Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Indonesia sẽ đóng 44 tàu tàng hình cao tốc

Hải quân Indonesia vừa tổ chức lễ hạ thủy chính thức tàu tên lửa tàng hình nội địa thứ 2 mang tên KRI Kuijang-642.
Tham gia buổi lễ tại cảng Batu Ampar, ở Batam có Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro, Tư lệnh Quân đội Đô đốc Agus Suhartono và Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Soeparno.

Tàu cao tốc tên lửa thuộc dự án KRI-40 được nhà máy công nghiệp đóng tàu Hải quân PT Palindo Marine (PMI) tự thiết kế và đóng mới, trong đó sử dụng nhiều công nghệ đóng tàu của nước ngoài như Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Chuẩn Đô đốc Hải quân Indonesia TNI Sumartono tuyên bố, tới năm 2014, Hải quân Indonesia sẽ đóng tới 14 tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI-40 để triển khai đến khu vực biển Tây Indonesia và biển Bắc Sulawesi. 

Trong khi đó, kế hoạch tham vọng hơn cũng được thông qua để đóng tới 44 tàu tên lửa cao tốc loại này đến năm 2024.

Chiến hạm tên lửa cao tốc KRI Kuijang-642 của Hải quân Indonesia.

Phát biểu sau lễ hạ thủy tàu KRI Kuijang-642, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Yusgiantoro cho biết: "Tàu tấn công tên lửa tốc độ cao thuộc dự án KRI-40 không thể thiếu đối với các vùng lãnh hải và vùng hải đảo của nước này".

Hải quân Indonesia đã đưa vào vận hành tàu tên lửa tốc độ cao (KCR) KRI-641 từ tháng 9/2011. Tính tới thời điểm hiện tại, Indonesia đã có 2 tàu tên lửa tàng hình nội địa và tàu KRI-40 thứ ba cũng đang được nhanh chóng hoàn thiện.

Tàu tên lửa cao tốc tàng hình KRI-40 được ứng dụng các công nghệ hiện đại và có thể tàng hình trước radar của đối phương. Tàu có tải trọng khoảng 250 tấn, chiều dài thân tàu 44 m, rộng 7,4 m và mướn nước 1,54 m.

Tàu tên lửa  tên lửa dự án KRI-40 sử dụng 3 động cơ diesel MAN V12 công suất 1.800 mã lực, sử dụng 3 chân vịt 5 cánh và có tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ (48 km/h). Thủy thủ đoàn 35 người và có một cabin nghỉ ngơi cho 13 thủy thủ.

Vũ khí của tàu dự án KRI-40 bao gồm 4 ống phóng tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất, 2 súng máy phòng không 12,7 mm bố trí ở phía đuôi tàu. Ở phía mũi tàu có một bệ pháo 20 mm điều khiển thủ công để bắn máy bay và tấn công tàu mặt nước.

Với việc chế tạo thành công tàu tên lửa cao tốc Cluirt–641 và tàu Kujang-642, Indonesia đánh dấu bước nhảy vọt trong công nghệ chế tạo tàu chiến hiện đại trong khu vực Đông Nam Á

(Theo Jakata Post)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang