Năm 2011 đã ghi dấu những thành công nổi bật đối với nền công nghiệp - quốc phòng Việt Nam, với các thành tựu quốc phòng quan trọng.
Báo GDVN xin tổng hợp 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam trong năm 2011 vừa qua.
1.Chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp.
2. Chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar.
3. Hạ thủy tàu K122 cho Hải quân.
4. Tiếp nhận các thiết bị từ nước ngoài để tự đóng 4 tàu tên lửa Molnya.
5. Bàn giao tàu khảo sát, đo đạc biển.
6. Nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA).
8. Tự đóng được tàu pháo TT400TP.
9. Hồi sinh xe thiết giáp V-100.
Cán bộ, công nhân viên thuộc Tổng cục Kỹ thuật đã khôi phục, nâng cấp V-100, mẫu xe thiết giáp lội nước bánh lốp mà Việt Nam thu được của Mỹ sau chiến tranh.
10. Thử nghiệm kính ngắm MS.
Nhằm mục tiêu đưa quân đội Việt Nam ngày càng chính qui, tinh nhuệ và tiến lên hiện đại. Nhà nước đã tích cực đầu tư cho các ngành công nghiệp quốc phòng để có thể từng bước tự thiết kế, chế tạo, xây dựng dây chuyền sản xuất…các loại vũ khí hiện đại, góp phần tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội trong thời kỳ mới.
Báo GDVN xin tổng hợp 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam trong năm 2011 vừa qua.
1.Chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp.
Việc chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng |
Đánh dấu một trong những thành công vượt bậc của nền công nghiệp – quốc phòng nước nhà đó là việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm do Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) nghiên cứu và chế tạo.
Việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc từng bước tự làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học-kỹ thuật nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội.
Việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc từng bước tự làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học-kỹ thuật nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội.
2. Chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar.
Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam hoàn toàn có thể được ứng dụng phủ lớp sơn tàng hình trong tương lai |
Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) đã nghiên cứu, chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ...
Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho vũ khí trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay.
Sơn có thể ứng dụng để phủ lên các bề mặt vũ khí, trang bị kỹ thuật như máy bay, tàu chiến…giúp giảm được tiết diện phản xạ tín hiệu radar và tăng cường khả năng sống còn cho người cũng như VKTB trên chiến trường.
Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho vũ khí trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay.
Sơn có thể ứng dụng để phủ lên các bề mặt vũ khí, trang bị kỹ thuật như máy bay, tàu chiến…giúp giảm được tiết diện phản xạ tín hiệu radar và tăng cường khả năng sống còn cho người cũng như VKTB trên chiến trường.
3. Hạ thủy tàu K122 cho Hải quân.
Tàu chở khách lớn nhất và hiện đại nhất K122 cho Hải quân Việt Nam |
Thành công nổi bật đầu tiên trong năm 2011 đó là việc xuất xưởng chiếc tàu chở khách hiện đại nhất và lớn nhất K122 cho Quân chủng Hải quân do Nhà máy Z189 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) thực hiện thiết kế và đóng tàu.
Quá trình tổ chức thi công đóng tàu K122, nhà máy Z189 đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật cùng các tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ hiện đại của các đối tác châu Âu để có thể tiếp thu công nghệ, cũng như nâng cao trình độ đóng tàu.
Việc đóng và hạ thủy thành công tàu chở khách K122 đảm bảo các tính năng kỹ thuật, đạt chất lượng tốt sẽ góp phần xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
4. Tiếp nhận các thiết bị từ nước ngoài để tự đóng 4 tàu tên lửa Molnya.
Năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhận được các hệ thống điện tử, radar, vũ khí, động cơ…từ các công ty đóng tàu Nga và Ukraina để có thể sớm hoàn thành việc đóng 4 tàu tên lửa Molnya đầu tiên theo một hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được ký trước đó với phía Nga.
Theo hợp đồng, 4 tàu tên lửa lớp Molnya đang đóng ở Việt Nam dưới sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật của các kỹ sư từ Nga để có thể tiếp thu kinh nghiệm trong việc tự chủ đóng mới các chiến hạm hiện đại, giúp cho ngành công nghiệp đóng tàu quân sự nước ta tiếp thu được công nghệ đóng tàu của nước ngoài, tiến tới có thể tự thiết kế và đóng tàu chiến hiện đại trong tương lai gần.
5. Bàn giao tàu khảo sát, đo đạc biển.
Tiếp nối thành công của tàu chở khách K122 là việc Việt Nam đã tự đóng và bàn giao tàu khảo sát đo đạc biển HSV-6613 hiện đại mang tên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cho đoàn đo đạc, vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (Quân chủng Hải quân).
Tàu HSV - 6613 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và thi công tại Công ty Sông Thu góp phần khắc phục tình trạng thiếu trang bị phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, đo đạc biển, thiết lập hải đồ toàn cảnh vùng biển Việt Nam, tạo điều kiện tốt cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển…Việc hoàn thành đóng tàu khảo sát, đo đạc biển với đối tác Hà Lan sẽ giúp tận dụng khai thác được các công nghệ đóng tàu cũng như các thiết bị điện tử tiên tiến từ phương Tây.
Tàu HSV - 6613 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và thi công tại Công ty Sông Thu góp phần khắc phục tình trạng thiếu trang bị phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, đo đạc biển, thiết lập hải đồ toàn cảnh vùng biển Việt Nam, tạo điều kiện tốt cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển…Việc hoàn thành đóng tàu khảo sát, đo đạc biển với đối tác Hà Lan sẽ giúp tận dụng khai thác được các công nghệ đóng tàu cũng như các thiết bị điện tử tiên tiến từ phương Tây.
6. Nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA).
Nhằm phục vụ cho việc nâng cấp, cải tiến các xe tăng T-54/55 đang được sử dụng với số lượng lớn trong quân đội.
Viện T thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3), cũng như các loại đạn lõm chống tăng thông thường để có thể lắp ghép trên các loại tăng hiện có của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam.
Viện T thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3), cũng như các loại đạn lõm chống tăng thông thường để có thể lắp ghép trên các loại tăng hiện có của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam.
Việc thiết kế chế tạo giáp phản ứng nổ đều dùng nguyên liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm đáng kể kinh phí. Trong khi, tính năng kỹ thuật giáp do Việt nam chế tạo được đánh giá tương đương các loại giáp trên thế giới trong chiến đấu.
7. Nâng cấp cải tiến xe tăng, tên lửa.
Cục kỹ thuật binh chủng công binh đã thực hiện tốt công tác đảm bảo khí tài tên lửa, xe tăng, thiết giáp sẵn sàng chiến đấu cao bảo vệ tổ quốc trước tình hình an ninh - quốc phòng luôn có biến động.
Bên cạnh đó, cục kỹ thuật còn thực hiện một số chương trình cải tiến tổ hợp tên lửa, xe tăng - thiết giáp. Đặc biệt, cục chủ trì dự án nâng cấp hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B.
Theo đó, trong quá trình nâng cấp xe tăng T-54B đã được ứng ụng một số công nghệ mới, tháp pháo vát góc và đặc biệt là xe tăng có thể bắn khi hành tiến (trước kia không thể vừa chạy vừa bắn). Điều này sẽ nâng cao đáng kể sức chiến đấu của bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam.
Cục kỹ thuật binh chủng công binh đã thực hiện tốt công tác đảm bảo khí tài tên lửa, xe tăng, thiết giáp sẵn sàng chiến đấu cao bảo vệ tổ quốc trước tình hình an ninh - quốc phòng luôn có biến động.
Bên cạnh đó, cục kỹ thuật còn thực hiện một số chương trình cải tiến tổ hợp tên lửa, xe tăng - thiết giáp. Đặc biệt, cục chủ trì dự án nâng cấp hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B.
Theo đó, trong quá trình nâng cấp xe tăng T-54B đã được ứng ụng một số công nghệ mới, tháp pháo vát góc và đặc biệt là xe tăng có thể bắn khi hành tiến (trước kia không thể vừa chạy vừa bắn). Điều này sẽ nâng cao đáng kể sức chiến đấu của bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam.
8. Tự đóng được tàu pháo TT400TP.
Tàu pháo TT400TP |
Dựa vào tài liệu sơ bộ của đối tác, Công ty Hồng Hà hoàn thiện thiết kế, chế tạo tàu pháo TT400TP, đánh dấu bước trưởng thành mới của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.
9. Hồi sinh xe thiết giáp V-100.
Cán bộ, công nhân viên thuộc Tổng cục Kỹ thuật đã khôi phục, nâng cấp V-100, mẫu xe thiết giáp lội nước bánh lốp mà Việt Nam thu được của Mỹ sau chiến tranh.
10. Thử nghiệm kính ngắm MS.
Việt Nam đã phát triển và sản xuất thành công mẫu kính ngắm quang học đa năng MS để lắp cho súng AK báng gập và cả súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh khác, nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố…
Kính ngắm quang học đa năng MS là đề tài khoa học cấp bộ, do Bộ môn Khí tài quang học (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự) triển khai thực hiện từ năm 2007. Đề tài đang trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm nhưng đã được các sỹ quan quân đội đánh giá cao.
Kính ngắm MS có kết cấu chắc chắn, tin cậy, sử dụng đơn giản, thao tác lắp kính nhanh (không quá 10 giây), có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm, khi bắn găm, bắn gần và bắn các mục tiêu ở cự ly xa, nhờ sử dụng dấu ngắm màu đỏ kết hợp với chỉ thị mục tiêu bằng tia laze.
Trịnh Xuân Tuân
Nguồn GIAODUC.NET
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)