Bộ Quốc phòng Malaysia đang xem xét khả năng mua máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi tuyên bố tại Irkutsk sau khi thăm nhà máy sản xuất máy bay Irkut
Yak-130 |
“Có khả năng lớn là chúng tôi sẽ làm việc với máy bay này”, ông nói và cho biết thêm là hiện nay hai bên đang thống nhất số lượng Yak-130 mà Malaysia có thể mua. Ông Hamidi cũng nói, Malaysia đang xem xét khả năng mua thêm 1 lô Su-30MKM.
Yak-130 |
Trước đó, có tin Malaysia sắp ký hợp đồng mua thêm 18 tiêm kích Su-30МКМ của Nga trị giá ước 900 triệu USD. Dự kiến, các máy bay này sẽ được hiện đại hóa trước khi chuyển giao để có thêm khả năng mang tên lửa hành trình siêu âm Nga-Ấn BrahMos. 18 chiếc Su-30МКМ hiện có của Malaysia cũng sẽ được nâng cấp theo cách này.
Hiện nay, máy bay chiến đấu Nga chiếm hơn 1/2 đội máy bay tiêm kích của Malaysia. Không quân Malaysia đang khai thác 16 chiếc MiG-29N, một phần trong số đó được cung cấp trong thập niên 1990 để đổi lấy dầu cọ và cao su, và 18 Su-30МКМ.
Ngoài ra, họ còn có 10 chiếc F/RF-5E Tiger II và 8 F/A-18D Hornet. Không quân Malaysia còn sử dụng 14 máy bay huấn luyện-chiến đấu BAE Hawk 208 làm tiêm kích hạng nhẹ.
Hiện nay, máy bay chiến đấu Nga chiếm hơn 1/2 đội máy bay tiêm kích của Malaysia. Không quân Malaysia đang khai thác 16 chiếc MiG-29N, một phần trong số đó được cung cấp trong thập niên 1990 để đổi lấy dầu cọ và cao su, và 18 Su-30МКМ.
Ngoài ra, họ còn có 10 chiếc F/RF-5E Tiger II và 8 F/A-18D Hornet. Không quân Malaysia còn sử dụng 14 máy bay huấn luyện-chiến đấu BAE Hawk 208 làm tiêm kích hạng nhẹ.
Hiện nay, Không quân Malaysia sử dụng các loại máy bay huấn luyện sau đây: Hawk Mk.208: Đặt mua 18 chiếc của Anh năm 1990, nhận năm 1994-1995. Hiện tại, Không quân Malaysia có trong biên chế 15 chiếc loại này. MB-339AM: Đặt mua 12 chiếc của Italia năm 1982, nhận năm 1983-1984. Hiện tại, Không quân Malaysia có trong biên chế 8 chiếc MB-339AM thuộc lô này. Malaysia mua thêm 1 chiếc năm 1985. MB-339CM: Đặt mua 8 chiếc của Italia năm 2006, nhận năm 2009. Hiện tại, Không quân Malaysia có trong biên chế 8 chiếc loại này. MD3-160: Malaysia đã sản xuất 20 chiếc loại này từ năm 1995-1999, theo hợp đồng sản xuất theo giấy phép ký năm 1993. PC-7 Pilatus: Năm 1981, đã đặt mua 44 chiếc loại này của Thụy Sĩ, nhận năm 1982-1984. Hiện tại, Không quân Malaysia có trong biên chế 30 chiếc loại này. PC-7 Mk.2 Turbo Trainer: Năm 2000 đã đặt mua 9 chiếc loại này của Thụy Sĩ, nhận năm 2001. Hợp đồng thứ hai mua 10 chiếc đã ký năm 2006, nhận năm 2007. Hiện tại, Không quân Malaysia có trong biên chế 18 chiếc loại này. |
Điều thú vị là người anh em “cùng cha khác mẹ” của Yak-130 vài ngày trước cũng được Không quân Italia đưa vào trang bị. Họ đã tiếp nhận máy bay huấn luyện Master đầu tiên.
Công ty Alenia Aermacchi đã bàn giao cho Không quân Italia chiếc M-346 Master đầu tiên. Trong Không quân Italia, máy bay có ký hiệu T-346A. Ban đầu, 2 máy bay đầu tiên sẽ được biên chế cho đơn vị bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Pratica di Mare. 4 chiếc nữa và hệ thống huấn luyện mặt đất sẽ được chuyển giao vào năm 2012.
Không quân Italia ký hợp đồng đầu tiên mua 6 M-346, các thiết bị huấn luyện bay, bảo đảm vật chất kỹ thuật cho thiết bị, đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng huấn luyện và khai thác mặt đất М-346 tại trường bay ở Lecce trị giá 220 triệu euro vào năm 2009. Sau đó, họ ký hợp đồng mua thêm 6 chiếc Master. Nếu tính cả các mẫu thử nghiệm của máy bay, Không quân Italia sẽ nhận được tổng cộng 15 T-346A. Bộ Quốc phòng Italia đã cấp chứng chỉ cho máy bay vào tháng 6.2011.
M-346 do Alenia Aermacchi hợp tác với Viện thiết kế Yakovlev của Nga phát triển, song do bất đồng nên việc phát triển máy bay ở giai đoạn cuối đã bị đình chỉ. Toàn bộ tài liệu về máy bay được Nga giao cho công ty Italia. M-346 thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2004. Máy bay có khả năng bay với tốc độ 1.050 km/h. Biến thể chiến đấu của M-346 có khả năng mang vũ khí treo bên ngoài nặng đến 3 tấn trên 5 điểm treo.
Công ty Alenia Aermacchi đã bàn giao cho Không quân Italia chiếc M-346 Master đầu tiên. Trong Không quân Italia, máy bay có ký hiệu T-346A. Ban đầu, 2 máy bay đầu tiên sẽ được biên chế cho đơn vị bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Pratica di Mare. 4 chiếc nữa và hệ thống huấn luyện mặt đất sẽ được chuyển giao vào năm 2012.
Không quân Italia ký hợp đồng đầu tiên mua 6 M-346, các thiết bị huấn luyện bay, bảo đảm vật chất kỹ thuật cho thiết bị, đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng huấn luyện và khai thác mặt đất М-346 tại trường bay ở Lecce trị giá 220 triệu euro vào năm 2009. Sau đó, họ ký hợp đồng mua thêm 6 chiếc Master. Nếu tính cả các mẫu thử nghiệm của máy bay, Không quân Italia sẽ nhận được tổng cộng 15 T-346A. Bộ Quốc phòng Italia đã cấp chứng chỉ cho máy bay vào tháng 6.2011.
M-346 do Alenia Aermacchi hợp tác với Viện thiết kế Yakovlev của Nga phát triển, song do bất đồng nên việc phát triển máy bay ở giai đoạn cuối đã bị đình chỉ. Toàn bộ tài liệu về máy bay được Nga giao cho công ty Italia. M-346 thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2004. Máy bay có khả năng bay với tốc độ 1.050 km/h. Biến thể chiến đấu của M-346 có khả năng mang vũ khí treo bên ngoài nặng đến 3 tấn trên 5 điểm treo.
M-346 Master (T-346A) |
- Nguồn: Armstrade, 15, 16.11, Lenta, 16.11.2011.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)