Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

IRAN VÀ ISRAEL DỌA ĐÁNH NHAU BẰNG BOM HẠT NHÂN…



Chỉ huy quân sự Iran Hassan Firouzabadi, hôm qua thứ tư đã cảnh báo: Mọi hành động quân sự của Israel đụng chạm tới hệ thống phòng thủ của Iran sẽ phải trả giá đắt…

Đây là tuyên bố mới nhất trong hàng loạt nhứng tuyên bố có thể dọn đường cho những xung đột quân sự giữa 2 nước này…
Nền cộng hòa của Hassan Firouzabadi, theo nhật báo Israel Haaretz vừa cho in một thông điệp theo quan điểm của Thủ tướng Benjamin Netanyahu xứng đáng nhận những đòn trừng phạt quân sự từ phía Israel…
“ Quan chức Mỹ cho biết, bất cứ hành động quân sự nào chống lại Iran từ phía nhà nước xionist đều có khả năng gây ra những hậu quả đáng tiếc cho Mỹ và chính quyền xionist…”
( Firouzabadi).
Chỉ một thời gian ngắn sau lời đe dọa từ phía Iran, AP cho biết Israel đã thử thành công một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công Iran…
Trước hôm thứ tư Netanyahu và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ehud Barak đã bàn thảo một kế hoạch tấn công Iran…
Theo những nguồn tin từ phương Tây cho biết về khả năng một cuộc tấn công Iran bằng bom hạt nhân trong vài ba năm tới sẽ được quyết định…
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ehud Barak trong một báo cáo tại Nghị viện cho biết: Israel có đủ khả năng một mình tổ chức tấn công Iran…


Rộ thông tin Iran sắp bị tấn công

Anh đang lên một kế hoạch khẩn cấp để tấn công quân sự chống Iran trong bối cảnh căng thăng tăng cao tại Trung Đông. Cùng lúc, Israel đẩy mạnh thử tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt Iran.
Bộ Quốc phòng Anh hôm 2/11 cho biết, đang cân nhắc có thể đóng góp như thế nào cho các chiến dịch vũ trang nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào chính quyền cứng rắn đang nắm quyền tại Tehran.
Sự chú ý của chính phủ Anh đã tập trung vào Iran sau khi cuộc xung đột ở Libya kết thúc. Các quan chức cấp cao Anh lo ngại về lập trường hiếu chiến của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khi mà nước này ngày càng tiến gần tới phát triển một một quả bom hạt nhân cũng như mối liên quan giữa Tehran với 3 âm mưu ám sát ở nước ngoài.
Hiện, tình hình ở Trung Đông ngày càng trở nên căng thẳng với những đe dọa của các chính trị gia Israel cấp cao. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đang tranh luận công khai về một cuộc tấn công phủ đầu chống quốc gia Hồi giáo Iran. Ông Netanyahu đang tìm kiếm sự ủng hộ của nội các cho cuộc tấn công Iran.
Hôm 2/11, Tel Aviv đã thử thành công một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có thể đánh trúng Iran.
Anh có nhiều khả năng sẽ đồng ý với bất kỳ một đề nghị nào của Mỹ về việc trợ giúp tấn công quân sự dù lực lượng vũ trang nước này đang bị dàn trải vì cắt giảm mạnh ngân sách cũng như vì các cuộc chiến ở Afghanistan và Libya.
Một đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng đã được giao nhiệm vụ cân nhắc các khả năng trong trường hợp tấn công Iran.
Xe chống mìn mà Mỹ có thể triển khai trong trường hợp tấn công Iran
Các nhà hoạch định chiến tranh sẽ cân nhắc các khả năng triển khai tàu của hải quân hoàng gia và tàu ngầm có gắn tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay chiến đấu RAF được vũ trang bằng bom và tên lửa định hướng Brimstone, Paveway IV, máy bay do thám và máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tới khu vực.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói: “Chính phủ Anh tin rằng một chiến lược hai hướng gồm gây sức ép và tham gia là cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Iran và để tránh xung đột trong khu vực. Chúng tôi muốn có một giải pháp thương thuyết song mọi khả năng đều được đặt lên bàn”.
Iran đang ngày càng trở thành tâm điểm lo ngại ngoại giao sau cuộc chiến ở Libya. Một quan chức chính phủ Anh nói, Iran hiếu chiến hơn và Anh không dám chắc về lý do của việc này.
Tình báo phương tây cho biết, Iran đang che giấu các vật liệu cần thiết trong các boongke vững chắc mà các tên lửa thông thường không thể chạm tới, để tiếp tục thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân bí mật
Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng không có ý định tấn công Iran trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2012. Tuy nhiên, Mỹ có thể bị sức ép từ Israel nếu chương trình hạt nhân của Iran không minh bạch.
Iran được cho là đã thu thập đủ uranium giàu để chế tạo được 4 vũ khí hạt nhân. Tổng thống Iran khẳng định chương trình hạt nhân nước này chỉ nhằm mục đích năng lượng. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế trong tháng này sẽ đưa ra báo cáo mới nhất về Iran.
(Theo DailyMail)


“Thủ tướng Israel đang thuyết phục nội các tấn công Iran”
(Dân trí) – Một quan chức Israel hôm qua cho hay Thủ tướng Benjamin Netanyahu hiện đang thuyết phục nội các của ông phê chuẩn tấn công quân sự nhằm vào các mục tiêu thuộc chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.
Quan chức Israel từ lâu đã ám chỉ đến lựa chọn tấn công quân sự Iran.
 Quan chức chính phủ, yêu cầu được giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho biết lựa chọn tấn công quân sự Iran hiện đang được đưa ra bàn bạc ở các cấp cao nhất.
Quan chức này cũng khẳng định thông tin trên nhật báo Haaretz ngày hôm qua rằng ông Netanyahu cùng Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đều ủng hộ tấn công, tuy nhiên, phần lớn các bộ trưởng nội các khác lại không ủng hộ, trong đó có người đứng đầu quân đội, cơ quan tình báo Mossad.
Những quyết định quan trọng như trên phải được nội các Israel thông qua. Cuộc tấn công phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Iraq vào năm 1981 đã được tiến hành sau một cuộc bỏ phiếu của nội các.
Thông tin trên được đưa ra khi Israel vừa thử thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhắm tới Iran.
Hiện chưa rõ liệu Israel có thực sự muốn thực hiện một cuộc tấn công hay đây chỉ là cách để hối thúc cộng đồng quốc tế đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn đối với Iran.
Các lãnh đạo Israel từ lâu đã ám chỉ đến lựa chọn tấn công quân sự nhằm vào Iran, song họ cũng luôn phải quan tâm đến những khó khăn thực tế, như khả năng bị đáp trả thậm chí còn mạnh mẽ hơn, hay nguy cơ đẩy khu vực vào hỗn loạn.
Thông tin mới trên cũng được đưa ra khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dự kiến sẽ  tập trung bàn về chương trình hạt nhân của Irantại cuộc họp vào cuối tháng này. Phương Tây muốn đặt là hạn chót cho Irantrong việc bắt đầu phối hợp với cơ quan điều tra về những nghi ngờ cho rằngTehran bí mật thử nghiệm các thành phần của một chương trình vũ khí.
Lãnh đạo Israel trước đó cho biết ủng hộ giải pháp ngoại giao, song gần đây báo chí nước này lại nhắc đến khả năng tấn công, khi dẫn lời một số chính trị gia cấp cao.
Trong bài phát biểu trước quốc hội vào tuần này, ông Netanyahu cho biết một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ gây ra “mối đe dọa kinh hoàng” đối với thế giới và “đe dọa trực tiếp, chết người đối với chúng ta”.
Bộ trưởng Ngoại giao Israel Avigdor Lieberman phủ nhận thông tin về việc tấn công Iran song khẳng định: “Chúng tôi đã đặt tất cả mọi lựa chọn lên bàn”.
Trước thông tin trên, người đứng đầu quân đội Iran, Tướng Hasan Firouzabadi, cho biết Iran coi đe dọa của Israel là nghiêm trọng và tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ.
“Chúng tôi đã hoàn toàn sẵn sàng sử dụng thiết bị phù hợp để trừng phạt bất kỳ sơ suất nào, vì vậy nó sẽ gây ra một cú sốc lớn”, ông cho biết trên trang web của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran, lực lượng quân đội mạnh nhất nước này.
Với dân số chủ yếu tập trung ở hành lang đất nhỏ hẹp dọc Địa Trung Hải, “tiền tuyến” Israel có nguy cơ hứng trọn một cuộc tấn công đáp trả.
Theo AFP


‘Iran đang nỗ lực chế tạo bom hạt nhân’

Vấn đề hạt nhân của Iran bỗng trở nên nóng hơn bao giờ hết sau bản báo cáo của cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc về khả năng Tehran đang nỗ lực chế tạo một quả bom nguyên tử.
“Phong trào” chống lại Iran bỗng “rực lửa”, sau khi cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc công bố bản báo cáo được Mỹ và phương Tây “mong đợi từ lâu” rằng Iran đang đạt được những tiến bộ trong quá trình chế tạo một quả bom hạt nhân.
'Iran đang nỗ lực chế tạo bom hạt nhân'
Các chuyên gia hạt nhân Iran đang kiểm tra thiết bị tại nhà máy điện nguyên tử Bushehr.
Bên cạnh Libya, quốc tế luôn quan ngại về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại Gaddafi đã khiến mọi sự chú ý và nguồn lực đổ dồn về đất nước Bắc Phi giàu dầu mỏ. Nhưng nay, NATO đã chính thức tuyên bố chấm dứt nhiệm vụ ở Libya và chuyển sang theo đuổi các biện pháp nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Tehran.
Hiện nay, Mỹ và NATO đang chờ báo cáo chính thức từ Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) về tình hình hạt nhân của đất nước hồi giáo Iran. Theo dự kiến, báo cáo của IAEA sẽ đánh giá chính xác nhất về tình hình hạt nhân của Tehran cũng như những bước tiến mới của nước này.
Mặc dù Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của mình nhằm phục vụ mục đích hòa bình, nhưng tuyên bố mới lại phù hợp với những tài liệu mà quốc tế thu thập được cũng như việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa, vốn thường được những nước khác sử dụng để mang theo đầu đạn hạt nhân.
Trong một diễn biến khác, phía Israel vừa thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo mới mà người ta tin rằng sẽ được sử dụng để bắn vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Dù không nói rõ loại tên lửa, thông số kĩ thuật và khả năng tấn công, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Uhud Barak cho biết, tên lửa mới là “một thành tựu công nghệ ấn tượng. Cuộc thử nghiệm thành công một lần nữa chứng minh trình độ của Israel trong ngành công nghiệp quốc phòng đã đạt tới mức cao nhất”.
Đáp trả những động thái trên, Iran cảnh báo sẽ “trừng phạt” bất kì mối đe dọa nào đối với quốc gia Hồi giáo này. “Hoa Kỳ cần nhận thức đầy đủ rằng một cuộc tấn công quân sự của quốc gia Do Thái (ám chỉ Israel) vào Iran không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho chính quốc gia đó mà Mỹ cũng không tránh khỏi những thiệt hại”, tướng Hassan Firouzabadi, một chỉ huy quân đội Iran khẳng định.
Theo Bưu điện Việt Nam


Israel nâng tầm tên lửa đạn đạo

Israel đang nâng cấp tầm xa cho tên lửa đạn đạo Jericho-3 – vũ khí được thiết kế cho mục đích tiêu hủy các cơ sở hạt nhân của Iran.
Tên lửa Jericho-3 có thể mang đầu đạn hạt nhân.
        Thông tin này được tờ Guardian của Anh trích dẫn từ báo cáo của Hội đồng an ninh thông tin Anh-Mỹ. Theo đó, Israel đang “nâng cấp tầm xa cho tên lửa Jericho-3 và đồng thời tăng cường khả năng tấn công hạt nhân bằng cách tăng số lượng tàu ngầm có thể mang vũ khí hạt nhân”.
Mẫu tên lửa mới có tên là Shavit, là biến thể mới của tên lửa Jericho-2 và Jericho-3, thường được sử dụng để đưa các vệ tinh do thám lên quĩ đạo nhưng cũng có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân trong các nhiệm vụ quân sự.
Tên lửa Jericho-2 và Jericho-3 là một bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng vũ khí chiến lược của Quân đội Israel.
Theo các nhà phân tích, Israel đẩy mạnh hoạt động quân sự, đặc biệt trên lĩnh vực tên lửa để đối phó với các đe dọa tới từ Iran.
Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia, Iran đã bố trí khoảng 200 tên lửa đạn đạo Shehab-3b nhắm vào Israel. Những tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng này sẽ được thay thế bằng tên lửa Sejjil-2 dùng nhiên liệu rắn và có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, theo các nguồn tin tình báo, Iran chưa thể chế tạo được các đầu đạn hạt nhân.
Ngoài lực lượng tên lửa, Không quân Israel cũng có sức mạnh vượt trội trong khu vực. Những máy bay chiến đấu F-16l và F-15l của Không quân Israel hoàn toàn có khả năng mang bom hạt nhân và phá hủy các cơ sở hạt nhân tại Iran.
Hải quân Israel cũng có những “vũ khí tàng hình” luôn theo dõi và quan sát mọi động tĩnh từ phía Iran.
Hiện tại, Hải quân Israel có 3 chiếc tàu ngầm lớp Dolphin do Đức chế tạo có khả năng mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân. Một trong 3 chiếc Dolphin luôn trực chiến trong vùng biển Arab hoặc Hồng Hải để giám sát Iran.
Ngoài ra, Israel cũng sẽ nhận thêm 2 biến thể nâng cấp của tàu ngầm lớp Dolphin vào năm 2012 và 2013. Israel đã đặt hàng Đức 6 tàu ngầm, nhưng kế hoạch này đang bị đình trệ vì Đức phản đối việc Israel xây thêm khu định cư ở Đông Jerusalem.
Sử dụng tới vũ khí hạt nhân sẽ là lựa chọn cuối cùng và nếu chiến tranh nổ ra, do đó, Israel ưu tiên sử dụng các vũ khí thông thường để phá hủy cơ sở hạ tầng của Iran.
Dù không sử dụng vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo, không quân Israel cũng “thừa” khả năng phá huy các cơ sở hạt nhân của Iran, tuy nhiên thiệt hại về người sẽ là rất lớn.
Theo nhà phân tích Abdullah Toukhan của Trung tâm nghiên cứu đối ngoại và chiến lược tại Washington (Mỹ), Israel cần 42 tên lửa Jericho để phá hủy hoặc làm hư hại nghiêm trọng các cơ sở hạt nhân được bảo vệ chắc chắn của Iran, bao gồm cả nhà máy làm giàu Uranium ở ngoại ô thành phố Natanz.
Tên lửa Jericho được bố trí tại các hầm ở đồi Judean, phía đông Jerusalem. Jericho 3 có tầm bắn vào khoảng 5.000-6000km, có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng khoảng 850kg.
(Theo UPI)


Anh đe tham gia tấn công Iran

Bộ Quốc phòng Anh tin rằng, Mỹ có thể quyết định thực hiện kế hoạch tấn công nhanh gọn bằng tên lửa nhằm vào các mục tiêu trọng yếu của Iran và Anh sẽ giúp bằng mọi biện pháp có thể để hỗ trợ quyết định này.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, cuộc tấn công này là có thể xảy ra cho dù trước đó Tổng thống Mỹ Obama không muốn triển khai bất kỳ hành động quân sự nào trước thềm bầu cử vào tháng 11/2012. Nhưng tình hình có thể thay đổi do những quan ngại mới về chương trình hạt nhân Iran.
Anh sẽ cử tàu tham chiến cùng Mỹ. Ảnh:P.M
Bộ Quốc phòng Anh đang xem xét khả năng triển khai tàu chiến và tàu ngầm được trang bị tên lửa Tomahawk, chiến đấu cơ RAF, bom chính xác Paveway IV, Brimstone và các máy bay do thám… cho cuộc chiến sắp tới. Giới chức Anh cho biết muốn có giải pháp đàm phán, nhưng tất cả các khả năng đều có thể xảy ra, trong đó được ngầm hiểu kể cả khả năng dùng đến biện pháp quân sự.
N.T (theo Guardian)


Nhiều phương tiện truyền thông Israel loan tin Chính phủ nước này sắp sửa tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, liệu Tel Aviv có làm điều đó hay không nhất thiết cần sự đồng ý từ Mỹ. 

Israel sắp sửa tấn công Iran?
Gần đây, tin tức về khả năng Israel lên kế hoạch tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran đang trở thành tiêu điểm, lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. 

Những thông tin này càng trở nên đáng tin cậy khi xuất hiện thêm các báo cáo mới nhất tiết lộ chi tiết rằng Ngoại trưởng Avigdor Lieberman cũng bị thuyết phục để ủng hộ việc áp dụng các hành động quân sự chống lại Iran. Ngoài ra, các báo cáo còn tiết lộ, nhiều quan chức an ninh khác của Israel bao gồm Bộ trưởng Nội vụ Eli Yishai đang phân vân và “bị mất ngủ” vì vấn đề này.

Ngoài ra, một điểm khiến nhiều người tin chắc tin tức truyền thông không phải là không có căn cứ đó là việc Israel đang thử nghiệm một loại tên lửa mới; không quân Israel cùng với quân đội NATO tập tấn công tầm xa.
Do đó, không có gì khó hiểu khi nhiều người Israel tin vào những tin tức rằng Chính phủ đang ngấm ngầm triển khai kế hoạch tấn công Iran.
Bộ trưởng quốc phòng Ehud Barak (phải) và Thủ tướng Netanyahu của Israel. Ảnh: Whale.
Có Mỹ "che chở", Iran yên tâm
Dù Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Barak có ý định tấn công Iran hay không thì vấn đề này cũng vượt quá khả năng của giới lãnh đạo Israel, những người cực kỳ muốn "dùng vũ lực" với Iran.
Chính quyền Israel có thể thách thức Mỹ về vấn đề xây dựng thêm các khu định cư nhưng tấn công Iran lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Do vậy, bất cứ ai băn khoăn về việc liệu Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran thì họ nên xem xét chính sách với Iran của Washington và các tuyên bố từ Nhà Trắng.
Không quan trọng ai là người đứng đầu Nhà Trắng và mức độ họ ủng hộ Israel như thế nào, một Israel đơn phương tấn công Iran mà không nhận được sự đồng thuận từ Mỹ, có khả năng hủy hoại quan hệ Mỹ - Israel. Lý do là việc xây dựng khu định cư Do Thái không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người Mỹ và nền kinh tế Mỹ nhưng việc tấn công Iran thì có.
Đầu tiên là, bất chấp tuyên bố chắc nịch rút gần như toàn bộ quân đội khỏi Iraq và Afghanistan, hiện quân đội Mỹ vẫn còn rất đông ở hai quốc gia này.  Do đó, bất cứ một hành động đơn phương nào nhằm tấn công Iran đều có thể đặt sinh mạng của lính Mỹ ở Iraq lẫn Afghanistan vào vòng nguy hiểm bởi nguy cơ bị người Iran trả đũa.
Ngoài ra, một vụ tấn công Iran cũng sẽ tác động mạnh mẽ lên giá dầu thế giới, làm tổn thương nền kinh tế Mỹ.
Rõ ràng hành động đơn phương chống lại Iran mà không có sự đồng thuận của Mỹ sẽ hủy hoại các lợi ích của “đồng minh quan trọng nhất” của Israel và giới chức Israel nhận thức đầy đủ về vấn đề này.
Theo Diplomat, lãnh đạo Israel có thể tiếp tục đe dọa chương trình hạt nhân của Iran và tuyên bố rằng “tất cả các lựa chọn vẫn đang được thảo luận nhưng những tuyên bố như thế chỉ nhằm che đậy chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ Mỹ - Israel" - quan hệ xoay quanh ba tỷ USD viện trợ mà Washington cam kết cho Israel cũng như sự ủng hộ và hậu thuẫn từ Mỹ.
Tiếp theo, nhiều người cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama, trước thềm bầu cử năm 2012 phải tính đến vấn đề thương vong cho quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan cũng như sự biến động của giá dầu có thể làm tổn thương nền kinh tế Mỹ. Do đó, chưa được Mỹ "bật đèn xanh", Israel sẽ không dám làm liều.
Ngoài ra, nếu cứ nhất quyết muốn tấn công Iran, không tính đến phản ứng của Mỹ, chính quyền Israel sẽ phải thuyết phục được các nhân vật đầy quyền lực khác trong Chính phủ, những người luôn phản đối kế hoạch tấn công Iran đồng thuận với họ. Một trong số những quan chức đó bao gồm Meir Dagan, cựu Giám đốc đầy quyền lực của Tổ chức tình báo Mossad. Tuy nhiên, việc này không đơn giản và thậm chí nếu có gì sơ sảy, sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Barak sẽ có khả năng tiêu tan từ đây.
Hơn nữa, bất chấp “mùa xuân Arab” và việc áp dụng các biện pháp trừng phạt lẫn các nỗ lực ngoai giao của chính quyền Obama, Iran chưa bao giờ bị cô lập hoàn toàn. Nếu Israel tấn công Iran, họ sẽ phải đối mặt với sự phản đối đến từ các đồng minh của Iran cũng như cộng đồng quốc tế.

Do đó, nhiều người cho rằng lựa chọn tốt nhất cho Iran lúc này là tiếp tục chiến lược gây sức ép để Iran quay lại bàn đàm phán để có cơ hội thuyết phục họ từ bỏ chương trình hạt nhân
.


Xem Thêm:
Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang