Những tuyên bố của các nhà lãnh đạo đất nước về chủ quyền Tổ quốc, về hệ thống chính trị Việt Nam là những phát ngôn chính trị ấn tượng nhất năm Tân Mão 2011.
Năm Nhâm Thìn đã tới, Đất Việt điểm lại một số phát ngôn chính trị ấn tượng nhất trong năm Tân Mão:
Năm Nhâm Thìn đã tới, Đất Việt điểm lại một số phát ngôn chính trị ấn tượng nhất trong năm Tân Mão:
1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Hoàng Sa là của Việt Nam!”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như vậy trong phiên trả lời chất vấn của ĐBQH ngày 25/11, được phát trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia. Trả lời câu hỏi của các đại biểu về chủ trương bảo vệ chủ quyền đất nước trên Biển Đông, Thủ tướng đã trình bày bốn vấn đề lớn cần giải quyết. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đã thực sự làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa từ rất lâu và Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa. Việt Nam sẽ đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cung cấp thông tin cho đông đảo cử tri và nhân dân về tình hình nắm giữ của các nước đối với các đảo trong quần đảo Trường Sa.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. |
Cùng với những phát biểu về chủ quyền Tổ quốc, Thủ tướng khẳng định sự trân trọng của Nhà nước đối với những hành động thực sự vì lòng yêu nước của mọi người dân. Những phát biểu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nhân dân đánh giá cao và ủng hộ.
Ngay sau bài phát biểu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc, nhiều học giả đã đưa ra ý kiến về việc đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, như: Công khai sự thật Hoàng Sa bị cưỡng chiếm, Xác lập chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Tích cực đấu tranh ngoại giao, Thành lập cơ quan chuyên trách đòi chủ quyền Hoàng Sa, Đặt Hoàng Sa là trọng tâm trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, Đưa vào quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trên cơ sở Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
2. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”
Trong buổi tiếp xúc cử tri Quận 1 (TPHCM) với tư cách ứng cử viên ĐBQH sáng 7/5/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi đó đang là Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, đã trao đổi với cử tri nhiều vấn đề về an sinh xã hội, đặc biệt là về công tác phòng, chống tham nhũng. Chủ tịch nước phát biểu: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này”. Ông Trương Tấn Sang cho biết: “So với mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, chúng ta làm chưa tới, chưa thành công...”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. |
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đang gây nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vẫn chưa được xử lý dứt điểm, như vụ sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin); vụ cung cấp chất nền in tiền polymer; sai phạm tại Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); các vụ việc sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng...
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp như tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng… Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu giải quyết khẩn trương, dứt điểm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Theo Văn phòng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TƯ, trong 5 năm (2007-2011), các cơ quan tố tụng đã khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ với hơn 600 bị can về các tội tham nhũng. Ban chỉ đạo cũng thẳng thắn nhìn nhận, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp so với tình hình thực tế đang diễn ra.
Trên bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng trên thế giới do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) công bố ngày 1/12/2011, Việt Nam xếp hạng 122 trên tổng số 182 nước được khảo sát với điểm số 2,9/10 điểm. Năm 2010, Việt Nam xếp hạng 116 (với 2,7 điểm) trên tổng số 178 nước được khảo sát. Năm 2009, Việt Nam xếp hạng 120 (với 2,7 điểm) trên tổng số 180 nước được khảo sát.
3. Đại tướng Lê Đức Anh: “Bảo vệ chủ quyền là số 1”
3. Đại tướng Lê Đức Anh: “Bảo vệ chủ quyền là số 1”
“Bảo vệ chủ quyền là số 1. Giữ gìn hữu nghị là số 2. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền”, Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định như vậy trên báo chí khi trả lời những câu hỏi về tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau các vụ phía Trung Quốc gây hấn, phá hoại tàu thăm dò dầu khí, tấn công ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền nước ta.
Đại tướng Lê Đức Anh. |
Đại tướng cho rằng, trong các trường hợp có tranh chấp về chủ quyền giữa ta và các nước khác, Đại tướng Lê Đức Anh cho rằng: “Phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số 1. Về chuyện Biển Đông, ta phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu. Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ”. Ông cũng cho rằng, một trong những giải pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là phải công khai các thông tin, phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân.
Cũng trong bài trả lời báo chí ở trên, Đại tướng Lê Đức Anh nhận định: “Nước ta là một nước nhỏ. Nhưng nhỏ không có nghĩa là yếu. Nếu nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống. Trong trường hợp có xung đột, chiến tranh xảy ra, không sợ thì sẽ hiểu và hóa giải được mọi vấn đề. Nếu sợ thì mất chủ quyền. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất”.
Đại tướng Lê Đức Anh từng là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V đến khóa VIII.
4. Ông Đinh Thế Huynh: “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”
Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành TW Đảng (ngày 9/1/2011) trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI, được hỏi liệu khi tiếp tục đổi mới chính trị, Việt Nam có tính tới đa nguyên, đa đảng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh, lúc đó là Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam khẳng định: “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng. Bởi một lẽ đơn giản, chúng tôi đã từng thử nghiệm đa nguyên đa đảng thông qua cuộc tổng tuyển cử năm 46, với nhiều đảng tham gia Quốc hội. Nhưng đến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản cùng với nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại và giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Và nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh. |
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay theo chế độ xã hội chủ nghĩa đơn nguyên, đơn đảng. Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
5. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình”
Ngay sau khi trở về từ Hội nghị An ninh châu Á (Shangri La) tổ chức tại Singapore (tháng 6/2011), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. |
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh những tranh chấp trên Biển Đông nảy sinh những vấn đề mới sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và cắt cáp các tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 (ngày 26/5/2011) và tàu thăm dò dầu khí Viking II (ngày 9/6/2011). Trước đó, ngoại trưởng Hillary Clinton đã phát biểu, Mỹ có lợi ích lâu dài tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị Shangri La cũng tiếp tục khẳng định Mỹ không buông Biển Đông. Phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời cho câu hỏi “Việt Nam có lợi ích gì trong chiến lược của Mỹ?”.
Trong hoạt động an ninh – quốc phòng, Việt Nam luôn chủ trương tăng cường hợp tác đa phương với các nước trên tinh thần vì hòa bình, ổn định và phát triển. Nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự đã được Việt Nam kí kết với các nước. Các hoạt động tuần tra chung, tham qua diễn tập cứu hộ, làm quan sát viên… thường xuyên được tiến hành với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về những tranh chấp trên Biển Đông, Việt Nam giữ nguyên tắc giải quyết đa phương những vấn đề liên quan đến quốc tế.
Tăng cường hợp tác nhưng Việt Nam luôn xác định bảo vệ chủ quyền đất nước bằng thực lực của chính mình. Để nâng cao sức mạnh quốc phòng, Việt Nam đang tiếp tục hiện đại hóa quân đội, trang bị thêm các vũ khí mới, tiên tiến. Việt Nam đã kí nhiều hợp đồng mua vũ khí lớn (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu, tên lửa…) với Nga và một số nước khác như Ấn Độ, CH Séc… Việt Nam đã nhận về và trang bị cho quân đội 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tàu tuần tra Svetlyak, máy bay tuần tra biển C-212-400… Đến cuối tháng 6/2011, Việt Nam đã nhận 4 chiếc Su-30MK2 trong tổng số 20 chiếc đặt mua trong 2 hợp đồng trước đó. Công ty Sukhoi tuyên bố sẽ chuyển giao 16 chiếc Su-30MK2 còn lại cho phía Việt Nam trước cuối năm 2011. Việt Nam đã hoàn thành hai hợp đồng mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K300 Bastion-P của Nga, và đang đàm phán mua thêm hai tổ hợp nữa.
(Còn nữa)
Trong hoạt động an ninh – quốc phòng, Việt Nam luôn chủ trương tăng cường hợp tác đa phương với các nước trên tinh thần vì hòa bình, ổn định và phát triển. Nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự đã được Việt Nam kí kết với các nước. Các hoạt động tuần tra chung, tham qua diễn tập cứu hộ, làm quan sát viên… thường xuyên được tiến hành với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về những tranh chấp trên Biển Đông, Việt Nam giữ nguyên tắc giải quyết đa phương những vấn đề liên quan đến quốc tế.
Tăng cường hợp tác nhưng Việt Nam luôn xác định bảo vệ chủ quyền đất nước bằng thực lực của chính mình. Để nâng cao sức mạnh quốc phòng, Việt Nam đang tiếp tục hiện đại hóa quân đội, trang bị thêm các vũ khí mới, tiên tiến. Việt Nam đã kí nhiều hợp đồng mua vũ khí lớn (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu, tên lửa…) với Nga và một số nước khác như Ấn Độ, CH Séc… Việt Nam đã nhận về và trang bị cho quân đội 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tàu tuần tra Svetlyak, máy bay tuần tra biển C-212-400… Đến cuối tháng 6/2011, Việt Nam đã nhận 4 chiếc Su-30MK2 trong tổng số 20 chiếc đặt mua trong 2 hợp đồng trước đó. Công ty Sukhoi tuyên bố sẽ chuyển giao 16 chiếc Su-30MK2 còn lại cho phía Việt Nam trước cuối năm 2011. Việt Nam đã hoàn thành hai hợp đồng mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K300 Bastion-P của Nga, và đang đàm phán mua thêm hai tổ hợp nữa.
(Còn nữa)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)