Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Lời giải cho bài toán phòng không tầm trung Việt Nam

Trong việc chống lại một cuộc tập kích đường không, lực lượng phòng không tầm trung có vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng.
Nhân tố quyết định thành bại
Trong thế trận phòng không của bất kỳ quốc gia nào, lực lượng phòng không tầm trung có vai trò chiến lược rất quan trọng. Nếu như lực lượng phòng không tầm xa đảm đương nhiệm vụ ngăn chặn đối phương tiến vào không phận, và đối tượng là các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS nhằm phá vỡ đội hình đối phương. Thế nhưng, một khi đối phương đã vượt qua được sự ngăn chặn của phòng không tầm xa, việc đảm bảo sự toàn vẹn bầu trời cũng như các mục tiêu quan trọng là nhiệm vụ nặng nề của phòng không tầm trung.

Với các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế chưa đủ khả năng để xây dựng một lực lượng phòng không tầm xa hùng hậu như Việt Nam, lực lượng phòng không tầm trung chính là nhân tố then chốt bẽ gãy các cuộc tập kích đường không của đối phương. Lịch sử xung đột giữa các quốc gia đã cho thấy, phòng không tầm trung chính là lực lượng tiêu diệt nhiều máy bay chiến đấu đối phương nhất. 

Trong rất nhiều hệ thống tên lửa phòng không tầm trung trên thế giới, 2K12 Kub, NATO định danh là SA-6 Gainful là một chuẩn mực tiêu biểu.

Tương tự như SA-2, SA-3, SA-6 vẫn là một trong những hệ thống phòng không chủ lực của 23 quốc gia, chủ yếu là châu Á, trong đó có Việt Nam. SA-6 Gainful nâng cấp vẫn xứng đáng với biệt danh "3 ngón tay của thần chết"
Nga và một số nước lớn của phương Tây liệt kê SA-6 Gainful vào những hệ thống đã lỗi thời, tuy nhiên, sức mạnh chiến đấu chống lại các cuộc tập kích đường không của SA-6 vẫn không hề suy giảm, đặc biệt là những gói nâng cấp vẫn duy trì một sức mạnh chiến đấu ngang ngửa các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại sau này.

Việc nâng cấp những hệ thống tên lửa phòng không được cho là đã lỗi thời luôn mang lại những bất ngờ lớn cho đối phương. Lầu Năm Góc có nằm mơ cũng không nghĩ rằng siêu máy bay ném bom tàng hình F-117A lại bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa lỗi thời như SA-3.

Đầu dò radar chủ động 9B-1103M-350
mang lại cho SA-6 khả  năng "bắn-quên"

SA-6 bắt đầu được triển khai trong quân đội Liên Xô vào năm 1965, đã chứng minh khả năng xuất sắc của mình trong cuộc xung đột Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab. Hệ thống này được ví là “ba ngón tay của thần chết” bởi khả năng  tuyệt vời của nó.

Tổng cộng, đã có 64 máy bay các loại đã bị bắn rơi bởi 95 tên lửa, tỷ lệ tiêu diệt máy bay là 1,48 quả/chiếc, một con số ấn tượng. Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại như Patriot của Mỹ, hay S-300 của Nga chưa chắc làm được điều này.

SA-6 Gainful sử dụng tên lửa đối nhiên liệu rắn, có khả năng cơ động chiến thuật rất cao. Toàn bộ hệ thống phóng, radar trinh sát và kiểm soát bắn đều được bố trí trên khung gầm xe GM-578 và GM568.

Mỗi xe phóng mang 3 tên lửa, radar trinh sát và kiểm soát bắn 1S91, radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 75km, dẫn hướng tên lửa tấn công mục tiêu ở cự ly 28km, radar có khả năng kiểm soát 6 mục tiêu và dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.

Tên lửa 3M9 có tầm bắn hiệu quả từ 4-24km, tầm cao hiệu quả lên đến 14km, tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bán chủ động.
Những nâng cấp đáng kể ở SA-6Tại Nga, SA-6 đã được thay thế bằng các hệ thống tên lửa đối không hiện đại hơn như Buk-M1/2/3. Nhưng bên cạnh đó, Nga cùng với Cộng hòa Séc đã giới thiệu các gói nâng cấp dành cho SA-6 mang lại một năng lực tác chiến vượt trội cho hệ thống này.

Nga đã giới thiệu gói nâng cấp tổng thể cho SA-6 bao gồm, nâng cấp máy tính điều khiển, khả năng kháng nhiễu của hệ thống, đặc biệt đề xuất trang bị đầu dò radar chủ động 9B-1103M-350 của tên lửa AA-12 cho tên lửa 9M9, cung cấp khả năng khóa mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 5m2 ở cự ly 40km.
Phòng điều khiển radar trinh sát và kiểm soát bắn của SA-6 sau khi nâng cấp.
Cộng hòa Séc đề xuất nâng cấp phần cứng và phần mềm cho radar 1S91 với khả năng phát sóng kỹ thuật số, cung cấp độ nhạy 75dB, radar sau nâng cấp có khả năng phát sóng ngắt quãng giúp hệ thống đối phó hiệu quả với các tên lửa chống bức xạ kiểu Shrike.

Gần đây, Nga đã giới thiệu gói nâng cấp mới cho SA-6 của Ai Cập bao gồm bổ sung kênh theo dõi và dẫn hướng quang học, nâng cấp radar và hệ thống kiểm soát bắn, thay thế tên lửa 3M9 bằng tên lửa 9M317E.

Tính năng của hệ thống sau nâng cấp như sau:

- Số mục tiêu theo dõi tăng từ 6 lên 12 mục tiêu
- Hệ thống có khả năng theo dõi và phân loại các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, cũng như các mục tiêu trên không khác.
- Các màn hình LCD độ phân giải cao thay thế cho các đồng hồ số cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về mục tiêu và các hệ thống liên quan.
- Hệ thống kiểm soát bắn với bộ vi xử lý kỹ thuật số có khả năng dẫn hướng cho hai tên lửa tấn công hai mục tiêu riêng biệt cùng lúc.
- Trang bị tên lửa 9M317E (biến thể xuất khẩu của tên lửa 9M317 thuộc hệ thống Buk-M2) với tầm bắn hiệu quả từ 4-25km tới 3-42km, tầm cao hiệu quả từ 300m-14km lên 150m-25km. Tốc độ của tên lửa tăng từ 600m/giây lên 1.200m/giây, khả năng hứng chịu ứng suất trọng trường của tên lửa tăng từ 7-8g lên 10-21,5g, xác suất tiêu diệt mục tiêu tăng lên đến 95%. Khối lượng tên lửa tăng từ 670kg lên 720kg, khối lượng đầu đạn từ 57kg lên 70kg.

Nhìn chung tính năng của SA-6 sau khi nâng cấp theo tiêu chuẩn trên đạt khả năng tương đương với hệ thống tên lửa đối không Buk-M1. 

Sau triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Lima được tổ chức tại Maylasia vào tháng 12/2011. Ông Ruslan Pukhov giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở tại Moscow, tiết lộ, phía Nga đang giới thiệu gói nâng cấp SA-6 đã thực hiện ở Ai Cập cho Việt Nam. 

Ông  Pukhov cho biết, Việt Nam đang có trong biên chế 4 trung đoàn tên lửa SA-6. Do đó, việc nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại là lời giải cho bài toán phòng không tầm thấp đến trung của Việt Nam.
Nguồn BAODATVIET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang