Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Tính đa năng trong thiết kế của tàu Sigma

SIGMA là từ viết tắt của Ship Integrated Geometrical Modularity Approach (phương pháp đóng tàu trên cơ sở các module tích hợp).
>> VN đàm phán mua 4 tàu chiến Sigma của Hà Lan

Tàu Sigmau của Hải quân Indonesia.


Kết cấu khối khi đóng tàu không phải là điều quá mới mẻ, nhưng ở SIGMA thì là độc nhất vô nhị. 
Thiết kế Sigma sử dụng tiêu chuẩn các mặt cắt tiết diện 7,2m độc lập với nhau bởi các vách ngăn với cửa kín nước. 

Kích cỡ của các khối như vậy cho phép tàu khó bị chìm ngay cả khi bị thủng một lỗ rộng 6m trên thân. Để tăng cường thêm các cấu hình tùy chọn về không gian trên tàu, người ta sẽ chỉ việc đưa vào thêm các khối “block” vào thiết kế. 

Một OPV có thiết kế 50m cơ bản có thể tùy biến để biến thành một chiếc tàu hộ tống dài 90m (loại của Indonesia mua) hay thậm chí một chiếc tàu khu trục nhỏ dài 105-150m (như của Morocco). 

Các tiêu chuẩn bên trong tàu như thiết kế các khoang, hệ thống thông tin, cầu thang, cửa và các thành phần kết cấu quan trọng khác càng dễ thực hiện.

Từ đó, có thể thấy dù Sigma thường sử dụng các hệ thống tác chiến, radar của Thales và tên lửa Exocet của MBDA, nhưng một khách hàng có nhu cầu riêng vẫn có thể lắp loại vũ khí khác mà họ muốn.

Ví dụ, hải pháo AK-176M 76,2mm hoàn toàn có thể thay thế cho pháo Oto Melara, tên lửa phòng không tầm cực ngắn SA-18 của Nga có thể thế chỗ tên lửa Mistral của MBDA hay tên lửa Kh-35E sẽ thay thế cho tên lửa Exocet của Pháp.

Theo BAODATVIET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang