Nhiều chuyên gia cảnh báo Mỹ rằng, chiến tranh với Iran có thể là cuộc chiến nguy hiểm chết người đối với chính nước Mỹ. Dưới đây là một số ý kiến.
XEM THÊM:
>> 'Cuộc chiến Vùng Vịnh 3' xảy ra ngày 30/1?
>> Iran chuẩn bị chiến tranh như thế nào (1): “Mối đe dọa tên lửa”
>> Iran chuẩn bị chiến tranh như thế nào (1): “Mối đe dọa tên lửa”
Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Yevgeny Buzhinsky: - Cuối tháng 1, EU định áp đặt cấm vận mua dầu mỏ Iran. Mặt khác, Mỹ có thể cũng cần một “cuộc chiến nho nhỏ”. Nhưng không thể có cuộc chiến tranh nhỏ. Đây sẽ là cuộc chiến tranh lớn với sự tham gia của rất nhiều đấu thủ. Đó là cả Iran, Israel, và các nước Vùng Vịnh Persique. Và NATO cũng đang hăng hái lao đến đó.
Dĩ nhiên là một “cuộc chiến tranh nhỏ thắng lợi” thì chẳng ai phản đối, trong đó có Obama. Song tôi sợ là ở đó sẽ không thể có cuộc chiến tranh nhỏ thắng lợi. Dù sao Iran không phải là Iraq. Một là, các nước này khác nhau về tiềm lực. Hai là, mua chuộc giới quân sự ở Iran khó hơn khi Mỹ đã làm khi đánh chiếm Baghdad sau khi mua chuộc được lực lực vệ binh quốc gia của Hussein. Ở đây, người Mỹ sẽ khó làm được điều đó. Bởi vậy, đây sẽ là một cuộc chiến tranh thực sự và kéo dài.
Nhà nghiên cứu chính trị Mỹ Zbigniew Kazimierz Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nói rằng: Hậu quả của cuộc chiến có thể xảy ra với Iran sẽ là thảm họa đối với nước Mỹ. Theo Agence France-Presse, Brzezinski phát biểu với lời cảnh báo đó tại cuộc hội của Hội đồng Đại Tây Dương. Theo ông Brzezinski, hậu quả cuộc chiến với Iran cũng sẽ là thảm họa đối với toàn thế giới.
Đáng chú ý là ngay cả người đứng đầu Lầu Năm góc Leon Panetta cũng đã cảnh báo chính quyền Obama về những hậu quả không thể dự báo của hành động quân sự chống Iran. Báo chí Mỹ đã đưa tuyên bố của ông ta: “Trong vấn đề này, cần phòng tránh các hậu quả không thể lường trước. Các hậu quả này có thể dẫn tới không chỉ sự kiềm chế Iran khỏi những hành động mà họ muốn làm, mà quan trọng hơn là chúng có thể có tác động nghiêm trọng đối với khu vực, chúng cũng có thể có tác động nghiêm trọng đối với Mỹ”.
Nhà nghiên cứu chính trị Solomon Lebanoidze còn quả quyết hơn: “Chỉ mong sao cuộc chiến tranh này không biến thành Thế chiến thứ ba. Bởi lẽ sẽ không có ai trong các nước láng giềng đứng ngoài. Iran - đó không phải là Libya, thậm chí không phải Iraq đối với các vị. Hơn nữa, các lực lượng chống Iran đã không thể thiết lập “vành đai thù địch” bao quanh nước này, có nghĩa là nhiều nước sẽ trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ Tehran. Cụ thể là Trung Quốc. Liên quan đến Moskva thì theo thông tin từ các nguồn gần gũi với Bộ Quốc phòng Nga mà tờ báo Độc lập (Nga) đã viết, các lực lượng hiện có trong khu vực đã được động viên đề phòng chiến tranh có thể nổ ra. Khu vực Nam Kavkaz trực tiếp tiếp giáp với Iran. Biên giới Nga cũng cách đó không xa. Vì thế, sẽ chẳng ai có thể khoanh tay đứng ngoài”.
Dĩ nhiên là một “cuộc chiến tranh nhỏ thắng lợi” thì chẳng ai phản đối, trong đó có Obama. Song tôi sợ là ở đó sẽ không thể có cuộc chiến tranh nhỏ thắng lợi. Dù sao Iran không phải là Iraq. Một là, các nước này khác nhau về tiềm lực. Hai là, mua chuộc giới quân sự ở Iran khó hơn khi Mỹ đã làm khi đánh chiếm Baghdad sau khi mua chuộc được lực lực vệ binh quốc gia của Hussein. Ở đây, người Mỹ sẽ khó làm được điều đó. Bởi vậy, đây sẽ là một cuộc chiến tranh thực sự và kéo dài.
Nhà nghiên cứu chính trị Mỹ Zbigniew Kazimierz Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nói rằng: Hậu quả của cuộc chiến có thể xảy ra với Iran sẽ là thảm họa đối với nước Mỹ. Theo Agence France-Presse, Brzezinski phát biểu với lời cảnh báo đó tại cuộc hội của Hội đồng Đại Tây Dương. Theo ông Brzezinski, hậu quả cuộc chiến với Iran cũng sẽ là thảm họa đối với toàn thế giới.
Đáng chú ý là ngay cả người đứng đầu Lầu Năm góc Leon Panetta cũng đã cảnh báo chính quyền Obama về những hậu quả không thể dự báo của hành động quân sự chống Iran. Báo chí Mỹ đã đưa tuyên bố của ông ta: “Trong vấn đề này, cần phòng tránh các hậu quả không thể lường trước. Các hậu quả này có thể dẫn tới không chỉ sự kiềm chế Iran khỏi những hành động mà họ muốn làm, mà quan trọng hơn là chúng có thể có tác động nghiêm trọng đối với khu vực, chúng cũng có thể có tác động nghiêm trọng đối với Mỹ”.
Nhà nghiên cứu chính trị Solomon Lebanoidze còn quả quyết hơn: “Chỉ mong sao cuộc chiến tranh này không biến thành Thế chiến thứ ba. Bởi lẽ sẽ không có ai trong các nước láng giềng đứng ngoài. Iran - đó không phải là Libya, thậm chí không phải Iraq đối với các vị. Hơn nữa, các lực lượng chống Iran đã không thể thiết lập “vành đai thù địch” bao quanh nước này, có nghĩa là nhiều nước sẽ trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ Tehran. Cụ thể là Trung Quốc. Liên quan đến Moskva thì theo thông tin từ các nguồn gần gũi với Bộ Quốc phòng Nga mà tờ báo Độc lập (Nga) đã viết, các lực lượng hiện có trong khu vực đã được động viên đề phòng chiến tranh có thể nổ ra. Khu vực Nam Kavkaz trực tiếp tiếp giáp với Iran. Biên giới Nga cũng cách đó không xa. Vì thế, sẽ chẳng ai có thể khoanh tay đứng ngoài”.
Sự tham lam chính trị
Về sự tiến triển tình hình xung quanh Iran, Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị, tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov nêu một số ý kiến.
Svpressa (SP): - Trong cuộc phỏng vấn mới đây với SP, ông đã dự báo rằng, sau năm mới, Mỹ sẽ bắt đầu huy động lực lượng sự, cụ thể là các tàu sân bay đến biên giới Iran. Đây có phải là bằng chứng cho thấy cuộc chiến tranh lớn là không thể tránh khỏi không?
Ông Konstantin Sivkov: - Tôi nghĩ rằng, tạm thời đó chỉ là cuộc chiến tranh nhỏ, nhưng ác liệt đối với nhiều người. Để tiến hành cuộc chiến tranh lớn, Mỹ sẽ phải huy động đến đó không dưới 6-8 cụm tàu sân bay chiến đấu. Họ cần thuyết phục các đồng minh để thiết lập trên lãnh thổ của họ các bàn đạp để tiến hành cuộc xâm lược.
- Chẳng lẽ Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là đồng minh của Mỹ hay sao?
- Đúng là thế, nhưng bây giờ cái mà họ quan tâm hơn không phải là phục vụ người Mỹ trong khu vực mà là đấu tranh với sự ích kỷ và bành trướng của Mỹ. Hơn nữa, triển vọng rất đáng ngờ của cuộc chiến như vậy khó lòng mà cổ vũ được họ. Iran có 70 triệu dân. Lực lượng vũ trang hùng mạnh.
Để có thắng lợi ở đây, cần phải tập hợp một lực lượng lục quân không dưới 800.000 người, 500 máy bay chiến thuật. Trong khu vực, không thể lấy đâu ra một đội quân khổng lồ đó. Còn các nước NATO để thiết lập một lực lượng như vậy sẽ cần không dưới nửa năm. Theo tôi, chính trong thời gian như thế ta cần trông đợi một cuộc chiến tranh lớn ở đây. Không thể sớm hơn được.
- Nhưng các sự kiện đang nói lên sự chuẩn bị vội vã của Mỹ cho cuộc chiến. Ví dụ, chỉ trong tuần qua, họ đã bán cho các đồng minh Arab 36 tỷ USD vũ khí! Trong thời gian sắp tới, họ sẽ chuyển giao cho Saudi Arabia 84 tiêm kích F-15 có trang bị radar cải tiến và các khí tài tác chiến điện tử. Họ cũng sẽ cung cấp 70 máy bay F-15 cũ hơn, nhưng đã được hiện đại hóa. Ngoài các máy bay, Mỹ cũng sẽ gửi tới Saudi Arabia phụ tùng và đạn dược. Họ cũng sẽ xây dựng hệ thống hậu cần, tiến hành đào tạo nhân sự.
- Dĩ nhiên, điều đó cho thấy ý đồ của Mỹ lôi kéo các nước Arab tham gia cuộc xâm lược. Nhưng một là, để triển khai các phương tiện này, cần có thời gian, hai là, chính người Saudi cũng có rất ít lý do để nhiệt tình trong vấn đề hợp tác quân sự với Mỹ.
- Còn đây là những sự kiện nhiều ý nghĩa. Ở Gruzia, chỉ trong tháng 12 đã mở cùng lúc 20 bệnh viện nhỏ, mỗi bệnh viện có 20 giường. Trong thời gian tới sẽ có tổng cộng đến 150 bệnh viện như vậy được xây dựng. Theo các thông tin trên báo chí, chúng được xây dựng bằng tiền của Mỹ. Song song, Mỹ đang sửa sang lại sân bay Marneuly của Liên Xô trước đây. Có những ý kiến khẳng định rằng, người ta làm việc đó để đón dòng thương binh đông đảo mà người ta khó đưa ngay về Mỹ. Đó chẳng phải là dấu hiệu đêm trước của chiến tranh sao?
- Điều đó nói lên rằng, người Mỹ dự định sử dụng thậm chí những khả năng không đáng kể như lực lượng của Saakashvili để bảo đảm cho cuộc chiến tranh lớn tương lai. Nhưng tôi nhắc lại, điều đó sẽ xảy ra không sớm hơn sau nửa năm nữa.
- Thế ông nói gì về việc gạt chiếc kim trên “đồng hồ tận thế” trong Bulletin of the Atomic Scientists của Mỹ thêm 5 phút trước nửa đêm (nó tượng trưng cho sự bắt đầu của thảm họa toàn cầu?)
- Nhưng “đồng hồ tận thế” đó là sự ẩn dụ, sự cảnh báo. Ở đây, 5 phút có thể kéo dài một ngày đêm, một nửa năm, cả một năm. Dĩ nhiên, tôi không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ bắt đầu một cuộc chiến tranh lớn trong thời gian sắp tới. Nhưng đó sẽ là một cuộc phiêu lưu mà ngay cả các tướng lĩnh Lầu Năm góc cũng can ngăn các chính trị gia Mỹ. Mặc dù có thể chờ đợi bất cứ điều gì từ nước Mỹ. Bởi lẽ nền tảng chính sách của họ là sự tham lam mà như ta đã biết, đã hủy diệt ai đó.
Về sự tiến triển tình hình xung quanh Iran, Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị, tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov nêu một số ý kiến.
Svpressa (SP): - Trong cuộc phỏng vấn mới đây với SP, ông đã dự báo rằng, sau năm mới, Mỹ sẽ bắt đầu huy động lực lượng sự, cụ thể là các tàu sân bay đến biên giới Iran. Đây có phải là bằng chứng cho thấy cuộc chiến tranh lớn là không thể tránh khỏi không?
Ông Konstantin Sivkov: - Tôi nghĩ rằng, tạm thời đó chỉ là cuộc chiến tranh nhỏ, nhưng ác liệt đối với nhiều người. Để tiến hành cuộc chiến tranh lớn, Mỹ sẽ phải huy động đến đó không dưới 6-8 cụm tàu sân bay chiến đấu. Họ cần thuyết phục các đồng minh để thiết lập trên lãnh thổ của họ các bàn đạp để tiến hành cuộc xâm lược.
- Chẳng lẽ Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là đồng minh của Mỹ hay sao?
- Đúng là thế, nhưng bây giờ cái mà họ quan tâm hơn không phải là phục vụ người Mỹ trong khu vực mà là đấu tranh với sự ích kỷ và bành trướng của Mỹ. Hơn nữa, triển vọng rất đáng ngờ của cuộc chiến như vậy khó lòng mà cổ vũ được họ. Iran có 70 triệu dân. Lực lượng vũ trang hùng mạnh.
Để có thắng lợi ở đây, cần phải tập hợp một lực lượng lục quân không dưới 800.000 người, 500 máy bay chiến thuật. Trong khu vực, không thể lấy đâu ra một đội quân khổng lồ đó. Còn các nước NATO để thiết lập một lực lượng như vậy sẽ cần không dưới nửa năm. Theo tôi, chính trong thời gian như thế ta cần trông đợi một cuộc chiến tranh lớn ở đây. Không thể sớm hơn được.
- Nhưng các sự kiện đang nói lên sự chuẩn bị vội vã của Mỹ cho cuộc chiến. Ví dụ, chỉ trong tuần qua, họ đã bán cho các đồng minh Arab 36 tỷ USD vũ khí! Trong thời gian sắp tới, họ sẽ chuyển giao cho Saudi Arabia 84 tiêm kích F-15 có trang bị radar cải tiến và các khí tài tác chiến điện tử. Họ cũng sẽ cung cấp 70 máy bay F-15 cũ hơn, nhưng đã được hiện đại hóa. Ngoài các máy bay, Mỹ cũng sẽ gửi tới Saudi Arabia phụ tùng và đạn dược. Họ cũng sẽ xây dựng hệ thống hậu cần, tiến hành đào tạo nhân sự.
- Dĩ nhiên, điều đó cho thấy ý đồ của Mỹ lôi kéo các nước Arab tham gia cuộc xâm lược. Nhưng một là, để triển khai các phương tiện này, cần có thời gian, hai là, chính người Saudi cũng có rất ít lý do để nhiệt tình trong vấn đề hợp tác quân sự với Mỹ.
- Còn đây là những sự kiện nhiều ý nghĩa. Ở Gruzia, chỉ trong tháng 12 đã mở cùng lúc 20 bệnh viện nhỏ, mỗi bệnh viện có 20 giường. Trong thời gian tới sẽ có tổng cộng đến 150 bệnh viện như vậy được xây dựng. Theo các thông tin trên báo chí, chúng được xây dựng bằng tiền của Mỹ. Song song, Mỹ đang sửa sang lại sân bay Marneuly của Liên Xô trước đây. Có những ý kiến khẳng định rằng, người ta làm việc đó để đón dòng thương binh đông đảo mà người ta khó đưa ngay về Mỹ. Đó chẳng phải là dấu hiệu đêm trước của chiến tranh sao?
- Điều đó nói lên rằng, người Mỹ dự định sử dụng thậm chí những khả năng không đáng kể như lực lượng của Saakashvili để bảo đảm cho cuộc chiến tranh lớn tương lai. Nhưng tôi nhắc lại, điều đó sẽ xảy ra không sớm hơn sau nửa năm nữa.
- Thế ông nói gì về việc gạt chiếc kim trên “đồng hồ tận thế” trong Bulletin of the Atomic Scientists của Mỹ thêm 5 phút trước nửa đêm (nó tượng trưng cho sự bắt đầu của thảm họa toàn cầu?)
- Nhưng “đồng hồ tận thế” đó là sự ẩn dụ, sự cảnh báo. Ở đây, 5 phút có thể kéo dài một ngày đêm, một nửa năm, cả một năm. Dĩ nhiên, tôi không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ bắt đầu một cuộc chiến tranh lớn trong thời gian sắp tới. Nhưng đó sẽ là một cuộc phiêu lưu mà ngay cả các tướng lĩnh Lầu Năm góc cũng can ngăn các chính trị gia Mỹ. Mặc dù có thể chờ đợi bất cứ điều gì từ nước Mỹ. Bởi lẽ nền tảng chính sách của họ là sự tham lam mà như ta đã biết, đã hủy diệt ai đó.
Nguồn BAODATVIET
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)