Trong 20 năm tới, Trung Quốc sẽ chi 24 tỉ USD để chế tạo thêm 113 tàu chiến.
Trong 20 năm tới, Trung Quốc sẽ chi 24 tỉ USD để chế tạo thêm 113 tầu chiến.
Theo bản điện tử của tạp chí “Quốc phòng” của Nga, Phó chủ tịch Trung Tâm nghiên cứu hải quân Quốc tế AMI của Mỹ Nugent cho biết, các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương chỉ đứng sau Mỹ trong việc mua sắm các vũ khí hải quân mới.
Về lĩnh vực phát triển lực lượng hải quân, đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Indonexia và các quốc gia khác.
Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ cơ bản vượt qua Hàn Quốc và trở thành quốc gia đóng tầu lớn nhất trên thế giới. Nhờ đó cũng giảm dần sự phụ thuộc của hải quân nước này vào các sản phẩm tầu chiến của nước ngoài.
Hơn nữa, Trung Quốc đã trở thành nước lớn về xuất khẩu vũ khí dùng cho hải quân, và sẽ chi 24 tỉ USD trong 20 năm tới để chế tạo thêm 113 tầu chiến.
Trong 20 năm tới, Trung Quốc sẽ chi 24 tỉ USD để chế tạo thêm 113 tầu chiến.
Theo bản điện tử của tạp chí “Quốc phòng” của Nga, Phó chủ tịch Trung Tâm nghiên cứu hải quân Quốc tế AMI của Mỹ Nugent cho biết, các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương chỉ đứng sau Mỹ trong việc mua sắm các vũ khí hải quân mới.
Về lĩnh vực phát triển lực lượng hải quân, đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Indonexia và các quốc gia khác.
Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ cơ bản vượt qua Hàn Quốc và trở thành quốc gia đóng tầu lớn nhất trên thế giới. Nhờ đó cũng giảm dần sự phụ thuộc của hải quân nước này vào các sản phẩm tầu chiến của nước ngoài.
Hơn nữa, Trung Quốc đã trở thành nước lớn về xuất khẩu vũ khí dùng cho hải quân, và sẽ chi 24 tỉ USD trong 20 năm tới để chế tạo thêm 113 tầu chiến.
Tầu khu trục của hải quân Trung Quốc |
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, có thể dự đoán Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về hải quân trong hàng chục năm tới. Nhưng các quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ sớm gia nhập vào tốp những quốc gia hùng mạnh về hải quân, cạnh tranh sát sườn với Nga, Nhật và một số nước Châu Âu. Trung tâm của các hoạt động hải quân trên thế giới sẽ chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là: Thứ nhất, kinh tế các nước Châu Á tăng trưởng ổn định trong thời kì dài.
Thứ hai, khu vực Châu Á Thái Bình Dương tập trung các tuyến hàng hải, các eo biển, cảng biển, khu thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Hơn nữa khu vực này lại có dân số đông, tài chính mạnh và các tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú.
Thứ ba, các nhân tố không mang tính quốc tế (như cướp biển, khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, buôn lậu ma túy, vượt biên trái phép, v.v…) và những nguy cơ đe dọa đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia ở các nước này đang không ngừng tăng lên, điều này khiến cho lực lượng hải quân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phi quân sự cũng như vấn đề quân sự.
Thứ tư, an ninh trong khu vực và mức độ tin tưởng lẫn nhau được hình thành trong lịch sử của các nước đang ngày càng xấu đi.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là: Thứ nhất, kinh tế các nước Châu Á tăng trưởng ổn định trong thời kì dài.
Thứ hai, khu vực Châu Á Thái Bình Dương tập trung các tuyến hàng hải, các eo biển, cảng biển, khu thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Hơn nữa khu vực này lại có dân số đông, tài chính mạnh và các tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú.
Thứ ba, các nhân tố không mang tính quốc tế (như cướp biển, khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, buôn lậu ma túy, vượt biên trái phép, v.v…) và những nguy cơ đe dọa đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia ở các nước này đang không ngừng tăng lên, điều này khiến cho lực lượng hải quân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phi quân sự cũng như vấn đề quân sự.
Thứ tư, an ninh trong khu vực và mức độ tin tưởng lẫn nhau được hình thành trong lịch sử của các nước đang ngày càng xấu đi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)