Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Mỹ bắt đầu sản xuất loạt tên lửa gây nhiễu


Không quân Mỹ (USAF) đã quyết định bắt đầu sản xuất loạt nhỏ ban đầu các tên lửa gây nhiễu điện tử siêu nhẹ MALD do công ty Raytheon phát triển.
Raytheon đã nhận được hợp đồng trị giá 5 triệu USD để sản xuất biến thể cải tiến của tên lửa là MALD-J (Miniature Air Launched Decoy Jammer).

“Giá trị của các tên lửa MALD-J là ở chỗ chúng cho phép bảo toàn các máy bay và tổ lái mà từ nay có thể ở một khoảng cách an toàn. 125 nhân viên công ty và hàng trăm nhà cung cấp linh kiện trên toàn quốc có thể tự hào với đóng góp của mình vào việc nâng cao khả năng chiến đấu của không quân chúng ta”, Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống chiến đấu hàng không của Raytheon Harry Schulte nói.

MALD là phương tiện bay không người lái hiện đại nhất, rẻ tiền, module và có thể lập trình lại, trang bị cho máy bay, có trọng lượng dưới 300 kg và tầm bay khoảng 500 hải lý.

Các tên lửa này bảo vệ các tổ lái và máy bay của họ bằng cách tạo giả tín hiệu của các máy bay Mỹ và đồng minh và bằng cách đó làm quá tải các hệ thống phòng không đối phương bằng một số lượng lớn mục tiêu giả và gây nhiễu đối với chúng.
Nguồn: spacewar.com


    'Không bỏ qua Hoàng Sa trong đàm phán Biển Đông'

    Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông bao gồm tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và đường chữ U (đường lưỡi bò). Việc đặt trọng tâm Hoàng Sa trong số những tranh chấp này để đòi lại Hoàng Sa, mà vẫn có thể giải quyết được các tranh chấp khác, đòi hỏi một chiến lược hẳn hoi.


    Mời các bạn xem thêm:
    >> HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA



    Phải gắn Hoàng Sa với tranh chấp Biển Đông
    Đòi hỏi đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông gây phương hại rất lớn cho quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Việt Nam. Từ đòi hỏi này, Trung Quốc đã cản trở rất lớn đến việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển liên quan, đặc biệt là đánh bắt cá và khai thác dầu khí.

    Để có thể giải quyết căng thẳng trên, Việt Nam và Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán để phân chia vùng biển chồng lấn giữa hai nước. Nếu muốn đòi lại Hoàng Sa, điều cơ bản nhất là không bao giờ được bỏ qua Hoàng Sa trong các cuộc đàm phán trên Biển Đông, mà phải gộp Hoàng Sa vào “tranh chấp trên Biển Đông” trên các diễn đàn song phương, khu vực và quốc tế.

    Muốn Trung Quốc vừa chấp nhận đàm phán về Hoàng Sa, Trường Sa, vừa đàm phán về đưỡng chữ U, Việt Nam chẳng những phải dựa vào ASEAN mà còn dựa vào Thượng đỉnh Đông Á.
    TS Nguyễn Nhã - nhà nghiên cứu Hoàng Sa - tặng phiên bản An Nam đại quốc họa đồ cho tộc họ Phạm Văn ở Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bản đồ này xuất bản năm 1838 có vẽ chính xác tọa độ Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ. 

    Thượng đỉnh Đông Á hiện bao gồm 18 thành viên. Ngoài ASEAN, khuôn khổ này bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và kể từ ngày 19-11-2011 có thêm Mỹ và Nga.

    Nguyên nhân ra đời của Thượng đỉnh Đông Á xuất phát từ thất bại của Nhật trong việc đối trọng với Trung Quốc trong khuôn khổ ASEAN+3 (ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc). Nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do Đông Á không nằm dưới sự chi phối lớn của Trung Quốc, Nhật đã ra sức vận động ngoại giao để kết nạp thêm những nước đủ khả năng đối trọng với Trung Quốc.

    Đối với tranh chấp trên biển Đông, trong số những thành viên của Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc là một bên tranh chấp căng thẳng nhất trên biển Đông. Các nước khác có quyền lợi thiết thân liên quan đến hòa bình và an ninh trên biển Đông. Riêng Mỹ từng tuyên bố rằng an ninh trên biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ.

    Do vậy, việc đưa toàn bộ tranh chấp trên biển Đông, trong đó bao gồm tranh chấp Hoàng Sa, ra chương trình nghị sự của Thượng đỉnh Đông Á là vô cùng cần thiết.

    Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc đối trọng Trung Quốc khi xây dựng Thượng đỉnh Đông Á, nhằm đưa vấn đề biển Đông, trong đó có vấn đề Hoàng Sa, vào chương trình nghị sự trong tranh chấp trên biển Đông.
    Chỉ thông qua Thượng đỉnh Đông Á, các bên liên quan mới có thể buộc Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp trên biển Đông, trong đó có tranh chấp Hoàng Sa, ra Tòa án công lý quốc tế (ICJ - International Court of Justice).

    Đưa vào Quy tắc về ứng xử trên biển Đông
    Theo luật quốc tế, ICJ chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho chính tranh chấp đó. Sự công nhận này có thể thực hiện theo ba cách.
    Thứ nhất, sự công nhận có thể bằng một tuyên bố đơn phương. Theo điều 36, quy chế ICJ, một quốc gia là thành viên của quy chế này có thể tự nguyện ra một tuyên bố đơn phương công nhận thẩm quyền xét xử của tòa. Tuyên bố này có giá trị bắt buộc và có hiệu lực đối với bất kỳ quốc gia nào khác cũng có tuyên bố chấp nhận như vậy. Hệ thống các tuyên bố này đã tạo ra một nhóm các quốc gia công nhận thẩm quyền xét xử của ICJ đối với bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các quốc gia đó với nhau.
    Từ đó, về nguyên tắc, bất kỳ nước nào trong nhóm này cũng có quyền đưa một hay nhiều quốc gia trong nhóm ra trước ICJ. Các tuyên bố có thể chứa các bảo lưu nhằm hạn chế thời hạn của tuyên bố hoặc loại trừ một số loại tranh chấp. Các quốc gia đăng ký tuyên bố này với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Hiện Trung Quốc và cả Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố này.
    Cách thứ hai để có thể khởi kiện ra ICJ là thông qua một thỏa thuận đặc biệt: Việt Nam và Trung Quốc cùng ký một thỏa thuận đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước ICJ. Hiện hai bên chưa đạt được một thỏa thuận như vậy.
    Cách thứ ba: Thông qua một điều khoản gọi là compromissory clause trong một hiệp ước. Hiện có trên 300 điều ước quốc tế chứa điều khoản này, theo đó các bên cam kết trước là sẽ chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICJ nếu có tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng điều ước đó. Cách này dù rất khó nhưng là phương thức khả thi nhất trong số ba cách thức được nêu.Để có được thỏa thuận này, Thượng đỉnh Đông Á là khuôn khổ thuận lợi nhất mà Việt Nam cần phải vận dụng. Thỏa thuận đó có thể là một điều khoản trong Quy tắc về ứng xử trên biển Đông (COC) mà các bên liên quan đang xây dựng trên cơ sở Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
    Theo BAODATVIET

    Chưa xác định "tàu lạ' đâm tàu ngư dân


    Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi xác nhận với BBC về sự cố đâm chìm tàu xảy ra sáng 28/11 tại vùng biển phía Nam.
    Nhưng giới chức không cho biết rõ đây là tàu nước nào.
    Tàu cá ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
    Quảng Ngãi coi nghề cá là ngành nghề truyền thống

    “Trong báo cáo của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho hay, tàu này đã bị một tàu lạ đâm chìm,” một đại diện nói.
    Tàu cá bị đâm chìm mang biển hiệu QNg-94094 do ông Mai Xuân Thủy, trú tại xã Phổ Châu, tỉnh Quảng Ngãi làm chủ.
    Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh cho biết 11 người trên tàu đã được cứu vớt an toàn. Tuy nhiên nỗ lực cứu vớt tàu cá của ông Thủy đã không thành công, mặc dù đã có sự trợ giúp của nhiều tàu cá khác.
    Tàu lạ?
    Trong thời gian gần đây, báo chí trong nước cho hay nhiều sự cố tàu cá của ngư dân bị “tàu lạ” đâm gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
    Nguồn tin mà ông Mai Xuân Thủy nhận được từ các ngư dân có mặt tại hiện trường không đủ để nhận diện 'tàu lạ'.
    Ông Thủy cho hay, thông qua lời kể các ngư dân tàu của ông, sự việc diễn ra nhanh chóng khi “tàu lạ” đâm vào nên rất khó xác định đặc điểm nhận dạng như quốc kỳ hay biển hiệu, nhằm làm căn cứ xác thực liệu đây có phải là tàu nước ngoài hay không.
    Ông ước tính thiệt hại mà gia đình ông phải gánh chịu có thể lên tới hai tỷ đồng.
    Tin cho hay, hồi tháng 10, một tàu cá cùng địa phương với 12 ngư dân cũng bị một tàu lạ đâm phải, làm một ngư dân rơi xuống biển và bị thương.
    Những người chỉ trích cho rằng truyền thông và nhà nước Việt Nam thường dùng từ "tàu lạ" để tránh không nói đến tàu Trung Quốc.
    Nghề cá Việt Nam thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt phải đối diện nhiều trở ngại và mất mát khi căng thẳng leo thang trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải thuộc khu vực Biển Đông.
    Mới đây nhất, việc xuất hiện video đụng tàu giữa tàu Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc lan toả làn sóng tranh cãi của dư luận trong và ngoài nước trong khi giới chức hai bên chưa đưa ra bất cứ ý kiến nào chính thức.
    Theo BBC

    BAY LÊN NHÀ GIÀN


    Khái niệm "bay ra nhà giàn", thì mọi người đã nghe nhiều, sau những chuyến bay của Trung đoàn Không quân Trực thăng 917 (Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không - Không quân), thường xuyên bay ra các nhà giàn, tiếp tế vũ khí - đồ dùng, thay đổi quân số và thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt, đột xuất khác...

    Nên đọc và nghe:
    >> Mộ gió Kia Hoàng Sa, đây Trường Sa – khúc tráng ca biển đảo Việt Nam

    Thế nhưng, rất nhiều người lạ lẫm với chuyện "bay lên nhà giàn" và chuyện này, với lính nhà giàn, các tàu trực - vận tải tiếp tế thì lại quá bình thường.


    Đơn giản thôi: Mỗi lần tàu ra với nhà giàn, gặp lúc sóng to gió lớn, xuồng chuyển tải không thể cập vào, bộ đội trên nhà giàn phải dùng dây thả xuống biển, để anh em thủy thủ trên xuồng buộc hàng, người cho anh em phía trên gò lưng, cùng dô tá dô tà kéo lên.
    Với mình, cảm giác được buộc dây ngang bụng, cheo leo được kéo lên nhà giàn cao vút, phía dưới biển gầm gào dựng sóng, xuồng chuyển tải bé bằng lá tre, chao đảo rung lắc, rất nguy hiểm nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Bởi đơn giản, lên đến khung thép trần xù xì muối mặn đó, là đặt chân lên Tổ quốc; ghì chặt tay nhau, nhìn môi cười mặn chát, là rưng rưng đồng đội mình, bỏ mọi thứ sau lưng, để ra với sóng gió, bão dông, bảo vệ từng tấc sóng - thước nước thấm đẫm tình Quốc gia - dân tộc. Và tụi mình, cũng như anh em khác, gọi đó là... bay lên nhà giàn.
    Cứ nghĩ bay lên là nguy hiểm, nhưng với lính nhà giàn, có người - hàng lên, còn hạnh phúc và quý giá vạn lần, khi trong điều kiện sóng quá to, tàu xuồng không vào nổi, phải lồng lộn lượn vòng ngoài và nói chuyện với nhau qua bộ đàm. Hàng hóa gửi vào, rút cục phải bọc mấy lần nilong chuyên dụng, buộc dây cho anh em kéo lên từ mặt biển ướt lướt thướt. Lúc ấy, nhìn qua ống nhòm, thấy lính nhà giàn, hào phóng diện quân phục, nhưng ai cũng rối rít chạy đi chạy lại trong cái khuôn sắt nhỏ hẹp, làm mọi cách để đón đồng đội và khi đã chịu thua sóng gió, cả khung quân số nhà giàn xếp hàng nơi cao nhất, đau đáu nhìn ra tàu, môi mấp máy gọi, nước mắt chảy tràn trên má, thương đến rưng rưng... 

    Câu chuyện "bay lên nhà giàn" này, được kể lại bằng hình ảnh do một sĩ quan Vùng II, Hải quân ghi lại mới đây, trong chuyến công tác ra với nhà giàn DK1.
    Đã thấy nhà giàn, ở phía xa xa

    Vững chãi trên thềm lục địa



    Sóng to nên phải lượn vòng





    Chuẩn bị chuyển hàng lên cho bộ đội

    Quăng dây từ trên xuống


    Thử xem độ chắc chắn


    Xung phong bay lên trước


    Cập bến thành công


    Luồn 1 đầu dây qua chân, làm bảo hiểm kẻo tuột tay, ngã xuống biển ngay


    Bắt đầu... kéo!


    Trước nguy hiểm, vẫn không quên tạo dáng làm duyên


    Đống thừng này, hơi bị... to


    Chuyển xong rồi, ra đứng ngoài trực thôi




    Đến lượt xuồng chuyển tải tác nghiệp, bởi sóng bắt đầu mạnh hơn


    Ăn mặc đơn giản thôi, quan trọng nhất là phải khoác áo phao


    Chuyển hàng lên, các đồng chí nhá!


    Buộc chặt vào, kẻo rơi thì phí lắm


    Buộc xong rồi đấy


    Đây là tốp kéo, đang hì hục gò lưng...


    Ròng rọc và găng tay, 2 thứ quân dụng không thể thiếu, trên mỗi nhà giàn




    Kéo nào


    Cả biên đội tàu, lại di chuyển đến nhà giàn khác


    Nhà này đang được xây dựng lại


    Đoàn công tác xuống xuồng chuyển tải, lên nhà giàn làm việc với bộ đội


    Lạch tạch chạy vào


    giờ phút phiêu nhất: Bay lên nhà giàn


    Bay bổng giữa lưng trời


    Loại hình vận chuyển mới, sĩ quan Không quân cũng... chịu


    Ngồi đúng tư thế, Thủ trưởng nhé!


    Bay lên nào, em bay lên nào






    Đây là Hải quân bay


    May quá! Đã đến nơi


    Đỡ đần đón khách






    Suýt cụng đầu




    Cuối cùng cũng lên hết


    Làm việc xong rồi, lại hạ xuống biển, trúng xuồng, về tàu


    Chào nhé! Nhà giàn!..

    Nguồn MAITHANHHAIBLOG
    Lên đầu trang
    Vào giữa trang
    Xuống cuối trang