Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Tên lửa SS-27 - Nỗi khiếp sợ của quân đội Mỹ

SS-27 Topol-M (hay còn gọi là RS-12M Topol) là tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu đạn đơn. Đây là một trong những tổ hợp tên lửa tối tân nhất của Nga.

Tổ hợp tên lửa này có kích thước và hình dạng gần như tên lửa đạn đạo chiến lược ICBM Minuteman của Mỹ. 

Sự ra đời của tổ hợp tên lửa này của Nga đã khiến giới quân sự Mỹ và đồng minh khiếp sợ. Lực lượng tình báo Mỹ đã tốn nhiều công sức để hiểu hơn về cơ chế hoạt động cũng như khả năng của SS-27. Đó cũng là lý do Mỹ bắt đầu đề ra nhiều phương án phòng thủ tên lửa.  

Tổ hợp tên lửa này do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow thiết kế và chế tạo. Nó là phiên bản cải tiến của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-25 (RT-2PM Topol) trước đó.

Tên lửa SS-27 có chiều dài 22,7m, đường kính 1,95m, trọng lượng 47,2 tấn và tầm bắn 11.000 km. Là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, hiện đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT.

Loại tên lửa này được trang bị động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn cho phép nó bay cực nhanh lên không trung và vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác đặt ngay cạnh bệ phóng. 

Ngoài ra, SS-27 còn được gia cố các trang thiết bị có khả năng chống được các loại vũ khí bằng laze và còn được trang bị một phương tiện vận hành cực kỳ dễ dàng khi quả tên lửa quay trở lại khí quyển trái đất. Hệ thống này có cho phép SS-27 vượt qua khả năng đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.

SS-27 gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu được triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga (SMF). Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu đưa vào trang bị của SMF từ năm 2006.

So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, SS-27 có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Tên lửa SS-27 sẽ đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong thế kỷ 21.

Sau đây là đoạn clip:


Nguồn vnmedia.vn

Su-30 Việt Nam hiệp đồng với lục quân

Mặt đất rung lên, khói bụi mịt mù kèm theo những tiếng nổ lớn sau khi biên đội máy bay Su-30 thuộc Sư đoàn không quân 370 ném 12 quả bom trúng ngay mục tiêu...
XEM THÊM:
>> Nhiều ca khúc hay về biển đảo Việt Nam - Mời các bạn cùng thưởng thức và suy ngẫm
>> Cảnh sát biển Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận tàu mới công suất 3500 CV

Loạt bom của biên đội Su-30 mở màn cho cuộc diễn tập bắn đạn thật cấp tiểu đoàn được tiến hành sáng 30/12 tại Trường bắn quốc gia khu vực 3 thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai với sự tham dự của nhiều lãnh đạo Cục Quân huấn và Quân đoàn 4.

Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4), chỉ huy tiểu đoàn 4 và các lực lượng tăng cường thực hành cuộc diễn tập trên. Nhờ công tác tổ chức tốt, điều hành đúng trình tự cùng với sự cố gắng của các chiến sĩ, cuộc diễn tập đã đạt kết quả giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.

Thông qua cuộc diễn tập, Quân đoàn 4 đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và tổng kết một năm huấn luyện với nhiều thành công.

Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc diễn tập:
Mở màn cho cuộc diễn tập là sự xuất hiện máy bay chiến đấu Su-30.

>> >> Việt Nam nhận thêm 4 máy bay Su-30MK2
Sau loạt bom của biên đội Su-30, thao trường rung lên với những tiếng nổ vang trời và nhiều cột khói lớn.
Pháo phản lực BM-21 khai hỏa. 
Pháo phòng không 37mm và 57mm bắn trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu. 
Xe tăng được lệnh tấn công trên hướng chủ yếu.
Trong thời gian ngắn các xe tăng đã tiêu diệt 3 lô cốt đầu cầu và một mục tiêu xe thiết giáp.
Lực lượng bộ binh nhanh chóng cơ động qua cửa mở.
Thông tin liên lạc luôn được bảo đảm thông suốt với sự hỗ trợ của 2 chiếc xe thông tin vệ tinh Vsat – VCD2. Đây là phương tiện thông tin hiện đại vừa được trang bị cho Quân đoàn.
Các chiến sĩ một tiểu đội pháo phòng không chăm chú theo dõi mục tiêu sau loạt bắn.
Mục tiêu bị tiêu diệt nhanh gọn.
Máy bay trực thăng vũ trang bắn rocket tiêu diệt địch ở điểm cao 102. 
Vượt qua mọi khó khăn, các chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ.
Lực lượng phòng hóa tiến hành tẩy độc cho xe tăng.
Nhiều đại diện lãnh đạo các đơn vị quân đội và địa phương đã đến chứng kiến cuộc diễn tập.


Theo báo Quân đội Nhân dân

Đăng ký nhận miễn phí bản quyền phần mềm TrustPort Internet Security 2012


TrustPort Internet Security 2012 bảo vệ máy tính và dữ liệu của bạn một cách toàn diện khỏi mã độc và các mối nguy hiểm trực tuyến. Phần mềm bảo vệ máy tính này này có khả năng phát hiện mọi thể loại của virus và spyware và ngăn chặn các cuộc truy cập trái phép của hacker vào máy tính của bạn. Nó không chỉ cho phép theo dõi các tập tin được mở, mà tại cùng thời điểm nó còn quét các tập tin được đính kèm trong thư điện tử và các tập tin được tải về từ Internet.
Bảo vệ máy tính của bạn trên tất cả các mặt trận
  • Diệt virus và spyware
  • Bảo vệ thư điện tử
  • Giám sát các trang web
  • Giám các ứng dụng
  • Tường lửa thông minh
  • Tự động nâng cấp và cập nhật

Nhận Key TrustPort Internet Security 2012 bản quyền miễn phí

Để sử dụng TrustPort Internet Security 2012 có bản quyền chính hãng miễn phí trong 3 tháng, các bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn của All 4 You Blog dưới đây:
1. Truy cập vào trang khuyến mãi này rồi sau đó điền đầy đủ thông tin của bạn vào khung đăng ký theo hướng dẫn như trong hình minh họa dưới đây:
Mã khuyến mãi:RUCB2012IS
TrustPort 2012 ComputerBild Giveaway
2. Sau khi gửi đăng ký thành công, thông tin Key TrustPort Internet Security 2012 FULL bản quyền miễn phí được gửi đến cho bạn.
Download (TrustPort_Internet_Security.exe) và cài đặt TrustPort Internet Security 2012 với thông tin giấy phép bản quyền mà bạn vừa nhận được.
Nguồn Afublog

Cảnh sát biển Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận tàu mới công suất 3500 CV


Tàu có chiều dài 46 mét, rộng 12 mét, cao 5,5 mét, mớn nước tối đa 4,5 mét, lượng giãn nước 1.400 tấn, công suất 3500 CV.
Ngày 30/12/2011, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) đã tiếp nhận Tàu Kéo cứu nạn 3500CV DST 4612 mang số hiệu CSB 9003 từ Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển và Đại tá Hà Sơn Hải, Tổng giám đốc Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu đã ký biên bản bàn giao tàu.


Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) đã tiếp nhận Tàu Kéo cứu nạn 3500CV DST 4612 mang số hiệu CSB 9003
Giống như 2 chiếc tàu cùng loại đã được Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu bàn giao cho Cục Cảnh sát biển,Tàu Kéo cứu nạn CSB 9003 do Tập đoàn Daimen của Hà Lan thiết kế, có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, cấp sóng không hạn chế với thời gian 30 ngày liên tục trên biển.
Tàu có chiều dài 46 mét, rộng 12 mét, cao 5,5 mét, mớn nước tối đa 4,5 mét, lượng giãn nước 1.400 tấn, công suất 3500 CV.
Việc trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển những trang thiết bị hiện đại như trên nhằm đáp ứng nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, tuần tra, ứng phó sự cố, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
XEM THÊM:
>> Việt Nam nhận thêm 4 máy bay Su-30MK2
>>Tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh tại nhà giàn DK1
>>Chủ tịch nước: Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng
>>Su-30 Việt Nam hiệp đồng với lục quân
(Theo giaoduc)

Tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh tại nhà giàn DK1


Sáng 30/12, tại nhà giàn DK1/2 cụm Phúc Tần, Tiểu đoàn DK1, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cùng cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp tàu HQ 624 và các nhà báo tham gia chuyến đi biển đảo thăm hỏi, chúc Tết cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp tại các nhà giàn DK1 đang làm nhiệm vụ bảo vệ thềm lục địa phía Nam Tổ quốc đã tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hi sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới trên biển.

Trong lễ tưởng niệm, tất cả các thành viên trong đoàn đều bùi ngùi xúc động, tưởng nhớ đến các liệt sỹ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh vì sự bình yên và bảo vệ trọn vẹn biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hơn 21 năm qua, kể từ ngày thành lập cụm Kinh tế - khoa học - dịch vụ thềm lục địa phía Nam trên biển (5/7/1989), các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân là những người con của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã tạm gác tình cảm riêng và biết bao hoài bão, khát vọng tuổi trẻ sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc, phát huy bản chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi hiểm nguy, vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Lễ tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh trên biển.

Nhưng vào những năm 1990, 1996, 1999, 2000, do thiên nhiên hung dữ, khắc nghiệt và sự tàn phá khủng khiếp của bão tố đã làm đổ một số nhà giàn DK1. Từ trong gian khổ, quyết liệt và thời khắc quyết liệt của sự sống và cái chết, các bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn DK1 đã thể hiện rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng ra đi vì sự bình yên của Tổ quốc. Đó là tấm gương liệt sỹ Thượng úy Trần Hữu Quảng, Phó Chính trị nhà giàn DK1/3 Phúc Tần. Khi nhà giàn đổ, anh đã cùng đồng đội bơi nhiều ngày trên biển.
Trong lúc sóng to, gió lớn, anh đã nhường chiếc ao phao cá nhân và... miếng lương khô cuối cùng cho người đồng đội yếu nhất để rồi thanh thản ra đi vào cõi vĩnh hằng. Đó là tấm gương cao đẹp của liệt sỹ Đại úy Vũ Quang Chương, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/6 cụm Phúc Nguyên. Trước sự hung dữ của cơn bão số 8 năm 1999, anh đã bình tĩnh chỉ huy đồng đội xuống tàu trở về đất liền an toàn. Còn anh và đảng viên Nguyễn Văn An có nhiệm vụ thu tài liệu, cuốn lá cờ Tổ quốc vào lòng và rời nhà giàn cuối cùng. Nhưng bão tố, phong ba trên biển đã cướp đi tính mạng của các anh…
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, thay mặt đoàn công tác, Trung tá Nguyễn Đăng Dinh, Phó Chủ nhiệm Hậu cần, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân nhấn mạnh, noi gương các đồng chí, lớp lớp cán bộ, chiến sỹ Vùng 2 Hải quân chúng tôi hôm nay nguyện hứa tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vững bước nơi đầu sóng, ngọn gió với quyết tâm bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam, tiếp tục chiến đấu, hi sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cầu chúc các anh yên nghỉ thanh thản ở cõi vĩnh hằng, bởi phía sau các anh luôn là những người đồng đội xứng đáng với truyền thống Hải quân Việt Nam

Nguyễn Hưng - CAND

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Việt Nam nhận thêm 4 máy bay Su-30MK2

Interfax dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp - quốc phòng Nga cho biết, chuyên gia nước này vừa bàn giao cho phía Việt Nam thêm 4 chiến đấu cơ Su-30MK2.
XEM THÊM:
>> Cảnh sát biển Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận tàu mới công suất 3500 CV

Theo nguồn tin, hôm 30/12, từ vùng Komsomolsk-on-Amur, hai chiếc máy bay vận tải An-124 của Nga đã vận chuyển bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 sang Việt Nam.

Đây là bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 12 máy bay loại này được Nga ký với Việt Nam. Bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 tiếp theo sẽ tiếp tục được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2012.

Đầu năm 2009, Việt Nam đã ký kết một hợp đồng trị giá 400 triệu USD để mua 8 máy bay Su-30MK2 (không bao gồm vũ khí). 

Trong tháng 2/2010, Việt Nam tiếp tục ký một hợp đồng mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 kèm vũ khí và phụ tùng. Tổng giá trị ở hợp đồng thứ hai vào khoảng 1 tỷ USD.

Trong đầu năm 2011, Nga đã hoàn thành bàn giao đủ 8 máy bay Su-30MK2 trong hợp đồng đầu tiên, và bắt đầu thực hiện hợp đồng thứ hai, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2012.
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Việt Nam tích cực mua máy bay chiến đấu và các trang thiết bị kỹ thuật hàng không của Nga từ những năm 1990. 

Năm 1995, Việt Nam đã mua của Nga lô 6 máy bay Su-27 đầu tiên (5 Su-27SK và một Su-27UBK) với giá trị 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Việt Nam tiếp tục mua lô 6 máy bay Su-27 thứ hai (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK). Ngoài ra, Việt Nam còn ký hợp đồng với Nga để cải tiến hai máy bay MiG-21.

Trong giai đoạn từ năm 1996 - 1998, KnAAPO và công ty Sukhoi đã nâng cấp 32 máy bay Su-22M4 và Su-22UM3. Hiện nay, có khoảng 53 máy bay tiêm kích bom Su-22M4/UM3 hoạt động trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong tháng 12/2003, Rosoboronexport ký hợp đồng trị giá 120 triệu USD để cung cấp cho Việt Nam 4  chiếc Su-30MK cùng với vũ khí, các thiết bị phụ tùng thay thế và cải tiến cần thiết theo yêu cầu của Việt Nam. Đến năm 2004 Việt Nam đã nhận đủ 4 máy bay này.

Việt Nam đang ngỏ ý muốn mua các máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak-130 (ước tính khoảng 8 chiếc)
Phạm Thái (theo Interfax)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Chủ tịch nước: Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng

Chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí trước thềm năm mới.

Trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

- Thưa Chủ tịch nước, năm 2011 đã để lại nhiều dấu ấn trên lĩnh vực đối ngoại. Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về những kết quả này?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đại hội XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Thực hiện đường lối đó, trong năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã triển khai ở mức cao các hoạt động đối ngoại, từ các hoạt động song phương đến các diễn đàn đa phương của quốc tế, của khu vực; từ cấp cao đến các bộ ngành, địa phương; cả các hoạt động ngoại giao nhân dân.

Có thể nói, năm 2011 là một năm thắng lợi nổi bật trên lĩnh vực đối ngoại, vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng được quốc tế công nhận, đề cao. Trong lúc tình hình an ninh chính trị ở nhiều khu vực có biến động và kinh tế thế giới khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng lòng tin của các nước, của các công ty, tập đoàn kinh tế trong khu vực và trên thế giới đối với Việt Nam không những không suy giảm, mà còn tiếp tục duy trì và phát triển, vẫn tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến tin cậy; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA dành cho Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức cao.

Tôi xin nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư đưa vốn của họ vào Việt Nam không đơn giản chỉ vì họ yên tâm về những gì nhìn thấy ở Việt Nam hôm nay, mà chủ yếu vì họ thấy một Việt Nam ổn định và phát triển lâu dài trong tương lai. Kết quả hoạt động ngoại giao đem lại không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà việc tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta với các nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế đã góp phần củng cố quốc phòng-an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước...

Thêm một lần nữa, chúng ta nhận thấy rõ ràng hiệu quả và tính đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

-Xin Chủ tịch nước cho biết những giải pháp cơ bản để tháo gỡ khó khăn trong năm qua và để tiếp tục phát triển đất nước trong năm tới?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Bước vào năm 2011 những thách thức và khó khăn đều nhiều hơn, lớn hơn so với dự báo. Trước tình hình lạm phát tăng cao, mất ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Chính trị đã có Kết luận 02, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11, thực hiện nhiều chính sách đồng bộ: chính sách tài chính và tiền tệ chặt chẽ, cắt giảm đầu tư công, giảm mức tăng trưởng tín dụng; miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp gặp khó khăn, trợ cấp cho người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...

Với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động sáng tạo của toàn dân, của cả hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nghiệp, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quản lý có hiệu quả của Nhà nước, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được những thành tựu quan trọng. Lạm phát được kiềm chế, từng bước giảm dần, kinh tế vĩ mô có bước chuyển biến tích cực. Sản xuất kinh doanh được duy trì và phát triển, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt gần 6%, an sinh xã hội được quan tâm giải quyết, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng an ninh được tăng cường, vị thế của nước ta trên thế giới ngày càng được nâng cao.

Năm 2012, đất nước ta còn rất nhiều khó khăn để ổn định và tiếp tục phát triển, Đảng, Nhà nước một mặt tiếp tục thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện nhiều chính sách để đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo; miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khó khăn; khi chỉ số lạm phát giảm xuống, ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại hạ dần lãi suất cho vay, giảm bớt khó khăn về vốn cho doanh nghiệp; mặt khác thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước; tái cơ cấu hệ thống tài chính mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại; đổi mới mô hình tăng trưởng để chuyển từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang dần phát triển theo chiều sâu dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Cùng với lĩnh vực kinh tế, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững.

-Trước những kỳ vọng của người dân về một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương có những kế hoạch gì trong những năm tới, thưa Chủ tịch nước?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49-NQ/TW về cải cách tư pháp, công tác cải cách tư pháp đã được triển khai thực hiện tích cực, đạt được một số kết quả, tạo sự chuyển biến tốt trong lĩnh vực tư pháp; chất lượng các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được nâng lên; sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng chặt chẽ hơn đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án.

Tuy nhiên, chúng ta còn tiếp tục phải làm rất nhiều công việc để đáp ứng mong muốn của Đảng và của nhân dân về xây dựng nền tư pháp công minh, liêm chính, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ chế độ. Có nhiều việc phải làm nhưng trước mắt cần tập trung vào một số công việc trọng tâm, như: tiếp tục hoàn thiện chính sách, luật pháp về hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử, của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động tư pháp... với quyết tâm thực hiện được mục tiêu Nghị quyết của Đảng đề ra và mong muốn của nhân dân đối với lĩnh vực tư pháp, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Thưa Chủ tịch nước, giữ vững chủ quyền lãnh thổ hiện nay là vấn đề được nhân dân hết sức quan tâm. Đảng và Nhà nước có phương sách gì để vừa giữ vững chủ quyền, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng đất nước, nâng cao vai trò vị thế của đất nước?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán với các bên có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Quy tắc ứng xử của các nước trong khu vực (DOC), đây là những chuẩn mực được cộng đồng thế giới thừa nhận, đồng tình và trên cơ sở thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bằng cách đó và bằng việc tăng cường hoạt động đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, tạo sự ủng hộ tích cực của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, để chúng ta vừa bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, không ngừng nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.

-Trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước đặt ra cho mình những mục tiêu, nhiệm vụ gì?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ trọng trách Chủ tịch nước, trong nhiệm kỳ của mình, tôi nguyện sẽ đem hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo Hiến pháp và pháp luật quy định, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ lớn là:

Một: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao.

Hai: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ba: Phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Bốn: Củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Năm: Tăng cường hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo ra môi trường hoà bình, ổn định, những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Sáu: Củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

-Chủ tịch nước gửi tới bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước lời chúc và thông điệp gì nhân dịp năm mới?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm mới, tôi thân ái chúc toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi đặc biệt gửi tới các cán bộ, chiến sỹ đang vừa đón Tết, vừa thực hiện nhiệm vụ ở các vùng biên giới, hải đảo xa xôi tình yêu thương sâu nặng. Thay mặt nhân dân Việt Nam, tôi gửi tới nhân dân các nước, các dân tộc trên thế giới, bạn bè nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam lời chúc hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Năm 2012, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thử thách, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đoàn kết một lòng, chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, quyết tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh, bước đầu thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường... quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012, tạo tiền đề tích cực để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2011-2016 mà Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra.

Tôi mong đồng bào và chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục nỗ lực hơn nữa, đoàn kết hơn nữa, vững tin ở tương lai tươi sáng của đất nước, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhất định chúng ta sẽ giành được nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa.

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang