Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Iran sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ nếu bị đe dọa

Tehran tuyên bố họ sẽ tấn công lá chắn tên lửa của NATO triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ nếu bị đe dọa bởi hành động quân sự.

Tư lệnh Hajizadeh tuyên bố sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ nếu bị đe dọa quân sự.
Theo đó, lá chắn tên lửa mà NATO đang triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là mục tiêu tấn công của lực lượng không gian Iran trong trường hợp quốc gia Hồi giáo này bị đe dọa tấn công bằng quân sự. 


Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Iran, ông Amir-Ali Hajizadeh trao đổi với hãng tin Mehr rằng: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho mục tiêu đầu tiên là lá chắn tên lửa mà NATO đang triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ nếu chúng tôi bị đe dọa sau đó sẽ chuyển sang các mục tiêu khác”


Ông Hajizadeh cho biết thêm, “chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các chuyển động của kẻ thù, ngày qua ngày chúng tôi nhận được nhiều điều hơn cho sự chuẩn bị kháng chiến”. Tuyên bố của ông này ám chỉ tới việc Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách để triển khai thêm lá chắn tên lửa ở một trong các nước Arab tiếp giáp với vịnh Ba Tư.


Tư lệnh Hajizadeh phụ trách đơn vị tên lửa của Vệ binh Cách mạng Iran đã có buổi nói chuyện trước đám đông hơn 10.000 dân quân Basij tại thành phố phía Tây Khorramabad. Ông tuyên bố, lập trường của Iran là “đe dọa trước các mối đe dọa” và điều này phù hợp với tinh thần của lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei.


Dù các quan chức Iran nhiều lần nói về việc trả đủa bằng tên lửa đạn đạo chống lại Israel nếu bị tấn công, nhưng đây là lần đầu tiên lực lượng vệ binh cách mạng Iran nói về mục tiêu Thổ Nhĩ Kỳ.


Năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cho phép NATO triển khai một hệ thống radar cảnh báo sớm ở phía Đông Nam là một phần trong kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa mà NATO cùng với Mỹ đang nỗ lực xây dựng nhằm chống lại mối đe dọa từ tên lửa của khu vực Trung Đông, đặc biệt là Iran.
Vũ khí nào cho lời đe dọa này?Để vô hiệu hóa lá chắn tên lửa mà Mỹ và NATO đang triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng tên lửa Iran cần phải tiêu diệt được “con mắt” là hệ thống radar cảnh báo sớm bố trí ở phía Đông Nam nước này.


Để có thể tấn công phá hủy một trạm radar, Iran cần có các tên lửa chống bức xạ hiện đại. Theo một số nguồn tin chưa được xác nhận, Iran đang có trong biên chế tên lửa chống bức xạ Kh-58 của Nga, (NATO định danh là AS-11Kilter) 
NATO cùng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có nhiều điều phải lo lắng với tên lửa chống bức xạ Kh-58 mà Iran đang sở hữu.
Tên lửa chống bức xạ Kh-58 biến thể xuất khẩu có tầm bắn trên 150km, với lợi thế có đường biên giới tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, Không quân Iran có thể thực hiện các cuộc tập kích bất ngờ và phóng tên lửa vào trạm radar cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ.Với tầm bắn trên 150km gần như nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ.


Theo một số nguồn tin quân sự Iran, quốc gia này đã cải tiến thành công tên lửa chống bức xạ Kh-58, nâng tầm bắn lên đến trên 200km, một khoảng cách đủ lớn để đe dọa trạm radar cảnh báo sớm của hệ thống lá chắn tên lửa của NATO.


Để thực hiện nhiệm vụ đột kích này, tiêm kích Mig-25 Foxbat kết hợp với tên lửa chống bức xạ Kh-58 là một vũ khí cực kỳ lợi hại. 


Theo một số nguồn tin, khoảng 7 chiếc Mig-25 Foxbat của Không quân Iraq đã "trốn" sang Iran trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Hiện tại, không rõ số phận của những chiếc Mig-25 này như thế nào, song với khả năng của công nghiệp quốc phòng Iran cùng với sự hỗ trợ từ phía Nga những chiếc Mig-25 này có thể vẫn ở trong tình trạng hoạt động tốt.


Tuy nhiên, việc tấn công trạm radar cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ không phải là điều đơn giản, các tiêm kích của Iran có thể bị phát hiện trước khi kịp tung ra đòn tấn công. Hơn nữa, khi xây dựng trạm radar ở đây Mỹ cũng đã chuẩn bị sẳn các phương án bảo vệ cho trạm radar này.


Một trở ngại lớn khác là trạm radar cách biên giới Iran tới 700km, nếu muốn tấn công các trạm radar này các tiêm kích của Iran buộc phải xâm nhập không phận Thổ Nhĩ Kỳ tối thiểu là 500km, một khoảng cách đủ xa để lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp.


Iran có thể tấn công  trạm radar cảnh báo sớm bằng tên lửa đạn đạo, tuy nhiên, việc sử dụng tên lửa đạn đạo để tấn công trạm radar không phải là một giải pháp khả thi. 


Tuy không nắm nhiều lợi thế, song với những vũ khí mà Iran có trong tay vẫn là một mối đe dọa lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ nếu mối đe dọa bị tấn công quân sự nhắm vào Tehran ngày một tăng lên. Một khi bị dồn đến đường cùng, thật khó có thể đoán được những gì mà Iran sẽ làm.


Hiện Thổ Nhĩ Kỳ chưa có bất kỳ phản ứng nào trước tuyên bố của Iran.
(Theo Defence News)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang