Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông

Cuộc hiện đại hóa quân sự cùng với sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc ở biển Đông đã khiến các thành viên ASEAN liên quan phải vận động Mỹ tham gia hơn nữa vào khu vực. Mỹ đã đáp lại bằng cách nêu ra tranh chấp Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội vào giữa năm. Sự can thiệp của Mỹ đã kích động một thái độ phẫn nộ từ phía Trung Quốc.


Năm 2010, sự quyết liệt của Trung Quốc diễn ra dưới hình thức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn để khẳng định quan điểm ngoại gia của mình về các tranh chấp trên biển. Hải quân PLA (PLAN) tiến hành 3 cuộc tập trận lớn xen giữa hội nghị ARF. Cuộc tập trận đầu tiên diễn ra vào đầu tháng 4, cuộc thứ 2 vào đầu tháng 7, và cuộc thứ 3 vào cuối tháng này. Cuộc đầu tiên và cuộc thứ 3 có sự tham gia của các các tàu chiến PLAN hiện đại nhất rút từ các đội tàu Biển Bắc, Đông và Nam. Cho tới trước cuộc tập trận đầu tiên, đội tàu Biển Đông là đội tàu duy nhất của PLAN hoạt động trên biển Đông. Cuộc tập trận thứ 3 là cuộc tập trận lớn nhất trong các cuộc tập trận tương tự và cũng rất nổi bật trên các tin tức truyền thông chủ chốt của Trung Quốc về các cuộc bắn tên lửa thật.
Hội nghị thường liên lần thứ 43 của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra vào ngày 19-20/7 sau cuộc tập trận lần thứ 2 của PLAN. Các bộ trưởng ASEAN tuyên bố coi DOC là "văn bản cột mốc trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc" và hướng dẫn các quan chức cấp cao triển khai Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về Thực thi DOC nhằm tiến tới thông qua một bộ quy tắc ứng xử.
Trước Hội nghị Bộ trưởng ARF lần thứ 17 vào ngày 23/7, Mỹ đã thông báo riêng với 7 một số thành viên ARF rằng bộ trưởng Ngoại giao Clinton sẽ có một sự can thiệp và kêu gọi ủng hộ. Khi phát hiện điều này, Trung Quốc đã tiếp cận từng nước ASEAN để cảnh báo họ trước việc quốc tế hóa vấn đề trên. Điều này đã tạo ra cảnh tưởng đối đầu ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington.
Tại hội nghị AFF, 11 trong 27 thành viên ARF ((Brunei, Malaysia, Philippine, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Australia, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc) cùng với Mỹ bày tỏ quan ngại về an ninh hàng hải tại Biển Đông. Bốn thành viên ASEAN từ chối bình luận (Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan).
Mặc dù các thảo luận trên tại Hội nghị ARF chỉ mang tính không chính thức, nhưng bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Clinton vẫn khẳng định quan điểm của Mỹ trong bình luận trước truyền thông. Bà tuyên bố Mỹ có "lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do lưu thông, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông" và giải quyết tranh chấp Biển Đông "quyết định tới ổn định khu vực". Về mặt này, bà Clinton tuyên bố Mỹ Hoa Kỳ hỗ trợ "quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế".  Bà cũng bác bó căn cứ tuyên bố của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Sự can thiệp của Ngoại trưởng Clinton được cho là đã khiến các đồng nghiệp Trung Quốc bị bất ngờ. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì cáo buộc Mỹ đang tiến hành âm mưu chống lại Trung Quốc. Sau khi nói bóng gió đến Việt Nam, Dương Khiết Trì nhằm thẳng vào bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo và tuyên bố, "Trung quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó đúng là một thực tế".
Theo một thông tin, một số thành viên ASEAN đã bị bất ngờ bởi sự quyết liệt trong lời phản bác của Bắc Kinh và bắt đầu "suy nghĩ lại về việc cầu cứu khẩn cấp sự can thiệp của Mỹ". Điều này được phản ánh trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN lần thứ 2, nơi dự thảo tuyên bố chung do Mỹ đề xuất để phản đối "việc sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên nào muốn giành chủ quyền gây tranh cãi trên biển Đông" bị xem xét lại và xóa bỏ toàn bộ các dẫn chiếu đến sử dụng vũ lực và Biển Đông.
Ba ngày trước hội nghị của các nhà lãnh đạo, một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tạo thêm áp lực ngoại giao lên các nước ASEAN bằng tuyên bố "Chúng tôi quan ngại về bất cứ dạng tuyên bố nào có thể được Mỹ và ASEAN đưa ra về Biển Đông" và "Chúng tôi kịch liệt phản đối bất cứ quốc gia nào không liên quan tới vấn đề Biển Đông can dự vào cuộc tranh chấp. Điều này sẽ chỉ làm phức tạp hơn thay vì giúp giải quyết vấn đề". Áp lực ngoại giao của Trung Quốc đã có hiệu quả như mong muốn. Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN thực thế đã thảo luận Biển Đông, theo một thông tinh chính thức của Nhà Trắng đưa ra ngay sau hội nghị.
Nhưng giọng điệu của tuyên bố chung đã nhẹ đi nhiều vì một số quốc gia ASEAN có quan điểm rằng hiện nay không phải là thời điểm để gây mối thù địch thêm nữa với Trung Quốc. Một quan chức ASEAN cấp cao tuyên bố "Có vẻ đây không phải là thời điểm thích hợp để nhận lấy cú đấm nặng ký của Trung Quốc". Một nhà ngoại giao ASEAN khác quan sát, "Chúng tôi cũng không muốn tạo ấn tượng rằng chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì Mỹ yêu cầu. Bằng cách không nhắc tới hai chữ "Biển Đông", chúng tôi đã giữ thể diện cho cả Trung Quốc và Mỹ".
Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục chứng tỏ sự quyết liệt hơn về quân sự. Ngày 2/11, lực lượng hải quân PLA tổ chức cuộc tập trận hải quân quy mô lớn lần thứ 4 tại Biển Đông trong cùng năm đó. Cộng lại, 4 cuộc tập trận này của PLAN là minh chứng cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển năng lực duy trì các cuộc triển khai hải quân rộng hơn ra ngoài khơi Biển Đông.
ASEAN và cấu trúc khu vực mới
Ngày 12/10, Việt nam chủ trì cuộc họp khai mạc hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với 8 đối tác đối thoại (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ). Trước hội nghị này, các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã đi đến đồng thuận rằng các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự chính thức và Biển Đông sẽ không được đưa ra trong tuyên bố chung cuối cùng". Nhưng không có quy định hay điều kiện nào được đặt ra cho 8 Bộ trưởng Quốc phòng các nước không thuộc ASEAN.
Tám thành viên, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Singapore và Việt Nam, đều nêu quan ngại về an ninh hàng hải trên Biển Đông. Đơn cử, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Mỹ quyết tâm vẫn duy trì can dự: "Mỹ luôn thực hành quyền của chúng tôi và ủng hộ quyền của các bên khác được lưu thông qua lại và hoạt động trong vùng biển quốc tế. Điều này sẽ không thay đổi, và cam kết của chúng tôi về việc tham gia các hoạt động và tập trận với các liên minh và đối tác khác cũng vậy".
Bộ trưởng Gates cũng nhấn mạnh đề nghị của bộ trưởng ngoại giao Clinton về tạo điều kiện thuận lợi thảo luận đa phương bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Nhưng, như trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương của Mỹ Kurt Campbell giải thích sau đó, những gì các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông muốn là "Mỹ hỗ trợ một quá trình. Thành thật mà nói, họ không mong muốn có một điều giải viên".
Các quan chức Trung Quốc phản ứng một cách một cách tức giận trước những quan ngại về an ninh hàng hải trên Biển Đông, nhưng giọng điệu đã có vẻ đã nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước kia. Một phát ngôn viên Bộ Quố phòng Trung Quốc ghi nhận rằng vấn đề Biển Đông được "nhắc đến", nhưng không phải đề cập "chính thức". "Đó là vấn đề của họ, chứ không phải vấn đề của chúng tôi". Buổi khai mạc hội nghị ADMM mở rộng lần đầu đã thông qua tuyên bố chung bao gồm cam kết của 18 bộ trưởng Quốc phòng nhằm "củng cố hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực thông qua thực hiện các hợp tác cụ thể và thực tế để giải quyết các vấn đề quốc phòng và an ninh, đảm bảo lợi ích của nhau, với mục tiêu xây dựng năng lực, phát triển chuyên môn, và củng cố phối hợp trong các lĩnh vực có thể đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực".
ADMM mở rộng thông qua 5 lĩnh vực hợp tác thực tế trong tương lai và thành lập Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM mở rộng) để thực hiện quyết định này. ADMM+ thống nhất tổ chức hội nghị lần thứ 2 vào năm 2013. ADSOM Plus tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 và thành lập 5 Nhóm công tác chuyên gia, mỗi nhóm được một thành viên ASEAN và ngoài ASEAN đồng chủ trì: Hỗ trợ nhân quyền và Giảm nhẹ thiên tai (Việt Nam và Trung Quốc), An ninh hàng hải (Malaysia và Australia), Y tế quân sự (Singapore và Nhật Bản), Chống khủng bố (Indonesia và Mỹ), và Hoạt động gìn giữ hòa bình (Philippine và New Zealand).
Kết luận
Trong năm 2010, an ninh khu vực Đông Nam Á chịu tác động của căng thẳng gia tăng trong quan hệ Trung-Mỹ, viêc tái can dự của Mỹ vào khu vực, và sự quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông. Đến cuối năm, căng thẳng Trung-Mỹ giảm bớt và quan hệ song phương trở lại quỹ đạo đi lên của nó. Điều này đã tạo cơ sở cho chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington vào tháng 1/2011. Tuyên bố chung công bố khi kết thúc chuyến thăm ghi nhận cam kết cả hai bên sẽ tôn trọng lợi ích cốt lõi và các mối quan tâm chính của nhau, và không nêu trực tiếp đến Biển Đông.
Sự tái cam kết của Mỹ với ASEAN đạt đến đỉnh điểm với việc tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN ở cấp nguyên thủ quốc gia/chính phủ. Mỹ cũng cam kết sẽ tham gia vào cấu trúc an ninh khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, bao gồm thông qua ADMM mở rộng và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Cá nhân các nước thành viên ASEAN chào đón sự tái cam kết của Mỹ, nhưng ASEAN nói chung đặc biệt thận trọng để phải theo bên nào, giữa Trung Quốc và Mỹ.
Sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Động là vấn đề an ninh nóng bỏng trong suốt cả năm. Nhưng lãnh đạo phía Trung Quốc đã thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN khi đồng ý khôi phục lại Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về thực thi DOC. Quyết định chuyển từ nhấn mạnh đàm phán song phương sang đa phương của Trung Quốc có thể do sự can thiệp của Mỹ theo lời kêu gọi của một số nhà nước ASEAN. Tuy nhiên, Biển Đông sẽ vẫn là một vấn đề an ninh khó giải quyết, chủ yếu vì yêu sách đòi chủ quyền hơn 80% khu vực của Trung Quốc xung đột với các tuyên bố chủ quyền của 4 quốc gia ven biển khác: Việt Nam, Philippine, Malaysia, và Brunei.
Diễn biến an ninh năm 2010 cho thấy cuộc đối đầu và cạnh tranh nước lớn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh Đông Nam Á bất chấp nỗ lực cao nhất của ASEAN nhằm bảo vệ mình khỏi các lực lượng này. Đông Nam Á sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc đối đầu và cạnh tranh quân sự Trung-Mỹ. ASEAN có thể giảm thiểu ảnh hưởng của những diễn biens này bằng cách củng cố tình đoàn kết, phát triển một Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN gắn kết, và tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm của mình trong cấu trúc an ninh khu vực. Cùng với đó, mỗi nhà nước trong ASEAN có thể củng cố an ninh của mình thông qua khả năng tự lực quốc phòng bằng cách tiếp tục hiện đại hóa các lực lượng như một hàng rào chống lại các bất ổn chiến lược.
  • Đình Ngân dịch theo Southeast Asian Affairs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang