Chiến tranh Iran có thể bắt đầu sau nửa giờ, Mỹ và Israel phải huy động 370 máy bay tham gia chiến dịch, trong các cuộc tập trận, quân đội Nga đang tập dượt tham gia cuộc chiến - đó là ý kiến của các chuyên gia quân sự Nga.
Mới đây được biết, quân đội Isrrael thành lập một bộ chỉ huy “các chiến dịch tầm xa” riêng (Deep Corps). Đứng đầu bộ chỉ huy này là thiếu tướng Shai Avital, cựu chỉ huy đơn vị đặc biệt tinh nhuệ Sayeret Matkal, đơn vị trong 50 năm tồn tại đã thực hiện không dưới 200 chiến dịch ở ngoài biên giới Israel, thể hiện hiệu quả chiến đấu cực kỳ cao. Đặc nhiệm Israel sẽ tham gia “các chiến dịch tầm xa” nào? Các chuyên gia tin chắc, mục tiêu gần nhất sẽ là Iran. Trong những tháng gần đây, ở Tel Aviv, ở cấp cao nhất, người ta đã đưa ra một số phát biểu rằng, xác suất giải pháp quân sự để giải quyết chương trình hạt nhân Iran mỗi ngày một cao hơn.
Đồng thời, Mỹ cũng khua trống trận ngày một to. Ngày 21.12, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey tuyên bố rằng, “trong trường hợp cần thiết< quân đội Mỹ có khả năng tấn công vào các mục tiêu hạt nhân và quân sự của Iran, nhưng hành động đó có thể kéo nước Mỹ vào một cuộc xung đột lâu dài” “sẽ trở thành thảm kịch cho khu vực và toàn thế giới”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thì phân giải, Mỹ không thể loại trừ việc tấn công Iran bởi lẽ họ không thể cho phép Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. “Nếu như chúng tôi sẽ có được thông tin nói rằng, họ đang phát triển vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ áp dụng mọi hành động cần thiết để ngăn chặn điều đó”, ông Panetta nói và cho hay, thời gian còn lại không nhiều: Iran “đến cuối năm 2012, nếu như không phải là sớm hơn” sẽ có khả năng chế tạo một vũ khí hạt nhân.
Triển vọng một cuộc chiến tranh mới ở Cận Đông sẽ hiện thực đến đâu? Hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia quân sự.
Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga Aleksandr Khramchikhin cho rằng, việc Iran bị tấn công lúc này là không thể tránh khỏi nữa. Iran không còn lấy một đồng minh nào trên thế giới, ngoại trừ Syria. Ngay cả trong thế giới Arab, Tehran cũng không còn được ai ủng hộ. Không loại trừ Syria cũng sẽ bị tấn công. Có thể chiến tranh sẽ mở màn chống lại cùng lúc hai nước này để “thanh lọc” toàn bộ khu vực Cận Đông phục vụ lợi ích của Mỹ và Israel.
Nga và Trung Quốc sẽ không dính vào. Bởi vậy, tất cả đang đi đến chỗ cuộc tấn công sẽ xảy ra. Chính vì vậy mà Mỹ đã vội vã rút quân khỏi Iraq để tránh đòn tấn công trả đũa của Iran.
Về thời gian tấn công Iran, thì có thể chờ đợi thậm chí sau nửa giờ. Israel đâu có bị ràng buộc bởi cam kết nào và từ lâu đã sẵn sàng tấn công.
Các hậu quả năng lượng và kinh tế đối với thế giới dưới dạng giá nhiên liệu sẽ tăng vọt cũng không thể ngăn cuộc chiến nổ ra, chính xác là không ngăn được Mỹ và Israel. Mỹ chở rất ít dầu từ Cận Đông, hơn nữa vài ngày trước họ đã bắt đầu mở niêm các kho dầu ở Alaska. Điều này chắc chắn cũng là một dấu hiệu của cuộc chiến đang đến gần. Chắc chắn sẽ có nạn nhân của giá dầu tăng vọt, trước hết là châu Âu, Ấn ĐỘ và Trung Quốc vì họ đang sống dựa vào dầu của Cận Đông.
Ông Khramchikhin hy vọng, Nga sẽ không đứng về bên nào trong cuộc chiến này mà chỉ là người quan sát. Hơn nữa, việc giá dầu tăng mạnh sẽ tạo cơ hội cho Nga sống dư dả trong vài năm nữa. Tuy nhiên, các kịch bản có sự tham chiến của Nga cũng đang được nghiên cứu.
Điều đó thể hiện rất rõ qua cuộc tập trận chiến dịch-chiến lược “Trung tâm 2011” diễn ra tháng 9.2011 với sự tham gia của Nga, Kazakhstan, Tadjikistan và Kyrzyzstan. Ở một nội dung thể hiện rất rõ việc diễn tập ngăn chặn cuộc tấn công của Iran từ trên bộ và trên biển vào hạ tầng dầu mỏ Kazakhstan ở khu vực ven biển Caspie. Không có quân đội Nga thì không thể ngăn chặn cuộc tấn công vào đồng minh của Nga.
Một số người cho rằng, nếu Iran bị dồn vào đường cùng, họ sẽ tiêu diệt toàn bộ hạ tầng không chỉ trên lãnh thổ của mình mà cả ở gần biên giới Iran, trong đó có Kazakhstan. Lúc đó, Moskva sẽ buộc phải nhảy vào bảo vệ đồng minh
Việc Nga liên tục tăng cường Hải đoàn Caspie chính là vì mục đích này. Trong số tất cả các binh đoàn của Hải quân Nga, Hải đoàn Caspie là đơn vị duy nhất trong 20 năm nay không hề suy yếu đi mà trái lại còn mạnh lên. Đó là vì khu vực này từ góc độ bảo đảm an ninh năng lượng là rất quan trọng đối với toàn thế giới. Iran cũng hiểu điều đó và chuẩn bị các biện pháp của họ.
Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa-chính trị, TS KHQS, Đại tá hải quân Konstantin Sivkov, khi đánh giá về tính nghiêm túc trong các phát biểu của giới quân sự Mỹ về việc bằng mọi giá không để Iran có vũ khí hạt nhân, nhận định, tất cả chỉ là những cái cớ. Chiến tranh chống Iraq cũng bắt đầu dưới ngọn cờ đấu tranh chống vũ khí hủy diệt lớn mà ở đó hoàn toàn chẳng có. Nhưng nhân dân Iraq đã bị đẩy vào một thảm họa quốc gia, còn thương vong của thường dân theo một số nguồn tin đã vượt quá 1 triệu người. Vì thế lần này, những câu chuyện về vũ khí hạt nhân Iran chỉ là cái cớ để hủy diệt một trung tâm thế lực địa-chính trị có đường lối chính trị độc lập, không theo đuôi Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ cũng gặp vấn đề khiến họ lâm vào tình thế nghiêm trọng và có thể buộc họ hành động cứng rắn chống Iran. Đó là tình thế cực kỳ nguy cấp của đạo quân Mỹ tại Afghanistan. Khi mà Pakistan cắt đứt khả năng tiếp cận hậu cần cho đạo quân này thông qua lãnh thổ của họ thì việc tiếp vận qua lãnh thổ Nga không thể bù đắp hoàn toàn tổn thất này. Trong khi đó, lượng hàng hóa cần thiết cho mỗi ngày đêm của đạo quân này là đến 8.000 tấn, tức là 8 đoàn tàu hỏa. Tình thế đó buộc người Mỹ phải tính cách mở cho mình một hành lang đến Afghanistan thông qua Iran.
Kế hoạch của Mỹ: Chiến địch chống Iran sẽ bắt đầu bằng việc không kích ồ ạt các mục tiêu hạ tầng quân sự quan trọng của Iran. Trong 48 giờ đầu chiến dịch, 2.500 mục tiêu trên lãnh thổ Iran gồm các cơ sở hạt nhân, các trận địa phòng không, bệ phóng tên lửa Shahab 3 và các sở chỉ huy sẽ bị tấn công. Mỹ sẽ mở màn chiến dịch với 65-70 máy bay tàng hình và 400 máy bay thông thường.
(1) Lò phản ứng nghiên cứu. Lò phản ứng và nhiên liệu để chạy do Mỹ cung cấp trong thập niên 1960 theo chiến lược thời chiến tranh lạnh.
(2) Nhà máy làm giàu Uranium. Theo các chuyên gia, khi hoạt động đủ công suất, nhà máy có thể sản xuất Uranium làm giàu đủ để sản xuất 20 đơn vị vũ khí hạt nhân/năm.
(3) Mỏ Uranium rộng 100-150 km2 với trữ lượng 3.000-5.000 tấn Uranium oxit.
(4) Nhà máy điện nguyên tử đang xây dựng. Nhà máy có 2 tổ máy, việc xây dựng một tổ máy, theo một số nguồn tin, đã gần hoàn thành.
(5) Nhà máy xử lý Uranium. Tại đây có thể sản xuất khí dùng để làm giàu Uranium, Uranium oxit, cũng như kim loại Uranium nghèo có thể dùng làm vỏ đầu đạn hạt nhân.
(6) Nhà máy sản xuất nước nặng. Nước nặng dùng để kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở một số loại lò phản ứng, cũng như để sản xuất Plutonium cho bom hạt nhân.
(1) Lò phản ứng nghiên cứu. Lò phản ứng và nhiên liệu để chạy do Mỹ cung cấp trong thập niên 1960 theo chiến lược thời chiến tranh lạnh.
(2) Nhà máy làm giàu Uranium. Theo các chuyên gia, khi hoạt động đủ công suất, nhà máy có thể sản xuất Uranium làm giàu đủ để sản xuất 20 đơn vị vũ khí hạt nhân/năm.
(3) Mỏ Uranium rộng 100-150 km2 với trữ lượng 3.000-5.000 tấn Uranium oxit.
(4) Nhà máy điện nguyên tử đang xây dựng. Nhà máy có 2 tổ máy, việc xây dựng một tổ máy, theo một số nguồn tin, đã gần hoàn thành.
(5) Nhà máy xử lý Uranium. Tại đây có thể sản xuất khí dùng để làm giàu Uranium, Uranium oxit, cũng như kim loại Uranium nghèo có thể dùng làm vỏ đầu đạn hạt nhân.
(6) Nhà máy sản xuất nước nặng. Nước nặng dùng để kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở một số loại lò phản ứng, cũng như để sản xuất Plutonium cho bom hạt nhân.
Về chiến dịch quân sự thì nó thực sự khả thi, song không phải là chiến dịch trên bộ mà là chiến dịch đường không-vũ trụ có sử dụng không quân, không quân hải quân và không quân chiến lược. Hiện nay, không thể mở chiến dịch mặt đất đánh Iran. Nếu căn cứ vào quân số lực lượng vũ trang Iran thì để giành thắng lợi trên mặt đất, sẽ cần thành lập một đạo quân có quân số không dưới 1 triệu người và lập các kho dự trữ các loại cỡ gần 10 triệu tấn.
Ngoài ra, còn phải thành lập một lực lượng không quân với không dưới 300-400 máy bay triển khai trên mặt đất, 200-300 máy bay trên tàu sân bay. Với lực lượng như thế, Mỹ sẽ có thể giải quyết được nhiệm vụ và chế áp lực lượng phòng không và bảo đảm phá hủy chắc chắn tổ hợp các nhà máy cấu thành chương trình hạt nhân Iran. Nhưng để tiến hành một chiến dịch quy mô nhường ấy, các khả năng của Mỹ lại bị hạn chế đến mức có thể nó là họ hoàn toàn không có những khả năng ấy. Trước hết, vấn đề là ở chỗ không có bàn đạp địa-chiến lược mà ở đó sẽ có thể triển khai một đạo quân như vậy. Nếu nhìn lên xung quanh Iran, có thể thấy đơn giản là không có một vị trí như vậy.
Bởi vậy, người Mỹ chỉ còn cách tiến hành một chiến dịch tiến công đường không nhỏ gọn với lực lượng đến 300 máy bay: gần 250 máy bay trên hạm, gần 50 máy bay ném bom chiến lược từ các căn cứ xa hơn. Israel cũng có thể đóng góp gần 70 máy bay. Một chiến dịch như vậy sẽ chỉ cho phép giải quyết một khối lượng nhiệm vụ hạn chế. Họ sẽ không thể phá hủy toàn bộ tổ hợp của chương trình hạt nhân Iran, nhưng gây thiệt hại đáng kể cho nó thì họ sẽ làm được.
Về khả năng của Iran đánh trả một cuộc tấn công như vậy, ông Sivkov cho biết, Iran có 48 tiêm kích F-14 Tomcat - đây là loại máy bay uy lực rất mạnh với các tên lửa có tầm bắn 160 km và radar trên khoang mạnh. Lực lượng máy bay còn lại là các loại lạc hậu như F-4. Ngoài ra, Iranconf có khoảng 20-25 chiếc MiG-29. Hệ thống phòng không Iran được xây dựng theo các nguyên tắc cũ, tức là trên cơ sở các đài radar mặt đất. Nhưng thậm chí một hệ thống phòng không như vậy nếu được sử dụng khéo léo cũng có thể gây tổn thất nặng nề cho đối phương. Iran sẽ không thực sự ngăn chặn được cuộc tấn công đường không, song họ có thể ngăn ngừa tổn thất có thể ở mức đáng kể.
Bởi vậy, người Mỹ chỉ còn cách tiến hành một chiến dịch tiến công đường không nhỏ gọn với lực lượng đến 300 máy bay: gần 250 máy bay trên hạm, gần 50 máy bay ném bom chiến lược từ các căn cứ xa hơn. Israel cũng có thể đóng góp gần 70 máy bay. Một chiến dịch như vậy sẽ chỉ cho phép giải quyết một khối lượng nhiệm vụ hạn chế. Họ sẽ không thể phá hủy toàn bộ tổ hợp của chương trình hạt nhân Iran, nhưng gây thiệt hại đáng kể cho nó thì họ sẽ làm được.
Về khả năng của Iran đánh trả một cuộc tấn công như vậy, ông Sivkov cho biết, Iran có 48 tiêm kích F-14 Tomcat - đây là loại máy bay uy lực rất mạnh với các tên lửa có tầm bắn 160 km và radar trên khoang mạnh. Lực lượng máy bay còn lại là các loại lạc hậu như F-4. Ngoài ra, Iranconf có khoảng 20-25 chiếc MiG-29. Hệ thống phòng không Iran được xây dựng theo các nguyên tắc cũ, tức là trên cơ sở các đài radar mặt đất. Nhưng thậm chí một hệ thống phòng không như vậy nếu được sử dụng khéo léo cũng có thể gây tổn thất nặng nề cho đối phương. Iran sẽ không thực sự ngăn chặn được cuộc tấn công đường không, song họ có thể ngăn ngừa tổn thất có thể ở mức đáng kể.
"Các cơ sở hạt nhân Iran nằm ở Arak, Ardakan (đang xây dựng tổ hợp khai khoáng), Bandar-Abbas (tổ hợp khai khoáng), Bushehr, Darkovin, Isfahan, Qom, Natanz, Saghand (mỏ Uranium), Tehran. Các chuyên gia cho rằng, một số cơ sở hạt nhân các nhà quan sát vẫn chưa biết vì được giấu ngầm dưới đất, kể cả trong các hang núi và đường hầm.
Ở gần Arak có nhà máy HWPP sản xuất nước nặng. Gần đó đang xây dựng lò phản ứng nước nặng nghiên cứu. Theo các thỏa thuận đã ký, các thanh sát viên IAEA chỉ có quyền tiếp cận lò phản ứng.
Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Iran ở Bushehr, mà trong thập kỷ 1970, các chuyên gia Đức đã bắt tay xây dựng, đã được xây dựng xong với sự tham gia của các chuyên gia Nga. Sau khi đưa nhà máy vào hoạt động, Nga có trách nhiệm cung cấp nhiên liệu hạt nhân để làm việc trong 11 năm cho Iran. Nhà máy bắt đầu hoạt động vào ngày 21.8.2010, khiến Bộ Ngoại giao Israel rất tức giận.
Tháng 6.2007, Iran thông báo bắt đầu tự xây dựng nhà máy điện nguyên tử thứ hai tại công trường “Ahvaz” ở Darkovin. Trong hơn 1 năm, Iran không cung cấp tài liệu thiết kế nhà máy này cho IAEA.
Tại Isfahan đã xây dựng xong nhà máy chuyển hóa UCF, dừng hoạt động từ tháng 8.2009 để sửa chữa và bảo dưỡng. Các thanh sát viên IAEA vào tháng 10.2009 đã phát hiện tại nhà máy các thùng chứa nước nặng, mặc dù các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ buộc Iran phải dừng các dự án nước nặng. Cũng ở khu vực Isfahan còn có nhà máy nhiên liệu FMP và nhà máy ziricon ZPP.
Từ năm 2007, Iran tiến hành xây dựng nhà máy phân tách FFEP (cơ sở Fordow) gần thành phố Qom. Ở Natanz, nhà máy phân tách FEP liên tục làm giàu Uranium cho lò phản ứng (dưới 5 %), còn ở nhà máy PFEP với trang bị hiện đại vào tháng 2.2010, lần đầu tiên Iran có khả năng làm giàu Uranium 20%.
Tại Tehranе có một lò phản ứng nghiên cứu đã cũ do Mỹ xây dựng trong thập niên 1960 để nghiên cứu và sản xuất thuốc.
Năm 2009, được biết, trong tương lai gần, Iran dự định xây dựng 20 nhà máy điện nguyên tử mới và 10 nhà máy làm giàu Uranium mới."
Nguồn VIETNAMDEFENCE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)