Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều duy trì hoặc đang tăng cường xây dựng hạm đội tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Nga không thể mắc mưu Trung Quốc, không thể đứng ngoài.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga A. Serdyukov nói rằng, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay trong tương lai dài hạn thì ở Bắc Kinh, Dehli và Tokyo người ta nghĩ khác. Trung Quốc đang hoàn thiện tàu sân bay “huấn luyện” của mình nâng cấp từ tàu Varyag của Liên Xô, đồng thời có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay hoàn toàn nội địa. Ấn Độ đang chờ một tàu sân bay do Nga chuyển giao trong thời gian tới, dự định đóng 2 tàu nữa trong nước. Nhật Bản về chính thức không đóng tàu sân bay nhưng họ đang đóng loạt tàu khu trục chở máy bay lớp 16DDH Hyūga. Nhưng các tàu này khi cần có thể chở cả các máy bay chiến đấu cất/hạ cánh đường băng ngắn kiểu F-35 của Mỹ.
Tàu sân bay hạt nhân George Washington (CVN 73) - biểu tượng của sức mạnh Mỹ trên Thái Bình Dương |
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại trở thành đấu trường chạy đua vũ trang, trong đó có hải quân khi đang là một trong những mặt trận của một cuộc chiến tranh thế giới có khả năng xảy ra. Lịch sử đối kháng trong khu vực này trong thế kỷ XX đã đầy ắp những sự kiện.
Cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, đụng độ cùng lúc tại đây là lợi ích của mấy đại cường: Anh, quốc gia muốn dùng tay của đế quốc Nhật ngăn chặn sự bành trướng của Nga và họ được Mỹ ủng hộ; Đế chế thứ hai (Đức) thì đẩy nước Nga về hướng đông. Khi thăm căn cứ Kronshtadt của Hạm đội Baltic vào tháng 5.1902, Hoàng đế Đức Wilhelm II đã tỏ ý khi Nga tấn công ở phía đông, Đức sẽ bảo đảm an ninh các đường biên giới phía tây nước Nga. Vì thế, chiếc thuyền buồm Hohenzollern của Hoàng đế Đức Wilhelm II khi rời cảng Kronshtadt đã đánh tín hiệu: “Đô đốc Đại Tây Dương chào mừng Đô đốc Thái Bình Dương”.
Cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, đụng độ cùng lúc tại đây là lợi ích của mấy đại cường: Anh, quốc gia muốn dùng tay của đế quốc Nhật ngăn chặn sự bành trướng của Nga và họ được Mỹ ủng hộ; Đế chế thứ hai (Đức) thì đẩy nước Nga về hướng đông. Khi thăm căn cứ Kronshtadt của Hạm đội Baltic vào tháng 5.1902, Hoàng đế Đức Wilhelm II đã tỏ ý khi Nga tấn công ở phía đông, Đức sẽ bảo đảm an ninh các đường biên giới phía tây nước Nga. Vì thế, chiếc thuyền buồm Hohenzollern của Hoàng đế Đức Wilhelm II khi rời cảng Kronshtadt đã đánh tín hiệu: “Đô đốc Đại Tây Dương chào mừng Đô đốc Thái Bình Dương”.
Các kế hoạch của đế quốc Nga và đế quốc Đức đã không thành - Nga thất bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 (tuy thất bại này mang tính chính trị hơn là quân sự), Hạm đội Thái Bình Dương của Nga bị tiêu diệt, sự bành trướng của Nga sang phía đông bị chặn đứng. Berlin cũng sẽ thất bại nặng nề trong Thế chiến I mà không thể trở thành “Đô đốc Đại Tây Dương”.
Nổi lên hàng đầu là đế quốc Nhật sau khi đánh bại Trung Quốc, đế quốc Nga và chiếm được trong Thế chiến II các lãnh địa viển đông của Đức. Tuy nhiên, Anh và Mỹ, những nước trên thực tế đã phát động dự án “đại Nhật Bản” cũng mất ảnh hưởng đối với đồng minh phương đông của mình. Kế hoạch của Tokyo xây dựng “khu vực thịnh vượng Đại Đông Á” đặt ra mục tiêu đánh bật tất cả các cường quốc châu Âu khỏi các thuộc địa của họ ở tây châu Á-Thái Bình Dương và khóa chặt Mũ ở đông châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng đế quốc Nhật, dù có giành được những thành công ban đầu, đã không thể đơn độc gánh vác cuộc đấu với cac cường quốc Anglo-Saxon vốn có ưu thế hoàn toàn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ. Bởi vậy, khi Berlin sụp đổ, đế quốc Nhật không còn cơ hội nào chống chọi lại Mỹ và Liên Xô.
Nền văn minh phương Tây đã giữ được vị trí trong khu vực, nhưng lúc này Mỹ đã thay Anh làm bá chủ, các cường quốc châu Âu khác cũng nhanh chóng mất vị trí khi quá trình phi thực dân hóa bắt đầu. Mỹ thay vì nô dịch trực tiếp đã sử dụng các phương pháp khác, có tính thực dân mới để kiểm soát các nước mới giành được tự do thông qua các cơ chế phức tạp của hệ thống tài chính thế giới, thương mại và chính trị kết hợp với tác động về quân sự và tư tưởng.
Thời kỳ tồn tại hệ thống XHCN
Đối thủ chủ yếu của phương Tây vẫn là Nga như trước đây song về hình thức là Liên Xô, quốc gia đã lấy lại vị thế của mình sau khi đánh bại Nhật Bản và cộng sản chiến thắng ở Trung Quốc. Liên Xô cùng với Trung Quốc đã giữ vững được chế độ cộng sản ở Bình Nhưỡng sau khi giáng cho Mỹ và phương Tây thất bại nặng nề. Trung Quốc hồi đó không thể là một thế lực độc lập vì thế họ đã không thể chiếm Đài Loan do Quốc dân đảng cố thủ vì phải có hạm đội mạnh mới làm được việc đó.
Liên Xô và Trung Quốc không phải là đồng minh trong thời gian dài, Khrushchev đã quá giỏi để làm mất “người em” khi tổ chức vở kịch đả phá tệ sùng bái cá nhân Stalin vào năm 1956. Sau khi Stalin mất, vị thế của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương bị suy yếu khi Nga cắt cho Trung Quốc Port Arthur năm (1954-1955), mặc dù theo hiệp ước Xô-Trung từ ngày 14.8.1945, Trung Quốc trao cho Liên Xô khu vực Port Arthur trong 30 năm làm căn cứ hải quân, Khrushchev đã nấu “cháo gà” khi hứa trả các đảo Habomai và Shikotan.
Kết quả là châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực cạnh tranh giữa Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, nếu như thoạt đầu, vị thế của Trung Quốc rất yếu và hầu như chỉ giới hạn trong hải phận của họ thì dần dần Bắc Kinh đã tăng cường các khả năng của họ. Trung Quốc đã tích cực tác động đến các nước láng giềng thông qua các tổ chức cộng sản thân Trung Quốc được thành lập từ ở Trung Á đến Mỹ Latinh, cũng như thông qua vô số các cộng đồng người Hoa ăn sâu bám rễ ở nhiều nước và khác với cộng đồng Nga kiều, các cộng đồng Hoa kiều không hề cắt đứt liên hệ với quê hương. Điều dễ hiểu là Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức Mỹ trên đại dương, tự mình quy định dòng chảy cho các quá trình ở châu Á-Thái Bình Dương, muốn làm thế cần phải hiện đại hóa về chất tổ hợp công nghệ quốc phòng, khoa học và giáo dục, quân đội và hạm đội.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
Tình hình đã thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô: Bắc Kinh có cơ hội giành nhiều chú ý hơn cho phát triển không quân và hải quân, thay vì lục quân mà không lo đòn đánh của bộ máy chiến tranh Liên Xô từ hướng bắc. Ngoài ra, Trung Quốc đã có được cơ hội hiếm có tiếp cận, lợi dụng di sản kỹ thuật quân sự của Liên Xô, trong đó có lĩnh vực hải quân. Điều đó đã cho phép rút ngắn mạnh mẽ khoảng cách công nghệ giữa phương Tây và Trung Quốc. Chẳng hạn, nhờ các tàu ngầm diesel và tàu khu trục của Nga, cũng như nhờ thực hiện các chương trình tự lực mới được hoàn thiện nhờ sử dụng thiết bị Nga, hải quân Trung Quốc giờ đã có thể hoạt động khá xa bờ biển Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã tiến sát đến việc sở hữu các tàu sân bay.
Theo các chuyên gia quân sự, ngay trong thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có 2 tàu sân bay tự đóng, cộng với tàu sân bay gần như hoàn chỉnh Shi Lang (tàu Varyag của Liên Xô trước đây). Người ta đặt cho nó cái tên rất tượng trưng vì ở phương Đông, ngôn ngữ hình tượng rất quan trọng, là tên của vị đô đốc đã chiếm lại đảo Đài Loan.
Tất cả những điều đó không thoát khỏi tầm mắt của giới tinh hoa các nước láng giềng - hầu như tất cả các nước ở châu Á-Thái Bình Dương, kể cả các nước nghèo như Philippines, đều đã chạy đua vũ trang không chỉ một năm. Trên thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng tha thứ cho ai, dân tộc này biết cách giữ gìn truyền thống.
Nhưng đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đã gặp phải cùng một vấn đề như đệ tam đế chế (phát xít Đức) đương thời - đó là khả năng của Mỹ với sự giúp sức của các đồng minh hoặc các quốc gia thù địch với Trung Quốc (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam - “phòng tuyến đầu tiên” của Mỹ) phong tỏa các lực lượng hải quân Trung Quốc. Cộng với sự sơ hở của các tuyến đường biển mà đi qua đó là một phần cơ bản tài nguyên cần để nuôi sống kinh tế Trung Quốc.
Hiện nay, hạm đội Mỹ mạnh hơn nhiều và có công nghệ cao hơn nhiều hải quân Trung Quốc, mà không có ưu thế về vũ khí trang bị hải quân thì không thể mơ đến ngôi bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương. Chẳng hạn, hạm đội Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay và còn 1 chiếc dự bị. Lầu Năm góc trong 20 năm tới không định giảm số lượng tàu sân bay, mặc dù trong trường hợp kinh tế tiếp tục khủng hoảng, có khả năng giảm số lượng tàu sân bay trực chiến xuống còn 9-10 chiếc, còn trong lực lượng dự bị sẽ có 1-2 tàu.
Ba tàu sân bay Trung Quốc, kể cả tàu huấn luyện Thi Lang, sẽ không thể đối chọi với sức mạnh ghê gớm đó. Ngoài ra, Mỹ đang tích cực giúp đỡ tăng cường quân đội, trong đó có hải quân của các nước đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nổi lên hàng đầu là đế quốc Nhật sau khi đánh bại Trung Quốc, đế quốc Nga và chiếm được trong Thế chiến II các lãnh địa viển đông của Đức. Tuy nhiên, Anh và Mỹ, những nước trên thực tế đã phát động dự án “đại Nhật Bản” cũng mất ảnh hưởng đối với đồng minh phương đông của mình. Kế hoạch của Tokyo xây dựng “khu vực thịnh vượng Đại Đông Á” đặt ra mục tiêu đánh bật tất cả các cường quốc châu Âu khỏi các thuộc địa của họ ở tây châu Á-Thái Bình Dương và khóa chặt Mũ ở đông châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng đế quốc Nhật, dù có giành được những thành công ban đầu, đã không thể đơn độc gánh vác cuộc đấu với cac cường quốc Anglo-Saxon vốn có ưu thế hoàn toàn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ. Bởi vậy, khi Berlin sụp đổ, đế quốc Nhật không còn cơ hội nào chống chọi lại Mỹ và Liên Xô.
Nền văn minh phương Tây đã giữ được vị trí trong khu vực, nhưng lúc này Mỹ đã thay Anh làm bá chủ, các cường quốc châu Âu khác cũng nhanh chóng mất vị trí khi quá trình phi thực dân hóa bắt đầu. Mỹ thay vì nô dịch trực tiếp đã sử dụng các phương pháp khác, có tính thực dân mới để kiểm soát các nước mới giành được tự do thông qua các cơ chế phức tạp của hệ thống tài chính thế giới, thương mại và chính trị kết hợp với tác động về quân sự và tư tưởng.
Thời kỳ tồn tại hệ thống XHCN
Đối thủ chủ yếu của phương Tây vẫn là Nga như trước đây song về hình thức là Liên Xô, quốc gia đã lấy lại vị thế của mình sau khi đánh bại Nhật Bản và cộng sản chiến thắng ở Trung Quốc. Liên Xô cùng với Trung Quốc đã giữ vững được chế độ cộng sản ở Bình Nhưỡng sau khi giáng cho Mỹ và phương Tây thất bại nặng nề. Trung Quốc hồi đó không thể là một thế lực độc lập vì thế họ đã không thể chiếm Đài Loan do Quốc dân đảng cố thủ vì phải có hạm đội mạnh mới làm được việc đó.
Liên Xô và Trung Quốc không phải là đồng minh trong thời gian dài, Khrushchev đã quá giỏi để làm mất “người em” khi tổ chức vở kịch đả phá tệ sùng bái cá nhân Stalin vào năm 1956. Sau khi Stalin mất, vị thế của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương bị suy yếu khi Nga cắt cho Trung Quốc Port Arthur năm (1954-1955), mặc dù theo hiệp ước Xô-Trung từ ngày 14.8.1945, Trung Quốc trao cho Liên Xô khu vực Port Arthur trong 30 năm làm căn cứ hải quân, Khrushchev đã nấu “cháo gà” khi hứa trả các đảo Habomai và Shikotan.
Kết quả là châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực cạnh tranh giữa Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, nếu như thoạt đầu, vị thế của Trung Quốc rất yếu và hầu như chỉ giới hạn trong hải phận của họ thì dần dần Bắc Kinh đã tăng cường các khả năng của họ. Trung Quốc đã tích cực tác động đến các nước láng giềng thông qua các tổ chức cộng sản thân Trung Quốc được thành lập từ ở Trung Á đến Mỹ Latinh, cũng như thông qua vô số các cộng đồng người Hoa ăn sâu bám rễ ở nhiều nước và khác với cộng đồng Nga kiều, các cộng đồng Hoa kiều không hề cắt đứt liên hệ với quê hương. Điều dễ hiểu là Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức Mỹ trên đại dương, tự mình quy định dòng chảy cho các quá trình ở châu Á-Thái Bình Dương, muốn làm thế cần phải hiện đại hóa về chất tổ hợp công nghệ quốc phòng, khoa học và giáo dục, quân đội và hạm đội.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
Tình hình đã thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô: Bắc Kinh có cơ hội giành nhiều chú ý hơn cho phát triển không quân và hải quân, thay vì lục quân mà không lo đòn đánh của bộ máy chiến tranh Liên Xô từ hướng bắc. Ngoài ra, Trung Quốc đã có được cơ hội hiếm có tiếp cận, lợi dụng di sản kỹ thuật quân sự của Liên Xô, trong đó có lĩnh vực hải quân. Điều đó đã cho phép rút ngắn mạnh mẽ khoảng cách công nghệ giữa phương Tây và Trung Quốc. Chẳng hạn, nhờ các tàu ngầm diesel và tàu khu trục của Nga, cũng như nhờ thực hiện các chương trình tự lực mới được hoàn thiện nhờ sử dụng thiết bị Nga, hải quân Trung Quốc giờ đã có thể hoạt động khá xa bờ biển Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã tiến sát đến việc sở hữu các tàu sân bay.
Theo các chuyên gia quân sự, ngay trong thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có 2 tàu sân bay tự đóng, cộng với tàu sân bay gần như hoàn chỉnh Shi Lang (tàu Varyag của Liên Xô trước đây). Người ta đặt cho nó cái tên rất tượng trưng vì ở phương Đông, ngôn ngữ hình tượng rất quan trọng, là tên của vị đô đốc đã chiếm lại đảo Đài Loan.
Tất cả những điều đó không thoát khỏi tầm mắt của giới tinh hoa các nước láng giềng - hầu như tất cả các nước ở châu Á-Thái Bình Dương, kể cả các nước nghèo như Philippines, đều đã chạy đua vũ trang không chỉ một năm. Trên thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng tha thứ cho ai, dân tộc này biết cách giữ gìn truyền thống.
Nhưng đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đã gặp phải cùng một vấn đề như đệ tam đế chế (phát xít Đức) đương thời - đó là khả năng của Mỹ với sự giúp sức của các đồng minh hoặc các quốc gia thù địch với Trung Quốc (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam - “phòng tuyến đầu tiên” của Mỹ) phong tỏa các lực lượng hải quân Trung Quốc. Cộng với sự sơ hở của các tuyến đường biển mà đi qua đó là một phần cơ bản tài nguyên cần để nuôi sống kinh tế Trung Quốc.
Hiện nay, hạm đội Mỹ mạnh hơn nhiều và có công nghệ cao hơn nhiều hải quân Trung Quốc, mà không có ưu thế về vũ khí trang bị hải quân thì không thể mơ đến ngôi bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương. Chẳng hạn, hạm đội Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay và còn 1 chiếc dự bị. Lầu Năm góc trong 20 năm tới không định giảm số lượng tàu sân bay, mặc dù trong trường hợp kinh tế tiếp tục khủng hoảng, có khả năng giảm số lượng tàu sân bay trực chiến xuống còn 9-10 chiếc, còn trong lực lượng dự bị sẽ có 1-2 tàu.
Ba tàu sân bay Trung Quốc, kể cả tàu huấn luyện Thi Lang, sẽ không thể đối chọi với sức mạnh ghê gớm đó. Ngoài ra, Mỹ đang tích cực giúp đỡ tăng cường quân đội, trong đó có hải quân của các nước đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay trực thăng Dokdo của Hàn Quốc |
Tàu sân bay trực thăng Dokdo của Hàn Quốc có cấu trúc mang mọi nét đặc trưng của một tàu sân bay hạng nhẹ. Đội máy bay trên tàu Dokdo gồm 15 trực thăng. Tuy nhiên, không loại trừ là khi có quyết định chính trị trên tàu sẽ bố trí cả các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier. Điều đó trên thực tế sẽ biến tàu sân bay trực thăng thành tàu sân bay hạng nhẹ. Bởi vậy, nên xem Hàn Quốc như ứng viên gần nhất gia nhập “câu lạc bộ tàu sân bay”.
Nhưng khó khăn của Mỹ là ở chỗ nếu như Trung Quốc có thể nhanh chóng tập trung binh lực của mình thành một quả đấm tấn công thì Mỹ phải phân tán binh lực của mình trên khắp đại dương thế giới, phải mạnh ở tất cả các khu vực then chốt trên thế giới.
Ở châu Á-Thái Bình Dương, hạm đội Mỹ có thể duy trì đồng thời hơn 4-5 tàu sân bay (trong thời kỳ đặc biệt căng thẳng), trong khi 1-2 tàu thường được sửa chữa định kỳ hoặc chuẩn bị để hành quân. Các tàu sân bay còn lại trực chiến ở Đại Tây Dương, Địa trung Hải, Ấn Độ Dương. Bởi vậy, khi tăng cường lực lượng ở một khu vực nào đó thì lực lượng ở các hướng chiến lược khác bị suy yếu đi.
Chẳng hạn, hiện nay, Mỹ đặt ra vấn đề giải thể Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ mà địa bàn trách nhiệm gồm Bắc Đại Tây Dương và Tây Bắc cực. Hạm đội này có thể bị cắt giảm xuống mức cơ cấu danh nghĩa gồm chủ yếu là các đơn vị huấn luyện và bảo đảm với số tàu chiến tối thiểu. Các lực lượng chính sẽ được chuyển thuộc cho các hạm đội tác chiến khác của Mỹ, ví dụ: Hạm đội 5 ở Ấn Độ Dương và Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Nếu điều đó xảy ra, Bắc Kinh sẽ có được một lực lượng Mỹ hùng mạnh hơn ở ngay biên giới của mình.
Nhưng khó khăn của Mỹ là ở chỗ nếu như Trung Quốc có thể nhanh chóng tập trung binh lực của mình thành một quả đấm tấn công thì Mỹ phải phân tán binh lực của mình trên khắp đại dương thế giới, phải mạnh ở tất cả các khu vực then chốt trên thế giới.
Ở châu Á-Thái Bình Dương, hạm đội Mỹ có thể duy trì đồng thời hơn 4-5 tàu sân bay (trong thời kỳ đặc biệt căng thẳng), trong khi 1-2 tàu thường được sửa chữa định kỳ hoặc chuẩn bị để hành quân. Các tàu sân bay còn lại trực chiến ở Đại Tây Dương, Địa trung Hải, Ấn Độ Dương. Bởi vậy, khi tăng cường lực lượng ở một khu vực nào đó thì lực lượng ở các hướng chiến lược khác bị suy yếu đi.
Chẳng hạn, hiện nay, Mỹ đặt ra vấn đề giải thể Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ mà địa bàn trách nhiệm gồm Bắc Đại Tây Dương và Tây Bắc cực. Hạm đội này có thể bị cắt giảm xuống mức cơ cấu danh nghĩa gồm chủ yếu là các đơn vị huấn luyện và bảo đảm với số tàu chiến tối thiểu. Các lực lượng chính sẽ được chuyển thuộc cho các hạm đội tác chiến khác của Mỹ, ví dụ: Hạm đội 5 ở Ấn Độ Dương và Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Nếu điều đó xảy ra, Bắc Kinh sẽ có được một lực lượng Mỹ hùng mạnh hơn ở ngay biên giới của mình.
Tàu sân bay hạt nhân thứ sáu lớp Nimitz của Mỹ mang tên vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington. |
VND: Thực chất Nga không hề mắc mưu Trung Quốc và rất chú trọng bảo vệ lợi ích ở Thái Bình Dương. Mới đây họ đã quyết định sẽ đóng tàu sân bay hạt nhân và dự định triển khai tại Viễn Đông-Thái Bình Dương cùng với tàu sân bay trực thăng và các tàu tuần dương nguyên tử. |
Bên cạnh đó, Trung Quốc không xem Nga là đối thủ chính ở châu Á-Thái Bình Dương. Chuẩn đô đốc Yin Cho, khi trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc, đã khuyên Nga tập trung chú ý vào Bắc cực.
Sau khi phân tích thông báo của Chủ tịch Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK (Nga) Roman Trotsenko về khả năng Nga đóng các tàu sân bay mới, ông Cho kết luận rằng, Liên bang Nga có thể đóng một tàu sân bay, song để làm việc đó cần phải giải quyết một số khó khăn kỹ thuật để thích ứng tàu với việc sử dụng ở Bắc Băng Dương.
Đồng thời, vị chuẩn đô đốc Trung Quốc cũng nhận xét rằng, tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga sẽ không thể bảo đảm cường độ tác chiến cao ở Bắc cực và điều đó rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia Nga.
Bắc Kinh không cần một cuộc chiến tranh “trên hai mặt trận” - họ có đủ vấn đề ở các đường biên giới phía đông, đông nam và phía tây (đối đầu với Ấn Độ). Đối với Bắc Kinh, kịch bản có lợi nhất là kịch bản phương Tây và Nga đối đầu ở khu vực Bắc cực, vì phương Tây đã đang thành lập một “tiểu NATO” ở Bắc cực, còn Nga thì tuyên bố thành lập 2 “lữ đoàn Bắc cực”.
Sau khi phân tích thông báo của Chủ tịch Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK (Nga) Roman Trotsenko về khả năng Nga đóng các tàu sân bay mới, ông Cho kết luận rằng, Liên bang Nga có thể đóng một tàu sân bay, song để làm việc đó cần phải giải quyết một số khó khăn kỹ thuật để thích ứng tàu với việc sử dụng ở Bắc Băng Dương.
Đồng thời, vị chuẩn đô đốc Trung Quốc cũng nhận xét rằng, tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga sẽ không thể bảo đảm cường độ tác chiến cao ở Bắc cực và điều đó rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia Nga.
Bắc Kinh không cần một cuộc chiến tranh “trên hai mặt trận” - họ có đủ vấn đề ở các đường biên giới phía đông, đông nam và phía tây (đối đầu với Ấn Độ). Đối với Bắc Kinh, kịch bản có lợi nhất là kịch bản phương Tây và Nga đối đầu ở khu vực Bắc cực, vì phương Tây đã đang thành lập một “tiểu NATO” ở Bắc cực, còn Nga thì tuyên bố thành lập 2 “lữ đoàn Bắc cực”.
Tàu sân bay đầu tiên thời hậu chiến của Nhật Bản Hyūga |
Trên thực tế, đang tái diễn kịch bản đầu thế kỷ XX, khi mà Đức và Nga đã có thể thách thức thế giới Anglo-Saxon, nhưng cuối cùng lại buộc phải quay ra đánh nhau, còn tất cả các kế hoạch thống trị thế giới đều sụp đổ. Hiện nay, Bắc Kinh không ngại lợi dụng Nga để thu hút lực lượng của Mỹ, thế giới phương Tây lên hướng bắc. Bằng cách đó, họ có được cơ hội tiếp tục bành trướng, giải quyết hàng loạt các vấn đề ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Đài Loan mà không có sự can thiệp của phương Tây và Mỹ.
Đối với nước Nga, hướng chiến lược phía bắc quả thực là quan trọng sống còn, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã mất nhiều vị thế ở phía bắc. Cần phải tăng cường hạm đội phương Bắc, thành lập các đơn vị cơ động sẵn sàng hoạt động ở điều kiện Cực Bắc, tiến hành các chương trình phát triển các khu vực phía bắc. Nhưng không được quên châu Á-Thái Bình Dương. Đó là vì Nhật Bản liên tục yêu sách lãnh thổ đối với Nga (Xét đến sự tăng cường hải quân của Nhật thì đây là mối đe dọa hiện thực đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga); tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên; sức mạnh của Mỹ vẫn còn đó; Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh. Bởi vậy, việc hiện đại hóa hạ tầng quân sự ở khu vực Viễn Đông của Nga cũng cần thiết sống còn. Tính đến các yếu tố đó, Nga cũng phải có các kế hoạch xây dựng khoảng 3 cụm tàu sân bay xung kích, đồng thời phải có 1 tàu sân bay dự bị. Điều đó sẽ cho phép bảo đảm lợi ích của Nga ở Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Đối với nước Nga, hướng chiến lược phía bắc quả thực là quan trọng sống còn, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã mất nhiều vị thế ở phía bắc. Cần phải tăng cường hạm đội phương Bắc, thành lập các đơn vị cơ động sẵn sàng hoạt động ở điều kiện Cực Bắc, tiến hành các chương trình phát triển các khu vực phía bắc. Nhưng không được quên châu Á-Thái Bình Dương. Đó là vì Nhật Bản liên tục yêu sách lãnh thổ đối với Nga (Xét đến sự tăng cường hải quân của Nhật thì đây là mối đe dọa hiện thực đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga); tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên; sức mạnh của Mỹ vẫn còn đó; Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh. Bởi vậy, việc hiện đại hóa hạ tầng quân sự ở khu vực Viễn Đông của Nga cũng cần thiết sống còn. Tính đến các yếu tố đó, Nga cũng phải có các kế hoạch xây dựng khoảng 3 cụm tàu sân bay xung kích, đồng thời phải có 1 tàu sân bay dự bị. Điều đó sẽ cho phép bảo đảm lợi ích của Nga ở Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
· Nguồn: Aleksandr Samsonov / TW
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)