Về mặt cơ sở pháp lý, chúng ta có đầy đủ căn cứ để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong khi đó, phần lớn chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra để tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này là ngụy tạo, mang tính áp đặt chủ quan, không rõ ràng.
Thứ 2, nếu Chính phủ VNDCCH có quyền quản lý đi nữa thì Thủ tướng cũng không đủ thẩm quyền, bởi theo Hiến pháp 1946, việc thừa nhận hay từ bỏ chủ quyền đối với lãnh thổ là vấn đề quan trọng phải đưa ra trước Quốc hội biểu quyết và trưng cầu dân ý. Thứ ba, bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối Xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một chiến sỹ cách mạng chân chính, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 càng không phải là sự từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, cần phải đặt sự việc này trong bối cảnh và điều kiện chính trị quốc tế thời kỳ đỉnh điểm của chiến tranh lạnh, Trung Quốc là đồng minh chiến lược của Việt Nam, quan hệ Việt - Trung là quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
Bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là biểu hiện của tình hữu nghị Việt - Trung. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, nó không hề có giá trị pháp lý trong việc từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như càng không thể là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.
Chúng ta có thể bác bỏ chứng cứ nào khác của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa?
Ngoài ra, Trung Quốc cũng viện dẫn phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm năm 1956 và một bài viết trên báo Nhân dân vào năm 1965. Về tuyên bố của Thứ trưởng Ung Văn Khiêm hiện không có văn bản nào chứng thực điều này. Đây không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với Trường Sa, nhất là 2 sự kiện này đều diễn ra khi Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam đã được ký kêt. Trung Quốc cũng đã từng mở cuộc triển lãm về thành tựu khảo cổ, trong đó có nêu ra việc đã đào được xương người cổ, dụng cụ sinh hoạt người xưa của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Sự kiện này đã từng bị giới khoa học pháp lý phê phán và bác bỏ. Xét theo luật pháp quốc tế, nếu dựa vào những di tích khảo cổ để nói đó là lãnh thổ của mình là vô giá trị. Nói như một giáo sư người Nga trong hội thảo về biển Đông lần thứ nhất tại Việt Nam, thì nếu căn cứ vào những di chỉ khảo cổ để khẳng định chủ quyền thì thật lố bịch. Vị giáo sư này còn đưa ra ví dụ nếu đào thành Moskva, sẽ thấy ở dưới đó không biết bao nhiêu xương người Pháp cùng với dụng cụ, súng ống của họ.
Là một chuyên gia về luật quốc tế, ông có nhận định gì về các chứng cứ của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa?
Về mặt pháp lý, Việt Nam có đầy đủ căn cứ để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Về mặt khách quan, rất nhiều học giả quốc tế đã đồng tình với những cơ sở khoa học lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này. Trong hàng loạt viện dẫn về chủ quyền của Trung Quốc, phải kể tới phần viết về Trường Sa và Hoàng Sa tại 2 cuốn sách của Lý Quốc Cường và Hàn Cấn Hoa. Phần lớn các chứng cứ này là ngụy tạo, mang tính áp đặt chủ quan và thiếu chứng cứ rõ ràng.
Việc tập hợp những chứng cứ khẳng định chủ quyền của chúng ta với Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề hết sức cấp thiết, chúng ta đã và đang làm. Nhiều công trình của các học giả Lê Thành Khê, Lưu Văn Lợi, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu… đã chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Để có một hệ thống căn cứ pháp lý, chúng ta cần có cách làm bài bản, hệ thống và khoa học và phải có sự đầu tư thích đáng. Cần phải có thời gian truy tìm chứng cứ đang thất lạc trong dân và nước ngoài. Ngay cả việc phản bác thông tin xuyên tạc của Trung Quốc cũng cần phải có chuyên gia về Hán cổ và sau đó là sự thẩm định lại của các chuyên gia về sử học và luật.
Xin cám ơn ông!
Trong khi đó, phần lớn chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra để tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này là ngụy tạo, mang tính áp đặt chủ quan, không rõ ràng.
Đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải (ĐH Quốc gia Hà Nội) khi trao đổi với Đất Việt xung quanh việc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 đang được Trung Quốc viện dẫn như một trong những căn cứ xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Xét về giá trị pháp lý, bức thư này có ý nghĩa gì, thưa ông?
Nội dung chính của bức thư trên chỉ đơn thuần là Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) tôn trọng bản tuyên bố hải phận 12 hải lý ngày 4/9/1958 của Trung Quốc. Ở đây cần phải nói rõ rằng trong tuyên bố hải phận1958 của Trung Quốc có nội dung hải phận 12 hải lý của CHND Trung Hoa bao gồm lãnh hải chạy dọc bờ biển và lãnh hải chạy dọc theo các quần đảo Trung Sa, Nam Sa và Tây Sa. Vì thế thông qua bức thư trên, Trung Quốc đã lợi dụng để viện cớ nói rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng thừa nhận Tuyên bố lãnh hải 12 hải lý, thì vô hình trung cũng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Sa và Tây Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa).
Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc của Luật quốc tế, việc thừa nhận chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ, phải được xem xét tư cách chủ thể người thừa nhận đó là ai? Theo Hiệp định Geneve 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn.
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 đang được Trung Quốc viện dẫn như một trong những căn cứ xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Xét về giá trị pháp lý, bức thư này có ý nghĩa gì, thưa ông?
Nội dung chính của bức thư trên chỉ đơn thuần là Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) tôn trọng bản tuyên bố hải phận 12 hải lý ngày 4/9/1958 của Trung Quốc. Ở đây cần phải nói rõ rằng trong tuyên bố hải phận1958 của Trung Quốc có nội dung hải phận 12 hải lý của CHND Trung Hoa bao gồm lãnh hải chạy dọc bờ biển và lãnh hải chạy dọc theo các quần đảo Trung Sa, Nam Sa và Tây Sa. Vì thế thông qua bức thư trên, Trung Quốc đã lợi dụng để viện cớ nói rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng thừa nhận Tuyên bố lãnh hải 12 hải lý, thì vô hình trung cũng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Sa và Tây Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa).
Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc của Luật quốc tế, việc thừa nhận chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ, phải được xem xét tư cách chủ thể người thừa nhận đó là ai? Theo Hiệp định Geneve 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn.
Thế hệ trẻ trên quần đảo Trường Sa. |
Thứ 2, nếu Chính phủ VNDCCH có quyền quản lý đi nữa thì Thủ tướng cũng không đủ thẩm quyền, bởi theo Hiến pháp 1946, việc thừa nhận hay từ bỏ chủ quyền đối với lãnh thổ là vấn đề quan trọng phải đưa ra trước Quốc hội biểu quyết và trưng cầu dân ý. Thứ ba, bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối Xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một chiến sỹ cách mạng chân chính, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 càng không phải là sự từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, cần phải đặt sự việc này trong bối cảnh và điều kiện chính trị quốc tế thời kỳ đỉnh điểm của chiến tranh lạnh, Trung Quốc là đồng minh chiến lược của Việt Nam, quan hệ Việt - Trung là quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
Bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là biểu hiện của tình hữu nghị Việt - Trung. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, nó không hề có giá trị pháp lý trong việc từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như càng không thể là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.
Chúng ta có thể bác bỏ chứng cứ nào khác của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa?
Ngoài ra, Trung Quốc cũng viện dẫn phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm năm 1956 và một bài viết trên báo Nhân dân vào năm 1965. Về tuyên bố của Thứ trưởng Ung Văn Khiêm hiện không có văn bản nào chứng thực điều này. Đây không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với Trường Sa, nhất là 2 sự kiện này đều diễn ra khi Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam đã được ký kêt. Trung Quốc cũng đã từng mở cuộc triển lãm về thành tựu khảo cổ, trong đó có nêu ra việc đã đào được xương người cổ, dụng cụ sinh hoạt người xưa của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Sự kiện này đã từng bị giới khoa học pháp lý phê phán và bác bỏ. Xét theo luật pháp quốc tế, nếu dựa vào những di tích khảo cổ để nói đó là lãnh thổ của mình là vô giá trị. Nói như một giáo sư người Nga trong hội thảo về biển Đông lần thứ nhất tại Việt Nam, thì nếu căn cứ vào những di chỉ khảo cổ để khẳng định chủ quyền thì thật lố bịch. Vị giáo sư này còn đưa ra ví dụ nếu đào thành Moskva, sẽ thấy ở dưới đó không biết bao nhiêu xương người Pháp cùng với dụng cụ, súng ống của họ.
Niềm vui khi nhận cánh thư đất liền. |
Là một chuyên gia về luật quốc tế, ông có nhận định gì về các chứng cứ của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa?
Về mặt pháp lý, Việt Nam có đầy đủ căn cứ để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Về mặt khách quan, rất nhiều học giả quốc tế đã đồng tình với những cơ sở khoa học lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này. Trong hàng loạt viện dẫn về chủ quyền của Trung Quốc, phải kể tới phần viết về Trường Sa và Hoàng Sa tại 2 cuốn sách của Lý Quốc Cường và Hàn Cấn Hoa. Phần lớn các chứng cứ này là ngụy tạo, mang tính áp đặt chủ quan và thiếu chứng cứ rõ ràng.
Việc tập hợp những chứng cứ khẳng định chủ quyền của chúng ta với Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề hết sức cấp thiết, chúng ta đã và đang làm. Nhiều công trình của các học giả Lê Thành Khê, Lưu Văn Lợi, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu… đã chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Để có một hệ thống căn cứ pháp lý, chúng ta cần có cách làm bài bản, hệ thống và khoa học và phải có sự đầu tư thích đáng. Cần phải có thời gian truy tìm chứng cứ đang thất lạc trong dân và nước ngoài. Ngay cả việc phản bác thông tin xuyên tạc của Trung Quốc cũng cần phải có chuyên gia về Hán cổ và sau đó là sự thẩm định lại của các chuyên gia về sử học và luật.
Xin cám ơn ông!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)