"Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết", vì vậy các nước vùng Vịnh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra xung đột giữa Mỹ - Iran.
Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao có thể làm dịu tình hình, song các quốc gia vùng Vịnh đã bắt đầu có những sự chuẩn bị để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là các quốc gia thân cận với phương Tây. “Không có quốc gia vùng Vịnh nào mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng các nước đều có những chuẩn bị cho khả năng xấu nhất”, ông Riad Kahwaji nói.
Các quốc gia vùng Vịnh đang chờ đợi diễn biến tình hình và đẩy mạnh mua sắm quốc phòng, tháng 12/2011 Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận trị giá 29,4 tỷ USD để mua 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 máy bay phản lực khác đang có trong biên chế. Không lâu sau đó UAE cũng ký một thỏa thuận trị giá 3,84 tỷ USD để mua hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.
Trong năm 2011, Mỹ và Saudi Arabia cũng công bố hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Kuwait cũng đặt mua tới 209 tên lửa Patriot trị giá 900 triệu USD. Hiện, tập đoàn Raytheon hoàn thành việc nâng cấp radar của hệ thống phòng không Patriot cho Kuwait.
Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Hamad bin Jassem Al-Thani cho biết, trong quá khứ các nước vùng Vịnh đã cố gắng thu hẹp khoảng cách với Tehran và sẽ góp phần vào việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều không có lợi ích với một cuộc xung đột tại vùng Vịnh, sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran là đáng lo ngại. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc xung đột quân sự, tất cả chúng ta đều biết rằng không có người chiến thắng trong các cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là đối với các nước vùng Vịnh”, ông nói.
Ngoài việc chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, các quốc gia vùng Vịnh cũng đang chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở tên lửa của Iran bị nghi ngờ triển khai trong khu vực. Ông Riad Kahwaji nói: “Chúng tôi nghe nói nhiều đến các biện pháp phòng ngừa trong nhiều quốc gia nhằm đối phó với mối đe dọa bằng tên lửa từ Iran”
Muốn tránh chiến tranh cần phải hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Nhà phân tích chính trị người Kuwait Sami al-Faraj nhận định, có hai kịch bản có thể xảy ra ở vùng Vịnh. Thứ nhất: Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp dùng đến chiến tranh trừ trường hợp bị bắt buộc phải sử dụng đến vũ lực. Thứ hai: Sự cần thiết phải chống lại việc Iran can thiệp vào Syria, Iraq, Lebanon, Yemen và Sudan nhằm thổi bùng căng thẳng giáo phái. Ông Faraj cho rằng khả năng thứ hai là mạnh mẽ hơn.
Cần lưu ý rằng Kuwait đã xây dựng các cơ sở dầu mỏ chiến lược, các trung tâm tài chính, kinh doanh gần bờ biển Iran. Cơ sở dầu mỏ chiến lược Ras Tanura của Saudi Arabia chỉ cách bờ biển Iran có 180km, trung tâm dầu mỏ chiến lược Abu Dhabi thuộc UAE chỉ cách bờ biển Iran có 220km.
Các quốc gia vùng Vịnh có nhiều lý do để lo ngại, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ-Iran sẽ là thảm họa đối với các nước này. Không ai có thể đoán được Tehran sẽ làm gì với những vũ khí mà họ đang sở hữu.
>> Mỹ sẽ tập trận lớn chưa từng có ở Israel
>> Chiến hạm phương Tây lũ lượt tới Vịnh Ba Tư
>> Đáp án nào cho khủng hoảng phương Tây-Iran?
>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel
Tăng cường mua sắm quốc phòng
Tình hình tại eo biển Hormuz đang trở nên hết sức căng thẳng với những tuyên bố của các bên liên quan. Sau khi kết thúc cuộc tâp trận hải quân kéo dài 10 ngày, ngày 6/1/2012 Tehran thông báo sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận mới trong tháng 2/2012.
Tình hình tại eo biển Hormuz đang trở nên hết sức căng thẳng với những tuyên bố của các bên liên quan. Sau khi kết thúc cuộc tâp trận hải quân kéo dài 10 ngày, ngày 6/1/2012 Tehran thông báo sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận mới trong tháng 2/2012.
XEM THÊM:
Cùng với đó, Mỹ và Israel cũng tổ chức một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa, diễn biến tình hình tại vùng Vịnh đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh nếu các bên liên quan không kiềm chế. Rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại trong đó có hệ thống đánh chặn siêu hạng THAAD (ảnh) đã có mặt tại vùng Vịnh nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran. |
AFP dẫn lời nhà phân tích quân sự Riad Kahwaji (UAE) cho biết: Các quốc gia vùng Vịnh đang dõi theo từng bước diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ - Iran". Bởi, một cuộc xung đột giữa phương Tây và Tehran đồng nghĩa với việc nền kinh tế các nước vùng Vịnh bị tàn phá, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm trầm trọng. Nỗi quan ngại của các nước vùng Vịnh là có cơ sở khi các bên liên quan chưa cho thấy dấu hiệu nhượng bộ.
Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao có thể làm dịu tình hình, song các quốc gia vùng Vịnh đã bắt đầu có những sự chuẩn bị để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là các quốc gia thân cận với phương Tây. “Không có quốc gia vùng Vịnh nào mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng các nước đều có những chuẩn bị cho khả năng xấu nhất”, ông Riad Kahwaji nói.
Các quốc gia vùng Vịnh đang chờ đợi diễn biến tình hình và đẩy mạnh mua sắm quốc phòng, tháng 12/2011 Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận trị giá 29,4 tỷ USD để mua 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 máy bay phản lực khác đang có trong biên chế. Không lâu sau đó UAE cũng ký một thỏa thuận trị giá 3,84 tỷ USD để mua hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.
Trong năm 2011, Mỹ và Saudi Arabia cũng công bố hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Kuwait cũng đặt mua tới 209 tên lửa Patriot trị giá 900 triệu USD. Hiện, tập đoàn Raytheon hoàn thành việc nâng cấp radar của hệ thống phòng không Patriot cho Kuwait.
Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Hamad bin Jassem Al-Thani cho biết, trong quá khứ các nước vùng Vịnh đã cố gắng thu hẹp khoảng cách với Tehran và sẽ góp phần vào việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều không có lợi ích với một cuộc xung đột tại vùng Vịnh, sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran là đáng lo ngại. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc xung đột quân sự, tất cả chúng ta đều biết rằng không có người chiến thắng trong các cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là đối với các nước vùng Vịnh”, ông nói.
Ngoài việc chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, các quốc gia vùng Vịnh cũng đang chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở tên lửa của Iran bị nghi ngờ triển khai trong khu vực. Ông Riad Kahwaji nói: “Chúng tôi nghe nói nhiều đến các biện pháp phòng ngừa trong nhiều quốc gia nhằm đối phó với mối đe dọa bằng tên lửa từ Iran”
Muốn tránh chiến tranh cần phải hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Nhà phân tích chính trị người Kuwait Sami al-Faraj nhận định, có hai kịch bản có thể xảy ra ở vùng Vịnh. Thứ nhất: Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp dùng đến chiến tranh trừ trường hợp bị bắt buộc phải sử dụng đến vũ lực. Thứ hai: Sự cần thiết phải chống lại việc Iran can thiệp vào Syria, Iraq, Lebanon, Yemen và Sudan nhằm thổi bùng căng thẳng giáo phái. Ông Faraj cho rằng khả năng thứ hai là mạnh mẽ hơn.
Cần lưu ý rằng Kuwait đã xây dựng các cơ sở dầu mỏ chiến lược, các trung tâm tài chính, kinh doanh gần bờ biển Iran. Cơ sở dầu mỏ chiến lược Ras Tanura của Saudi Arabia chỉ cách bờ biển Iran có 180km, trung tâm dầu mỏ chiến lược Abu Dhabi thuộc UAE chỉ cách bờ biển Iran có 220km.
Các quốc gia vùng Vịnh có nhiều lý do để lo ngại, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ-Iran sẽ là thảm họa đối với các nước này. Không ai có thể đoán được Tehran sẽ làm gì với những vũ khí mà họ đang sở hữu.
>> Mỹ sẽ tập trận lớn chưa từng có ở Israel
>> Chiến hạm phương Tây lũ lượt tới Vịnh Ba Tư
>> Đáp án nào cho khủng hoảng phương Tây-Iran?
>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)