Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Cập nhật Biển Đông (VII)


Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ và chấp pháp, trong khi kêu gọi hòa hoãn.

Xem thêm:

Không khí Biển Đông mấy tháng gần đây có vẻ dịu lắng, nhưng sóng ngầm đang tích tụ, với việc Trung Quốc tăng cường lực lượng hải quân, tăng cường đội tàu chấp pháp, trong khi nói luận điệu giải pháp hòa bình.
Đại sứ mới tại Philippines phủ dụ hòa bình
Mạng tin PhilStar.com ngày 22/2 dẫn lời nữ Đại sứ mới của Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh (Ma Keqing) cho biết mặc dù Trung Quốc và Philippines có thể bất đồng về lãnh thổ và căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng về vấn đề Biển Hoa Nam (Biển Đông), nhưng hai bên có thể đạt được giải pháp hòa bình thông qua trao đổi mang tính xây dựng và hợp tác thiết thực trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Phát biểu trong trả lời cuộc phỏng vấn, Đại sứ Mã Khắc Khanh tin tưởng rằng với việc hai bên cùng phối hợp các nỗ lực, Trung Quốc và Philippines sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn và tiến triển trong quan hệ song phương. Bà cho rằng hai nước tuy tồn tại những bất đồng nhưng điều này không đáng kể so với sự hợp tác và hữu nghị giữa hai bên.
Theo bà Mã, thế giới đang trải qua những thay đổi chính trị, bất ổn kinh tế và các nước, kể cả những nước lớn, đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Bà Mã nhấn mạnh: “Theo một cách nào đó, chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Chỉ bằng cách làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể chèo lái con thuyền đến đích mong muốn. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu kiên định con đường phát triển hòa bình”, đồng thời nhấn mạnh sự bất đồng giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông cũng như các vấn đề khác nên được giải quyết thông qua thảo luận, thiện chí và tin cậy lẫn nhau.
Tàu Hải giám 71 đến Biển Đông
Theo các mạng tin tức Trung Quốc, “nhằm bảo vệ quyền lợi biển, tăng cường kiểm soát đối với các vùng biển của Trung Quốc”, ngày 13/2, tàu Hải giám 71 đã rời Quảng Châu đi vùng Biển Đông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông). Đây là chuyến đi làm nhiệm vụ đầu tiên của Tổng đội Hải giám Biển Đông Trung Quốc trong năm 2012. Được biết, tàu Hải giám 71 được trang bị cho Tổng đội Hải giám Biển Đông năm 2005. Năm 2011, tàu này đã hoàn thành các nhiệm vụ tuần tra chấp pháp ở khu vực Biển Đông .
Theo truyền thông Trung Quốc, năm 2012, Tổng đội Hải giám Biển Đông Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện toàn diện chế độ tuần tra chấp pháp định kỳ, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, giám sát ở các vùng biển trọng điểm.
Đẩy nhanh thành lập hạm đội tàu đổ bộ tấn công lớn
Báo The Egyptian Gazette ngày 16/2 có bài “Những tàu đổ bộ mới của Trung Quốc hướng về tranh giành biển Thái Bình Dương”. Nội dung: Trong khi do thiếu ngân sách, Mỹ đang cắt giảm lực lượng hải quân, thì Trung Quốc đang đẩy nhanh việc phóng các tàu chiến mới như là một phần trong cuộc chạy đua trở thành cường quốc biển hàng đầu: Hạ tuần tháng 1/2012, Trung Quốc đã cho xuất phát tàu đổ bộ 20.000 tấn là tàu chiến lớn nhất do Trung Quốc tự thiết kế và đóng đã được biên chế vào Hải quân nước này. Báo chí nhà nước cho biết, đây là tàu thủy quân đánh bộ mới lớp 071 có thể chở một lượng xe bọc thép, một số trực thăng hạng vừa , các tàu đệm khí (hover-craft) và 800 quân. 
Tàu đổ bộ lớp 071 trong một đội hình đội Nam Hải
Chiếc đầu tiên ra đời năm 2006 tên là Kunlunshan đã được triển khai ở Ấn Độ Dương. Trong 5 tháng cuối năm 2011, dự án đóng các tàu này đã được đẩy nhanh với việc chiếc thứ tư vừa ra khơi tháng 1/2012 do Công ty Đóng tàu Hudong ở Thượng Hải sản xuất. Dự kiến Hải quân Trung Quốc sẽ biên chế 8 tàu loại này. Các nhà bình luận quân sự và các tướng lĩnh hải quân đã về hưu cuả Trung Quốc cũng nói Trung Quốc đã bắt đầu thiết kế các tàu đổ bộ lớn hơn nữa so với các tàu này.
Ông Christien Le Miere, nhà nghiên cứu hải quân thuộc Viện Chiến lược Quốc tế London nói: “Trang bị một hạm đội với các tàu đổ bộ tấn công lớn có thể rõ ràng là muốn thể hiện lực lượng”. Việc tập trung lực lượng hải quân của nước này được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng đang lên cao ở châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực địa chính trị quan trọng trong thập kỷ tới. Trước đây các nhà quân sự chỉ chú ý đến eo biển Đài Loan, còn nay thì cả Nhật Bản và Trung Quốc đang đấu đầu nhau ở các đảo ở Đông Á, còn Philippines, Việt Nam và các nước khác đang tranh chấp với Trung Quốc về một phần biển Đông nơi nghi là giàu về dầu khí.
Hải quân Mỹ thông báo cũng sẽ triển khai các tàu đổ bộ tấn công lớp Littoral Combat ở các “ngã tư hàng hải” trên vũ đài châu Á-Thái Bình Dương, đóng tại Singapore và có thể cả ở Phippines. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đang thăm Mỹ đã kêu gọi tăng cường hợp tác quân sự giữa các cường quốc Thái Bình Dương. Ông Tập, con của một tư lệnh chiến binh du kích nổi tiếng những năm 1930, đã gặp ông Obama và sau đó được đón tiếp đặc biệt ở Lầu Năm góc kể cả với 19 phát đại bác chào mừng. Tuy nhiên ông Panetta kêu gọi Trung Quốc giải thích rõ hơn về lý do có sự tập trung quân của Bắc Kinh.
Trong lúc đó, các chuyên gia quân sự cho rằng ngành đóng tàu để bán của Trung Quốc  là bàn đạp để nước này nâng cao hơn nữa về độ lớn và tính sát thương của các loại tàu chiến của mình. Năm 2010, Trung Quốc vượt Hàn Quốc trở thành xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới. Sau hơn hai thập kỷ tăng chi tiêu quân sự liên tục, ngành đóng tàu của Trung Quốc đã giúp hải quân nước này từ chỗ trang bị lỗi thời chỉ tự vệ ven bờ trở thành lực lượng “Biển Xanh” và mở rộng được ảnh hưởng ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Các nhà chiến lược quân sự cho rằng, hiện tại thì hải quân Mỹ vẫn là lực lượng thống trị trên biển cả về số lượng, sức chiến đấu, vũ khí cũng như kinh nghiệm chiến trận, nên các tàu chiến Mỹ vấn hơn hẳn các tàu chiến cuả Trung Quốc và các lực lượng Hải quân các nước khác. Nhưng rõ ràng rằng dưới thời Obama với quyết định cắt giảm của Lầu Năm Góc 487 tỷ USD ngân sách trong 10 năm tới thì hải quân Mỹ sẽ đi xuống trong khi hạm đội của Trung Quốc tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Thử nghiệm tàu tốc độ cao hoạt động ven biển
Bloomberg ngày 21/2): Hình ảnh một chuyến chạy thử nghiệm của tàu ba thân tốc độ cao Littoral Combat Ship Trung Quốc đã xuất hiện trên mạng internet nước này trong những ngày gần đây. Theo các nguồn tin, Trung Quốc dự kiến sẽ sử dụng loại tàu cao tốc này phục vụ các hoạt động ở khu vực ven biển. Dự kiến, con tàu này sẽ được trang bị vũ khí chính là tên lửa chống tàu. Theo thông tin đăng tải trên blog Anja a Third Eye, con tàu này của Trung Quốc có các đặc tính khá giống với tàu chiến tuần duyên (LCS) của Mỹ. Trong tương lai, có khả năng Trung Quốc sẽ chế tạo phiên bản lớn hơn của loại tàu này, trong đó boong tàu có thể chứa được xe quân sự và tàu nhẹ cho các đơn vị hoạt động đặc biệt.
Nhật Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang