Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói thẳng, thật và thuyết phục


Chỉ với 1 giờ rưỡi đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra một làn sóng dư luận lớn. Hầu như, tất cả người dân Việt Nam dù già hay trẻ đều đồng tình đánh giá cao ý kiến của Thủ tướng, tất cả đều đúng đắn, rõ ràng, thẳng và thật về những vấn đề đang được người dân đặc biệt quan tâm.
Tất cả các câu trả lời chất vấn của Thủ tướng đều thể hiện rõ ràng, tập trung những thông điệp của Chính phủ đối với những vấn đề quốc kế dân sinh. Khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc vượt qua những khó khăn thách thức không hề nhỏ mà đất nước đang trải qua trong giai đoạn hiện nay.
3 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói thẳng, thật và thuyết phục
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn
Qua đó chỉ ra những định hướng rõ ràng trong việc tái cấu trúc đồng bộ nền kinh tế, mà trọng tâm là tái cấu trúc ngân sách, tài chính công, vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo, y tế, hệ thống doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước.
Phần đông các cử tri và bạn đọc cả nước đều bày tỏ quan điểm về việc Thủ tướng đã trả lời các vấn đề của đại biểu một cách có trách nhiệm, tâm huyết, không né tránh, đi thẳng vào các vấn đề đại biểu Quốc hội hỏi và cũng là những vấn đề đang được người dân quan tâm. Trong nhiều vấn đề mà Thủ tướng trả lời nêu lên, nhiều người tỏ ra tâm đắc với vấn đề chủ quyền biển Đông và Dự Luật Biểu tình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói đúng, nói trúng lòng dân về chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc và cũng khẳng định rõ quan điểm giải quyết tranh chấp của Việt Nam là đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế về biển. Trước tình hình hiện nay, đây là giải pháp hàng đầu, có tính lâu dài mà các nước liên quan cần quán triệt và thực hiện. Các bên cũng cần giữ nguyên hiện trạng, tránh gây thêm phức tạp, thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề, không dùng bạo lực gây mất ổn định an ninh khu vực.
Cử tri đánh giá cao về quan điểm xây dựng Luật Biểu tình của Thủ tướng. Vì bắt mạch đúng nhu cầu bức thiết hiện nay của sự vận động xã hội. Đó là cần luật hóa quyền tự do của công dân trong đó có quyền hội họp, biểu tình trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp.
Việc tụ tập đông người của đồng bào để bày tỏ quan điểm của mình đang đặt ra nhu cầu bức thiết phải có Luật Biểu tình. Nếu sớm có luật này thì sẽ đáp ứng được nhu cầu bày tỏ quan điểm của người dân đã được Hiến pháp quy định, cũng như để thuận lợi hơn trong công tác quản lý của Nhà nước.
Liên quan đến vấn đề Chủ quyền lãnh thổ
Với tư cách là cử tri và là chuyên gia về biên giới lãnh thổ, ông Trần Công Trực nói: Trước hết cần thấy rằng chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình của Thủ tướng hoàn toàn phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982   (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).. rất phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” giữa VN và Trung Quốc.
Việc đàm phán hòa bình cũng dựa trên các cơ sở trên, trong đó có việc hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường.
Theo đó, đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc, hai bên sẽ giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Ở đây, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là vấn đề song phương giữa nước ta và Trung Quốc. Biển Đông có nhiều loại vấn đề, những vấn đề liên quan đến nhiều nước và nhiều bên khác như vấn đề quần đảo Trường Sa thì giải quyết giữa các bên có liên quan…
Sau khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh rất nhiều những ý kiến phản hồi tích cực của cử tri và bạn đọc cả nước, là những giải pháp được đề xuất để đòi lại Hoàng Sa bằng hòa bình.
Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển đông đưa ra một số cơ sở và giải pháp cụ thể:
Thứ nhất: Xác lập chủ quyền
Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực: Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ 20 việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.
Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần. Tháng 12-1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng.
Thứ hai: Đấu tranh ngoại giao
Chúng ta cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á… nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
Thứ ba: Thành lập cơ quan chuyên trách
Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC).
Ông Trần Công Trực, chuyên gia về biên giới lãnh thổ,  đề xuất một số giải pháp sau:
Đối với quốc tế, khi các bên trong cuộc tranh chấp có lập trường quá xa nhau thì cần có tiếng nói khách quan hơn bằng cách đưa ra cơ quan tài phán quốc tế. Đương nhiên, muốn đưa ra cơ quan tài phán quốc tế thì phải thực hiện nhiều thủ tục khá phức tạp, có tòa án đồng ý giải quyết vấn đề một bên đưa ra, nhưng cũng có tòa án đòi hỏi hai bên đều đồng ý đưa ra tòa thì họ mới giải quyết.
Đối với chúng ta, tôi nghĩ rằng cần phải huy động lực lượng từThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói thẳng, thật và thuyết phục các nhà lập pháp đến ngoại giao, khoa học, kỹ thuật… để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra được những phương án, những giải pháp tốt nhất để thực hiện chủ trương. Chúng ta công khai, minh bạch về chủ trương, nhưng không phải chỉ dừng lại ở chủ trương mà phải tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia am hiểu luật pháp quốc tế để nghiên cứu sâu mới giải quyết được những vấn đề cụ thể. Đơn cử như vấn đề có đưa ra tòa án quốc tế hay không, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó mới xác định được cách hành xử phù hợp và có lợi nhất.
Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang