽ tăng cường khả năng phát hiện các mục tiêu trong khi Gripen vẫn "giấu mình" khỏi sự soi mói của các tín hiệu điện từ. 

Nếu các loại tên lửa đối không tầm trung-xa như MICA-IR hay NCADE được tích hợp lên Gripen, hệ thống IRST sẽ giúp khả năng tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm nhìn, mà không “đánh động” các hệ thống cảnh báo bị tên lửa theo dõi gắn trên máy bay đối phương.

Cuối cùng là tích hợp radar mảng pha AESA, Saab đã hợp tác với Selex Galileo để phát triển radar ES-05 Raven, radar AESE này khi định hình sẽ đảm bảo hệ thống điện tử của Gripen không hề thua kém các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Rađa mảng pha AESA ES-05 Raven
Hiện tại JAS-39 có trong biên chế không quân các nước Thụy Điển (189 chiếc), CH Séc (14 chiếc), Nam Phi (26 chiếc), Thái Lan (6 chiếc đã mua và tương lai có thêm 6 chiếc). 
Nguồn BAODATVIET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang