Hiện nay thế giới phương Tây đang thắc mắc tại sao chính sách của Nga trong quan hệ với Iran lại có vẻ phức tạp đến vậy. Và liệu Moscow có thể can dự vào vấn đề Iran?
Để trả lời câu hỏi này cần phải quan tâm đến lịch sử 4 thế kỷ mối liên hệ giữa hai nước.
Ngược dòng lịch sử
Dưới thời Ivan Groznui, Nga đã đánh bại quân Tatar và bắt đầu mở rộng về phía Đông tới Siberia - và phía Tây tới biển Caspi. Tại đây, lần dầu tiên Nga chạm trán với Vương quốc Ba Tư - tiền thân của nhà nước Iran hiện đại.
Đại sứ đầu tiên của Ba Tư đặt chân đến điện Kremlin cách đây 400 năm trước – vào năm 1592. Trong vòng 1 thế kỷ sau đó 2 đế quốc - Kitô giáo và Hồi giáo - đã cùng tồn tại với nhau và duy trì sự tỉnh táo trong mối quan hệ.
Sau đó, vào năm 1722 một lần nữa Nga di chuyển về phía nam, sau khi khơi mào cuộc chiến đầu tiên với Ba Tư.
Trong lịch sử Nga đã 4 lần chiến thắng quân đội đế quốc này. Chưa dừng lại ở đó, Nga còn một mực yêu cầu đế quốc vùng Trung Á cắt một phần lãnh thổ cho mình. Năm 1828, theo Hiệp ước Turkmanchai, Nga đã đạt được quyền kiểm soát vùng biển Caspian.
Sự bất mãn với bản thỏa ước này bùng phát ở Ba Tư. Tình cảnh này có thể dễ dàng hình dung nếu nhìn vào những gì đã diễn ra ở Đại sứ quán Mỹ tại Tehran vào năm 1979 (>> chi tiết) hay sự kiện tương tự ở Đại sứ quán Anh vừa qua (>> chi tiết).
Trở lại sự cách đây 4 thế kỷ, khi đó một đám đông hàng ngàn người Ba Tư nổi loạn tại Đại sứ quán Nga. Sau khi vượt qua hàng rào bảo vệ họ tràn vào trong và giết hại tất cả những ai mà họ gặp ở đó.
Người vợ 16 tuổi của Đại sứ Aleksander Griboyedov, tác giả bản thỏa ước trên, sau khi hay tin về số phận của chồng mình, đã bị sốc nặng và bị sẩy thai. Bà đã sống độc thân suốt cả phần còn lại của đời mình, từ chối tất cả mọi sự ve vãn.
Hiện nay, tại Moscow người ta dựng một bức tượng Griboyedov, đây cũng là điểm tụ họp phổ biến của giới trẻ. Ở Petersburg tên của Griboyedov được đặt cho một con kênh đẹp nổi tiếng ở trung tâm lịch sử của thành phố.
Xã hội Nga có thể chưa quên vụ thảm sát ở Đại sứ quán Nga nhiều thế kỷ trước, nhưng Kremlin dù giữ quyền kiểm soát miền Bắc Iran cho đến năm 1946, vẫn tỏ ra e ngại Teheran.
Năm 1907, giữa lúc sức mạnh quân sự của Đức đang gia tăng, Nga và Anh đã quyết định ngừng lãng phí sức lực của mình cho những toan tính vô ích trên lãnh thổ của cựu đế quốc Ba Tư, và thỏa thuận Anh - Nga đã được ký kết tại St Petersburg, theo đó Ba Tư được chia thành 3 khu vực ảnh hưởng: Nga nắm miền Bắc, miền Trung, trung lập, cai trị bởi triều đại của các quốc vương Shah, và miền Nam thuộc ảnh hưởng của Anh
Điều này cho phép Anh khai thác các mỏ dầu ở miền Nam Iran và xây dựng nhà máy lọc dầu ở Abadan. Năm 1909 công ty dầu khí liên doanh Anh - Ba Tư được thành lập, sau này trở nên nổi tiếng với tên gọi BP.
Sự chia tách này được duy trì cho đến tháng 8/1941 khi Anh và Liên Xô tiến hành một chiến dịch quân sự trong ba tuần để lật đổ Shah lúc đó đang có âm mưu theo chân Đức.
Sau chính biến, Ba Tư được sát nhập lại nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của cả hai cường quốc nước ngoài trong 5 năm tiếp theo.
Đầu năm 1946 Anh rút quân đội của mình khỏi lãnh thổ Iran, tuy nhiên Hồng quân Liên Xô vẫn ở lại miền Bắc Iran muộn hơn theo thời hạn được xác định tại Hội nghị Teheran 1943.
Thời điểm này bắt đầu chiến tranh lạnh và Stalin quyết định nỗ lực mở rộng quyền kiểm soát miền Bắc Iran bằng cách tạo ra 2 nước cộng hòa thân Liên Xô và ký kết thỏa thuận dầu mỏ với Iran, theo đó Liên Xô được quyền sở hữu 51% giá trị các mỏ dầu phía Bắc Iran.
Tuy nhiên, ngay sau khi Hồng quân rút về, 2 nước cộng hòa rối loạn và sụp đổ. Cuối năm 1947, Quốc hội Iran từ chối phê chuẩn thỏa thuận dầu mỏ với Liên Xô.
Nga - Iran ở thì hiện tại
Trở lại tình hình hiện nay, trong bối cảnh vấn đề Iran trở nên căng thẳng và có nguy cơ nổ ra chiến sự, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov tuyên bố “các nước phương Tây không được can thiệp vào công việc nội bộ của Iran”, truyền thông phương Tây bình luận rằng tuyên bố như trên của Ngoại trưởng Lavrov hẳn nhiên rất mâu thuẫn với lịch sử, và rằng lý lẽ ngoại giao khó mà biện hộ được thực tế lịch sử quá rõ ràng.
Trong 6 thập kỷ qua, với doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ và một cơ cấu dân số trẻ ngày càng tăng cho phép Iran trở thành một cường quốc quân sự đầy sức mạnh. Bây giờ, họ có thể đang tạo ra một quả bom nguyên tử.
Ngược lại, Moscow rõ ràng đang suy giảm. Dân số Nga đang giảm dần và sức mạnh mà Kremlin có thể phô diễn hôm nay rõ ràng là không thể bằng Liên Xô trước đây.
Tại vùng biển Caspian, Moscow hiện nay chỉ kiểm soát khoảng 20% của 7.000 km đường bờ biển, một nửa trong số 20% đó nằm trên lãnh thổ Dagestan, tại quốc gia này đang bị chi phối bởi các phong trào Hồi giáo ở nam Nga.
Bây giờ, Moscow không còn có thể cố gắng vươn tay với tới khu vực miền Bắc Iran thông qua biển Caspian và gây ảnh hưởng ở đó, ngược lại Moscow đang lo ngại rằng Iran sẽ làm điều đó với họ khi thông qua Biển Caspian làm mất ổn định ở phía nam.
Năm 2011, mùa xuân Arab đã lấy đi một loạt mối liên hệ mà Nga thừa hưởng từ Liên Xô. Ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải, trên thực tế, giảm xuống còn một điểm duy nhất là căn cứ hải quân tại Tartus, trên bờ biển của Syria.
Bây giờ, Nga hỗ trợ chính phủ Syria - đồng minh mới nhất Địa Trung Hải của họ. Họ đã quyết định gửi tới Syria tàu sân bay duy nhất của mình, cũng như hàng loạt vũ khí mới và đạn dược cho quân đội Syria. Tuy nhiên, tương lai của Syria vẫn là một dấu hỏi lớn treo lơ lửng.
Trong khi đó, xã hội Nga hoàn toàn không muốn dính vào cuộc xung đột quân sự - không phải ở Syria cũng như Iran.
Ở Trung Á, Nga tuy lớn tiếng, nhưng hành động hết sức thận trọng. Tháng 6/2010, Roza Otunbayeva, Tổng thống Kyrgyzstan khi đó, bốn lần công khai yêu cầu Moscow gửi quân đội để hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc tại Osh. Đáp lại, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ hứa sẽ nghiên cứu đề nghị này.
Có lẽ hệ thống chính trị Nga tuy mang tiếng độc đoán, nhưng điện Kremlin đã chú ý lắng nghe công chúng thông qua một hệ thống rộng lớn của các cuộc thăm dò ý kiến xã hội.
Quân đội bị suy yếu, dân số già, thiếu sự hỗ trợ của công chúng cho cuộc phiêu lưu quân sự - thì dù Ivan Groznyi hay Joseph Stalin sống lại cũng khó có thể xoay chuyển tình thế. Và vì vậy, câu trả lời cho việc các lãnh đạo mới của Kremlin còn hứng thú quan hệ với Tehran thật lửng lơ.
Để trả lời câu hỏi này cần phải quan tâm đến lịch sử 4 thế kỷ mối liên hệ giữa hai nước.
Ngược dòng lịch sử
Dưới thời Ivan Groznui, Nga đã đánh bại quân Tatar và bắt đầu mở rộng về phía Đông tới Siberia - và phía Tây tới biển Caspi. Tại đây, lần dầu tiên Nga chạm trán với Vương quốc Ba Tư - tiền thân của nhà nước Iran hiện đại.
Đại sứ đầu tiên của Ba Tư đặt chân đến điện Kremlin cách đây 400 năm trước – vào năm 1592. Trong vòng 1 thế kỷ sau đó 2 đế quốc - Kitô giáo và Hồi giáo - đã cùng tồn tại với nhau và duy trì sự tỉnh táo trong mối quan hệ.
Sau đó, vào năm 1722 một lần nữa Nga di chuyển về phía nam, sau khi khơi mào cuộc chiến đầu tiên với Ba Tư.
Trong lịch sử Nga đã 4 lần chiến thắng quân đội đế quốc này. Chưa dừng lại ở đó, Nga còn một mực yêu cầu đế quốc vùng Trung Á cắt một phần lãnh thổ cho mình. Năm 1828, theo Hiệp ước Turkmanchai, Nga đã đạt được quyền kiểm soát vùng biển Caspian.
Sự bất mãn với bản thỏa ước này bùng phát ở Ba Tư. Tình cảnh này có thể dễ dàng hình dung nếu nhìn vào những gì đã diễn ra ở Đại sứ quán Mỹ tại Tehran vào năm 1979 (>> chi tiết) hay sự kiện tương tự ở Đại sứ quán Anh vừa qua (>> chi tiết).
Trở lại sự cách đây 4 thế kỷ, khi đó một đám đông hàng ngàn người Ba Tư nổi loạn tại Đại sứ quán Nga. Sau khi vượt qua hàng rào bảo vệ họ tràn vào trong và giết hại tất cả những ai mà họ gặp ở đó.
Người vợ 16 tuổi của Đại sứ Aleksander Griboyedov, tác giả bản thỏa ước trên, sau khi hay tin về số phận của chồng mình, đã bị sốc nặng và bị sẩy thai. Bà đã sống độc thân suốt cả phần còn lại của đời mình, từ chối tất cả mọi sự ve vãn.
Hiện nay, tại Moscow người ta dựng một bức tượng Griboyedov, đây cũng là điểm tụ họp phổ biến của giới trẻ. Ở Petersburg tên của Griboyedov được đặt cho một con kênh đẹp nổi tiếng ở trung tâm lịch sử của thành phố.
Chân dung và tượng kỷ niệm đại sứ Griboyedov |
Năm 1907, giữa lúc sức mạnh quân sự của Đức đang gia tăng, Nga và Anh đã quyết định ngừng lãng phí sức lực của mình cho những toan tính vô ích trên lãnh thổ của cựu đế quốc Ba Tư, và thỏa thuận Anh - Nga đã được ký kết tại St Petersburg, theo đó Ba Tư được chia thành 3 khu vực ảnh hưởng: Nga nắm miền Bắc, miền Trung, trung lập, cai trị bởi triều đại của các quốc vương Shah, và miền Nam thuộc ảnh hưởng của Anh
Điều này cho phép Anh khai thác các mỏ dầu ở miền Nam Iran và xây dựng nhà máy lọc dầu ở Abadan. Năm 1909 công ty dầu khí liên doanh Anh - Ba Tư được thành lập, sau này trở nên nổi tiếng với tên gọi BP.
Sự chia tách này được duy trì cho đến tháng 8/1941 khi Anh và Liên Xô tiến hành một chiến dịch quân sự trong ba tuần để lật đổ Shah lúc đó đang có âm mưu theo chân Đức.
Sau chính biến, Ba Tư được sát nhập lại nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của cả hai cường quốc nước ngoài trong 5 năm tiếp theo.
Đầu năm 1946 Anh rút quân đội của mình khỏi lãnh thổ Iran, tuy nhiên Hồng quân Liên Xô vẫn ở lại miền Bắc Iran muộn hơn theo thời hạn được xác định tại Hội nghị Teheran 1943.
Thời điểm này bắt đầu chiến tranh lạnh và Stalin quyết định nỗ lực mở rộng quyền kiểm soát miền Bắc Iran bằng cách tạo ra 2 nước cộng hòa thân Liên Xô và ký kết thỏa thuận dầu mỏ với Iran, theo đó Liên Xô được quyền sở hữu 51% giá trị các mỏ dầu phía Bắc Iran.
Tuy nhiên, ngay sau khi Hồng quân rút về, 2 nước cộng hòa rối loạn và sụp đổ. Cuối năm 1947, Quốc hội Iran từ chối phê chuẩn thỏa thuận dầu mỏ với Liên Xô.
Nga - Iran ở thì hiện tại
Trở lại tình hình hiện nay, trong bối cảnh vấn đề Iran trở nên căng thẳng và có nguy cơ nổ ra chiến sự, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov tuyên bố “các nước phương Tây không được can thiệp vào công việc nội bộ của Iran”, truyền thông phương Tây bình luận rằng tuyên bố như trên của Ngoại trưởng Lavrov hẳn nhiên rất mâu thuẫn với lịch sử, và rằng lý lẽ ngoại giao khó mà biện hộ được thực tế lịch sử quá rõ ràng.
Trong 6 thập kỷ qua, với doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ và một cơ cấu dân số trẻ ngày càng tăng cho phép Iran trở thành một cường quốc quân sự đầy sức mạnh. Bây giờ, họ có thể đang tạo ra một quả bom nguyên tử.
Ngược lại, Moscow rõ ràng đang suy giảm. Dân số Nga đang giảm dần và sức mạnh mà Kremlin có thể phô diễn hôm nay rõ ràng là không thể bằng Liên Xô trước đây.
Tại vùng biển Caspian, Moscow hiện nay chỉ kiểm soát khoảng 20% của 7.000 km đường bờ biển, một nửa trong số 20% đó nằm trên lãnh thổ Dagestan, tại quốc gia này đang bị chi phối bởi các phong trào Hồi giáo ở nam Nga.
Bây giờ, Moscow không còn có thể cố gắng vươn tay với tới khu vực miền Bắc Iran thông qua biển Caspian và gây ảnh hưởng ở đó, ngược lại Moscow đang lo ngại rằng Iran sẽ làm điều đó với họ khi thông qua Biển Caspian làm mất ổn định ở phía nam.
Năm 2011, mùa xuân Arab đã lấy đi một loạt mối liên hệ mà Nga thừa hưởng từ Liên Xô. Ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải, trên thực tế, giảm xuống còn một điểm duy nhất là căn cứ hải quân tại Tartus, trên bờ biển của Syria.
Bây giờ, Nga hỗ trợ chính phủ Syria - đồng minh mới nhất Địa Trung Hải của họ. Họ đã quyết định gửi tới Syria tàu sân bay duy nhất của mình, cũng như hàng loạt vũ khí mới và đạn dược cho quân đội Syria. Tuy nhiên, tương lai của Syria vẫn là một dấu hỏi lớn treo lơ lửng.
Trong khi đó, xã hội Nga hoàn toàn không muốn dính vào cuộc xung đột quân sự - không phải ở Syria cũng như Iran.
Ở Trung Á, Nga tuy lớn tiếng, nhưng hành động hết sức thận trọng. Tháng 6/2010, Roza Otunbayeva, Tổng thống Kyrgyzstan khi đó, bốn lần công khai yêu cầu Moscow gửi quân đội để hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc tại Osh. Đáp lại, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ hứa sẽ nghiên cứu đề nghị này.
Có lẽ hệ thống chính trị Nga tuy mang tiếng độc đoán, nhưng điện Kremlin đã chú ý lắng nghe công chúng thông qua một hệ thống rộng lớn của các cuộc thăm dò ý kiến xã hội.
Quân đội bị suy yếu, dân số già, thiếu sự hỗ trợ của công chúng cho cuộc phiêu lưu quân sự - thì dù Ivan Groznyi hay Joseph Stalin sống lại cũng khó có thể xoay chuyển tình thế. Và vì vậy, câu trả lời cho việc các lãnh đạo mới của Kremlin còn hứng thú quan hệ với Tehran thật lửng lơ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)