"Ngày tôi đến, Trường Sa rợp mát bóng cây. Chạm cột mốc bỗng thấy mắt mình ướt. Những con sóng chồm lên vỡ òa trên cát. Gió biển mặn mòi trong ánh mắt tìm nhau...
Những bàn tay níu những bàn tay, trời đất quê hương gần gụi quá! Trường Sa như phép lạ..."
Tôi đã viết những dòng như thế ngay dưới chân cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa Lớn. Viết bằng cảm nhận của trái tim người con đất Việt. Để rồi, lắng nghe tiếng sóng vỗ mạn tàu, háo hức chờ đợi những trải nghiệm thú vị của hành trình trước mắt, tôi đã có một đêm thức trắng.
Ấn tượng đảo nổi
Rời Trường Sa Lớn, tàu HQ 996 tiếp tục đi về phía Nam. Những đảo nổi mà đoàn đặt chân đến: Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh…, mỗi nơi đều để lại ấn tượng riêng rất khó quên. Nếu ở Trường Sa Lớn, cây bàng vuông, cây tra và cây phong ba chiếm ưu thế, thì ở Trường Sa Đông, nhiều nhất lại là cây bàng và cây bão táp. Trong lúc chờ các xuồng đi sau cập đảo, tôi bắt gặp tốp chiến sỹ trẻ đang huấn luyện một chú chó rất tinh khôn ngay bên bờ sóng. Rất tự nhiên, chúng tôi làm quen với nhau: “Em là Nguyễn Đức Tùng”, “Em là Nguyễn Văn Thao”...
Tất cả mới sấp xỉ 20. Nét mặt thư sinh đã bắt đầu nhuốm màu nắng gió, các em kể chuyện hồn nhiên, chỉ người nghe lặng đi trong xúc động. Vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa ấp ủ những dự định cho tương lai. “Em muốn phục vụ quân đội lâu dài”, “Em lại muốn về đi học một nghề nào đó” . Thoáng chốc, những gương mặt trẻ măng vừa ưu tư đó bỗng tươi rói khi nhập vào “Vũ điệu thiên thần” do 3 nữ văn công biểu diễn. Quà tặng của lính đảo chỉ là những bông muống biển hái vội ngoài kè đá. Thế mà, nhận hoa, cô gái nào cũng bùi ngùi.
Tại Phan Vinh, một hòn đảo xanh mướt bóng cây, tôi ấn tượng mạnh với Trung úy cơ yếu Nguyễn Ngọc Quý. Anh ra Trường Sa lần đầu năm 1988. Khi ấy cả đảo Phan Vinh chỉ có 3 cây bàng vuông và 1 cây dừa. 10 năm sau cũng tại đảo Phan Vinh, anh làm quen với một cô gái qua mục kết bạn của báo Tiền Phong. Năm 2001, họ cưới nhau và hiện có một con gái 7 tuổi. Năm 2008, Quý lại có mặt ở Phan Vinh.
Những ngọn sóng hung hãn khiến chúng tôi một phen hú vía khi lên xuồng cập đảo An Bang. Sóng cứ chồm lên tung bọt quật thẳng vào những cô gái mảnh mai, yếu đuối. Trong tất cả các đảo, cập đảo An Bang là khó khăn nhất. Đảo tròn lại dốc ngược, sóng cứ đập vô hồi kỳ trận. Hai ba lần, xuồng chúng tôi bị sóng ném thẳng ra xa, mãi không chạm được vào bờ cát. Các nhà báo bị sóng ập lên trùm kín cả người và đồ đạc. Toàn thân chúng tôi ướt sũng, nhớp nháp nước biển, phải “mượn” đồ lính để thay tạm.
An Bang là hòn đảo khá đẹp, tựa như mâm xôi nổi giữa đại dương ngàn trùng sóng vỗ. 20 cây bàng vuông xoè tán phủ xanh không gian đảo khiến cái nắng cuối chiều gay gắt bỗng dịu đi. Đại úy Đồng Quang Tuyển - Đảo trưởng, luôn là đích ngắm của các nhà báo. Cái cách anh điều hành công việc khiến chúng tôi phục lăn. Đảo nhỏ, khách đông, vậy là khách ngủ trong nhà, còn tướng sỹ căng võng ngủ ngoài sân. Đêm ấy, được giao lưu văn nghệ cùng với các anh. Nghe tiếng hát vang lên từ những vồng ngực trẻ trung căng tràn khát vọng, không nén được xúc động, chúng tôi đã lặng lẽ lau nước mắt.
Nặng nghĩa đảo chìm
Hành trình đến với các đảo chìm là những kỷ niệm sâu đậm. Đảo Đá Tây, Đá Đông A, Tiên Nữ, Thuyền Chài, Núi Le... tựa như những lô cốt nhô lên từ mặt biển. Mỗi điểm đến là một câu chuyện nặng nghĩa nặng tình. Những người lính canh biển trời trong những "hộp diêm" này thật kiên cường. Họ ăn cùng sóng, ngủ cùng sóng và nhớ nhà cũng gửi theo sóng. Cây cối còi cọc vì gió biển, có khi chỉ đặt trên bàn cho có chút màu xanh.
Vậy mà ở nơi thiếu thốn trăm bề này, chẳng hiếm những người lính đã 3 lần ra với đảo. Trung uý Trần Văn Minh là một người như thế. Năm 1993, anh ra Trường Sa lần đầu, đóng ở Song Tử Tây 18 tháng. Năm 1996, ra đảo lần 2, đóng ở Cô Lin 25 tháng. Và bây giờ anh trụ lại Tiên Nữ đã 16 tháng rồi. Không nói nhiều về mình, anh say sưa kể về đồng đội, nước da đồng cứ bừng lên trong bình minh biển cả.
Sau một đêm chạy tàu không nghỉ, chúng tôi đã tới Thuyền Chài. Tôi thật sự bất ngờ, bởi đây là hòn đảo thứ 2 trong suốt hành trình, tôi bắt gặp màu áo quen thuộc của lính canh trời. Anh là Đại uý Hoàng Công Mạnh, nhân viên cơ yếu của Trung đoàn 293 (Sư đoàn 361). Mạnh bảo, ra đảo đã tròn một năm mà chưa nguôi nỗi nhớ nhà. Được cái bây giờ trên đảo đã có sóng điện thoại, nên anh gọi về trò chuyện với vợ và 2 thiên thần cũng thường xuyên hơn.
Xúc động nhất là khi tàu chúng tôi đến với nhà giàn DK01. Sóng to, gió lớn khiến con tàu không thể thả neo, xuồng cũng không thể cập nhà giàn. Bên kia nhà giàn, sự chờ đợi kiên nhẫn của cán bộ, chiến sỹ làm trái tim chúng tôi thổn thức. Đã có lệnh không đến được nhà giàn thì đưa lính đảo lên boong tàu giao lưu. Nhưng sóng mỗi lúc một to. Giữa tàu HQ 996 và nhà giàn là khoảng cách thấy được, mà không sao tới được.
Ba nữ ca sĩ: Ngọc Quỳnh, Thu Thuỷ và Liên Hương thay nhau hát bằng cả tấm lòng. Hát và trò chuyện với bộ đội qua bộ đàm. Những câu thăm hỏi ân cần, những lời làm quen vội vã. Tất cả cứ chìm đi trong tiếng sóng biển ầm ào. Thục Khuê, nữ phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam, cứng cỏi là thế, mà cũng chỉ nói được đôi câu rồi khóc nghẹn.
Từ phía nhà giàn, tiếng một chiến sỹ ngàn ngạt vọng sang: "Thục Khuê hát đi! Chúng tôi thèm nghe tiếng con gái lắm". "Xin lỗi các anh, Khuê không biết hát. Từ trái tim mình, Khuê gửi các anh nụ hôn, được không?".
Hình như có tiếng cười lính trẻ, làm khách đất liền cảm thấy nhẹ lòng hơn. Rồi con tàu rùng mình hú lên những hồi còi tạm biệt da diết. Bất ngờ Thục Khuê chạy ra giữa boong, cởi phăng chiếc áo khoác ngoài, hướng về phía nhà giàn vẫy rối rít trong màn nước mắt lã chã rơi. Chúng tôi đứng lặng trên boong, găm ánh mắt vào lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay trên nóc nhà giàn bằng tấm lòng cảm phục, tin yêu.
Những bàn tay níu những bàn tay, trời đất quê hương gần gụi quá! Trường Sa như phép lạ..."
Tôi đã viết những dòng như thế ngay dưới chân cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa Lớn. Viết bằng cảm nhận của trái tim người con đất Việt. Để rồi, lắng nghe tiếng sóng vỗ mạn tàu, háo hức chờ đợi những trải nghiệm thú vị của hành trình trước mắt, tôi đã có một đêm thức trắng.
Ấn tượng đảo nổi
Rời Trường Sa Lớn, tàu HQ 996 tiếp tục đi về phía Nam. Những đảo nổi mà đoàn đặt chân đến: Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh…, mỗi nơi đều để lại ấn tượng riêng rất khó quên. Nếu ở Trường Sa Lớn, cây bàng vuông, cây tra và cây phong ba chiếm ưu thế, thì ở Trường Sa Đông, nhiều nhất lại là cây bàng và cây bão táp. Trong lúc chờ các xuồng đi sau cập đảo, tôi bắt gặp tốp chiến sỹ trẻ đang huấn luyện một chú chó rất tinh khôn ngay bên bờ sóng. Rất tự nhiên, chúng tôi làm quen với nhau: “Em là Nguyễn Đức Tùng”, “Em là Nguyễn Văn Thao”...
Tất cả mới sấp xỉ 20. Nét mặt thư sinh đã bắt đầu nhuốm màu nắng gió, các em kể chuyện hồn nhiên, chỉ người nghe lặng đi trong xúc động. Vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa ấp ủ những dự định cho tương lai. “Em muốn phục vụ quân đội lâu dài”, “Em lại muốn về đi học một nghề nào đó” . Thoáng chốc, những gương mặt trẻ măng vừa ưu tư đó bỗng tươi rói khi nhập vào “Vũ điệu thiên thần” do 3 nữ văn công biểu diễn. Quà tặng của lính đảo chỉ là những bông muống biển hái vội ngoài kè đá. Thế mà, nhận hoa, cô gái nào cũng bùi ngùi.
Phút tâm tình người lính biển. |
Những ngọn sóng hung hãn khiến chúng tôi một phen hú vía khi lên xuồng cập đảo An Bang. Sóng cứ chồm lên tung bọt quật thẳng vào những cô gái mảnh mai, yếu đuối. Trong tất cả các đảo, cập đảo An Bang là khó khăn nhất. Đảo tròn lại dốc ngược, sóng cứ đập vô hồi kỳ trận. Hai ba lần, xuồng chúng tôi bị sóng ném thẳng ra xa, mãi không chạm được vào bờ cát. Các nhà báo bị sóng ập lên trùm kín cả người và đồ đạc. Toàn thân chúng tôi ướt sũng, nhớp nháp nước biển, phải “mượn” đồ lính để thay tạm.
An Bang là hòn đảo khá đẹp, tựa như mâm xôi nổi giữa đại dương ngàn trùng sóng vỗ. 20 cây bàng vuông xoè tán phủ xanh không gian đảo khiến cái nắng cuối chiều gay gắt bỗng dịu đi. Đại úy Đồng Quang Tuyển - Đảo trưởng, luôn là đích ngắm của các nhà báo. Cái cách anh điều hành công việc khiến chúng tôi phục lăn. Đảo nhỏ, khách đông, vậy là khách ngủ trong nhà, còn tướng sỹ căng võng ngủ ngoài sân. Đêm ấy, được giao lưu văn nghệ cùng với các anh. Nghe tiếng hát vang lên từ những vồng ngực trẻ trung căng tràn khát vọng, không nén được xúc động, chúng tôi đã lặng lẽ lau nước mắt.
Nặng nghĩa đảo chìm
Hành trình đến với các đảo chìm là những kỷ niệm sâu đậm. Đảo Đá Tây, Đá Đông A, Tiên Nữ, Thuyền Chài, Núi Le... tựa như những lô cốt nhô lên từ mặt biển. Mỗi điểm đến là một câu chuyện nặng nghĩa nặng tình. Những người lính canh biển trời trong những "hộp diêm" này thật kiên cường. Họ ăn cùng sóng, ngủ cùng sóng và nhớ nhà cũng gửi theo sóng. Cây cối còi cọc vì gió biển, có khi chỉ đặt trên bàn cho có chút màu xanh.
Vậy mà ở nơi thiếu thốn trăm bề này, chẳng hiếm những người lính đã 3 lần ra với đảo. Trung uý Trần Văn Minh là một người như thế. Năm 1993, anh ra Trường Sa lần đầu, đóng ở Song Tử Tây 18 tháng. Năm 1996, ra đảo lần 2, đóng ở Cô Lin 25 tháng. Và bây giờ anh trụ lại Tiên Nữ đã 16 tháng rồi. Không nói nhiều về mình, anh say sưa kể về đồng đội, nước da đồng cứ bừng lên trong bình minh biển cả.
Sau một đêm chạy tàu không nghỉ, chúng tôi đã tới Thuyền Chài. Tôi thật sự bất ngờ, bởi đây là hòn đảo thứ 2 trong suốt hành trình, tôi bắt gặp màu áo quen thuộc của lính canh trời. Anh là Đại uý Hoàng Công Mạnh, nhân viên cơ yếu của Trung đoàn 293 (Sư đoàn 361). Mạnh bảo, ra đảo đã tròn một năm mà chưa nguôi nỗi nhớ nhà. Được cái bây giờ trên đảo đã có sóng điện thoại, nên anh gọi về trò chuyện với vợ và 2 thiên thần cũng thường xuyên hơn.
Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ lãnh hải, biển đảo Tổ quốc. |
Ba nữ ca sĩ: Ngọc Quỳnh, Thu Thuỷ và Liên Hương thay nhau hát bằng cả tấm lòng. Hát và trò chuyện với bộ đội qua bộ đàm. Những câu thăm hỏi ân cần, những lời làm quen vội vã. Tất cả cứ chìm đi trong tiếng sóng biển ầm ào. Thục Khuê, nữ phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam, cứng cỏi là thế, mà cũng chỉ nói được đôi câu rồi khóc nghẹn.
Từ phía nhà giàn, tiếng một chiến sỹ ngàn ngạt vọng sang: "Thục Khuê hát đi! Chúng tôi thèm nghe tiếng con gái lắm". "Xin lỗi các anh, Khuê không biết hát. Từ trái tim mình, Khuê gửi các anh nụ hôn, được không?".
Hình như có tiếng cười lính trẻ, làm khách đất liền cảm thấy nhẹ lòng hơn. Rồi con tàu rùng mình hú lên những hồi còi tạm biệt da diết. Bất ngờ Thục Khuê chạy ra giữa boong, cởi phăng chiếc áo khoác ngoài, hướng về phía nhà giàn vẫy rối rít trong màn nước mắt lã chã rơi. Chúng tôi đứng lặng trên boong, găm ánh mắt vào lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay trên nóc nhà giàn bằng tấm lòng cảm phục, tin yêu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)