Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Tại sao Việt Nam mua SU-30MK2; Gerpad; KILO và Bastion-P?

Tại sao Việt Nam lại mua những loại vũ khí này để làm gì? Đương nhiên là để bảo vệ Tổ quốc.
Nếu như đây là câu trả lời thì câu hỏi xem ra có vẻ ngớ ngẩn nhưng với giới quân sự thì đây không phải là câu trả lời.

Lịch sử các cuộc chiến tranh giữ nước của Việt Nam có rất nhiều phương cách phòng thủ. Tùy theo mạnh yếu khác nhau, lúc thì dùng lực lượng phòng thủ ngay biên giới, lúc thì để giặc vào sâu trong lãnh thổ… Tuy nhiên dù có phòng thủ cách gì thì cũng chủ yếu phòng thủ bên trong vùng lãnh thổ.

Lịch sử ghi nhận duy nhất chỉ có một lần, dân tộc Việt đã tiến hành phòng thủ từ xa, ngoài biên giới, đó là trận đánh vào thành Ung Châu và Khâm, Liêm châu của nhà Tống khi quân Tống rục rịch chuẩn bị xâm lược Việt Nam, phá tan tành cơ sở vật chất kỹ thuật chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược của địch, sau đó rút về nước tổ chức phòng thủ ở sông Như Nguyệt.

Tấn công xâm lược Việt Nam từ hướng biển trong tình hình hiện nay là một thách thức mới mẻ trong công cuộc giữ nước của Việt Nam.

Lúc này đất liền là hậu phương mà biển Đông trở thành tiền tuyến. Vì vậy, hậu duệ con cháu của Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ…phải dày công nghiên cứu tổ chức phòng thủ khoa học, chặt chẽ, nhiều tầng, nhiều lớp, phối hợp với rất nhiều lực lượng mà đánh giặc giữ lấy nước.

Việt Nam là một đất nước có đường bờ biển dài hơn 3260km. Dài nhưng hẹp ở khu vực miền Trung, có nơi như Quảng Bình chiều ngang chừng 50km cho nên rất dễ bị chia cắt chiến lược khi đich tấn công đổ bộ từ hướng biển.

Do đó phải phòng thủ từ xa, càng xa càng tốt để giảm áp lực cho đất liền đồng thời làm cho không gian hoạt động của kẻ địch bị thu hẹp, hạn chế độ chính xác của tên lửa, dành thời gian cho các lực lượng đánh chặn triển khai đón đánh.

Đây là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng mà cả nước trong đó Hải quân Việt Nam là nòng cốt phải thực hiện bằng mọi giá.

Nếu như trong hải chiến hiện đại, phương án tác chiến được chia thành 3 không gian chiến trường: chiến trường trên biển, vùng trời trên biển và chiến trường trong lòng biển thì phòng thủ từ xa cũng phải ở 3 không gian chiến trường như thế.

Phòng thủ từ xa trên mặt biển (chống tàu chiến mặt nước)

Phòng thủ từ xa trước hết là bằng vũ khí trang bị công nghệ cao, hiện đại mà Việt Nam đã đang và sẽ có chuẩn bị sẵn.

Việt Nam đã có ít nhất 2 hệ thống Bastion-P. Theo lý thuyết thì phạm vi tiêu diệt được mục tiêu là 300km. Tuy nhiên khoảng cách này còn phụ thuộc rất lớn vào vị trí đặt Radar. Chẳng hạn radar đặt ở độ cao mực nước biển thì tầm bắn có hiệu quả chỉ 13km đối với mục tiêu cao 10m, nhưng bờ biển Việt Nam không thiếu gì núi cao sát biển do đó tầm hoạt động có hiệu quả trong 100 hải lý là điều có thể.

Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition sử dụng tên lửa YAxon.
Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.


Việt Nam có 2 tầu hộ vệ tên lửa Gerpad 3.9. Cũng theo lý thuyết thì với Radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1 tầm trinh sát tối đa 150km trong điều kiện biển động cấp 3; có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1000m từ khoảng cách 110km; có thể phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km.

Có thể bám cùng lúc 3-5 mục tiêu. Có thể phát hiện mục tiêu là tàu nổi có diện tích 10,000m2 từ ngoài đường chân trời…thì khoảng cách tác chiến có hiệu quả 100 hải lý trở lại.

Mặc dù nó có thể hoạt động độc lập nhưng với Hải quân Việt Nam thì chưa cần thiết mà luôn để nó hoạt động trong tầm bảo vệ của hệ thống phòng thủ bờ và các tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ. Khoảng cách bờ để chúng hoạt động an toàn nhất là 50 hải lý.

Máy bay SU-30MK2, loại máy bay này nếu chỉ tập trung cho nhiệm vụ đối với vũ khí như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước. Tầm bay không tiếp dầu chừng 3000km. Như vậy chỉ cần bán kính hoạt động 1000km hay chừng 500 hải lý là chúng có khả năng quần thảo trên khu vực tác chiến với thời gian khá lâu.

Radar N011M BARS có thể dò tìm các mục tiêu lớn trên biển trong khoảng cách lên đến 400 km (gần 200M), và các mục tiêu nhỏ trong khoảng cách 120 km( gần 60M) do đó chỉ cần SU-30MK2 bay ven bờ, trong tầm bảo vệ của hỏa lực phòng không cũng có thể tấn công tàu mặt nước địch ở khoảng cách trên 300M.

Như vậy, căn cứ vào tầm tác chiến có hiệu quả của 3 phương tiện trên thì phạm vi phòng thủ hay khoảng cách bờ biển mà Hải quân Việt Nam có thể tấn công là khoảng 250M (hải lý). Trong đó, nếu địch cách bờ từ 250-200M thì chỉ bị SU-30MK2 tấn công, từ 200-150M thì sẽ bị thêm Gerpad tấn công và từ 150M trở vào thì phải chịu thêm Bastion-P.

(Lưu ý một điều là tất cả những khoảng cách, tầm hiệu quả… là những giả định, không phải là sự thật chính xác, vì đây là bí mật quân sự và 3 loại vũ khí này chưa phải là tất cả trong hệ thống vũ khí phòng thủ biển của Việt Nam).

Khi hải quân địch tấn công, cụ thể dùng các tàu khu trục, tuần dương tên lửa, tàu ngầm, tàu săn ngầm… phóng tên lửa, pháo tầm xa vào bờ (các sân bay, bến cảng, trung tâm quốc phòng…) đồng thời tiêu diệt tàu mặt nước, tàu ngầm của ta  thì địch  triển khai vị trí tấn công cách bờ biển Việt Nam bao nhiêu hải lý?

Càng vào gần bờ thì càng bị nhiều nguy cơ giáng trả hơn. Tàu chiến đối phương không dại gì tấn công ở vị trí mà đều nằm trong tầm hiệu quả của các loại vũ khí phòng thủ của Việt Nam.

Vì thế với ưu thế công nghệ vượt trội (tên lửa bay xa, độ chính xác cao) chắc chắn vị trí đó phải lớn hơn 250M. Địch có thể vào gần hơn nếu SU-30MK2 chưa phải là thách thức lớn nhưng dứt khoát không thể nhỏ hơn 200M..

Rõ ràng chính việc triển khai Bastion-P, Gerpad 3.9 , SU-30MK2 và một số hệ thống phòng thủ khác đã tạo ra một khu vực phòng thủ rất xa bờ, đồng nghĩa với việc làm cho khoảng cách tiếp cận mục tiêu của địch gia tăng.

Nếu hệ thống phòng thủ bờ biết ngụy trang, nghi binh, tác chiến điện tử hiệu quả thì hạn chế rất nhiều khả năng tấn công của địch làm cho tên lửa, vũ khí địch thiếu chính xác, hiệu suất thấp. Do phải xa mục tiêu nên thời gian bay của tên lửa dài ra, các hệ thống đánh chặn có thêm thời gian lựa chọn, chuẩn bị đối phó.

Chiến dịch năm 1972 gắn liền với tên Thành cổ Quảng Trị chúng ta đã quá hiểu sự nguy hiểm và giá phải trả khi vùng trời bị Mỹ làm chủ, vùng biển thì Hạm đội 7 Mỹ làm mưa làm gió tha hồ nả pháo từ tầm xa cho đến tầm gần mà không quân ta, Hải quân ta không làm gì được. Thế và lực của ta ngày nay đã khác.

Lê Ngọc Thống

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang