Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Thủ tướng VN bắt đầu chuyến thăm Nhật


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Tokyo vào hôm Chủ nhật trong chuyến thăm Nhật Bản bốn ngày.
Trọng tâm của chuyến đi này của ông Dũng được cho là để thúc đẩy cho kế hoạch của Nhật Bản xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sang Việt Nam và để hai bên cùng tìm kiếm cũng như khai thác đất hiếm.

Theo dự kiến ông Dũng sẽ ăn tối với một số dân biểu Nhật trước khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vào hôm thứ Hai 31/10.

Vào thứ Ba, ông Dũng sẽ đi thăm khu vực duyên hải phía đông bắc của Nhật Bản, là nơi bị thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm nay.
Nhật Bản là nước viện trợ và cho Việt Nam vay nhiều tỷ đôla trong những năm qua.
Vào thứ Ba, ông Dũng sẽ đi thăm khu vực duyên hải phía đông bắc của Nhật Bản, là nơi bị thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm nay.
Theo truyền thông Nhật Bản, Thủ tướng Noda dự kiến ​​sẽ xác nhận rằng Nhật Bản sẽ giúp xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam, bất chấp có cuộc khủng hoảng nhà máy nguyên tử tại Fukushima sau thiên tai động đất và sóng thần.

Trong chuyến thăm Việt Nam cách đây một năm, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Naoto Kan và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo rằng hai nước sẽ cùng hợp tác triển khai Bấmdự án lò phản ứng hạt nhân này.
'Thực chất và hiệu quả'
Truyền thông Việt Nam hôm Chủ Nhật đồng loạt đưa tin về chuyến thăm này nhưng dường như dập khuôn bản tin duy nhất từ TTXVN nhấn mạnh về thành phần phái đoàn từ phía Việt Nam mà không nói cụ thể các dự án hai nước sẽ ký kết là gì.
"Chuyến thăm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả", bản tin của TTXVN được nhiều báo trích lại.
Ông Noda và ông Dũng theo dự kiến ​​sẽ ký một thỏa thuận hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm tại mỏ Đông Pao, Lai Châu, phía tây bắc của Việt Nam.
Theo dự kiến tập đoàn Toyota Tsusho và Sojitz sẽ lập liên doanh với đối tác Việt Nam để bắt đầu sản xuất đất hiếm vào năm 2013, nhật báo kinh doanh Nikkei đưa tin vào tuần trước.
Mỏ Đông Pao được cho có trữ lượng đất hiếm có các khoáng chất lanthanum, cerium và neodymium rất cần thiết để sản xuất màn hình tinh thể lỏng và động cơ cho xe hơi hybrid chạy cả xăng lẫn điện.
Đất hiếm được sử dụng cho nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Chính phủ hai nước sẽ khai trương một trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội vào năm 2012 để phát triển công nghệ tách đất hiếm từ quặng khoáng sản và tinh lọc làm sao để không làm ô nhiễm môi trường, Nikkei cho biết.
Trước chuyến thăm của ông Dũng, nhật báo doanh Nikkei đưa tin chính phủ Việt Nam quyết định sẽ chọn các công ty Nhật để ký hợp đồng cho dự án vệ tinh quan sát.
Nhật Bản cho tới nay chưa từng cung cấp khoản vốn vay nào cho các dự án vệ tinh vì lo ngại các kỹ thuật phát triển vệ tinh sẽ được ứng dụng vào mục đích quân sự.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã quyết định ủng hộ dự án của Việt Nam, vì dự án này được mô tả là liên quan tới các vệ tinh có khả năng giám sát thiệt hại do lũ lụt và thiên tai khác cũng như khảo sát rừng và đất nông nghiệp.
Tập đoàn NEC Corp dự kiến ​​sẽ chế tạo và phóng vệ tinh thăm dò đầu tiên vào năm 2017, và sẽ giám sát việc chế tạo một vệ tinh thứ hai dự kiến được phóng vào năm 2020.

Các công ty Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu phát triển và phóng hai vệ tinh quan sát cho tới xây dựng cơ sở trên mặt đất và đào tạo cán bộ để kiểm soát vệ tinh và phân tích dữ liệu.
Vào hôm thứ Hai 31/10, Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam dự kiến ​​sẽ ký một thỏa thuận chính thức cho Việt Nam vay 7,2 tỷ yên (95 triệu USD), phần vay đầu của dự án.
Truyền thông Việt Nam đưa tin Tokyo sẽ cấp cho Hà Nội khoản vay 660 triệu USD vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện chương trình vệ tinh này.
Giới ngoại giao Nhật Bản tại Hà Nội xác nhận với truyền thông trong nước đây là dự án được thực hiện theo yêu cầu từ Việt Nam.
Theo BBC





Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Mỹ đẩy mạnh hoạt động ngoại giao tại châu Á


Sau phát biểu của Ngoại trưởng Hillary khẳng định Mỹ chuyển trọng tâm hoạt động sang châu Á, các quan chức cấp cao Mỹ đã thăm khu vực, thúc đẩy các quan hệ cụ thể.
Gần đây Mỹ tiến hành nhiều động thái ngoại giao tại châu Á, cho thấy Mỹ đang muốn tăng cường vai trò và sự hiện diện tại châu Á, đồng thời chuẩn bị cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và việc Tổng thống Mỹ lần đầu tiên dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS).  Ba nhân vật quan trọng trong chính phủ Mỹ sang thăm châu Á: Đầu tiên là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Indonesia, gặp gỡ những người đồng cấp ASEAN, nêu vấn đề Biển Đông, tiếp đó thăm Tokyo và Seoul. Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon thăm Bắc Kinh và New Delhi, trong khi trợ lý Ngoại trưởng William Burns thăm Nhật Bản và Trung Quốc.
Mỹ tăng cường quan hệ Indonesia và can dự tại châu Á-Thái Bình Dương
Chặng ghé Bali (Indonesia) của ông Leon Panetta rất được quan tâm trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á đang chờ đợi Hoa Kỳ khẳng định lập trường đối với châu Á-Thái Bình Dương và Biển Đông.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ mở đầu thăm châu Á: Chặng dừng chân Bali gặp gỡ những người đồng cấp ASEAN.
Trong quan hệ song phương Mỹ-Indonesia, sau 12 năm bị gián đoạn đã có bước đột phá vào tháng 7/2010, khi Bộ trưởng Robert Gates thông báo nối lại hợp tác với lực lượng Kopassus một cách hạn chế và dần dần từng bước. Chuyến ghé thăm Bali lần này của tân Bộ trưởng Panetta là nhằm đẩy mạnh thêm tiến trình hợp tác với quân đội của một nước được xem là thiết yếu cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ.
Nếu hợp tác quân sự Mỹ-Indonesia trước đây chủ yếu được thực hiện ở cấp cao, thì giờ đây, công việc này có thể mở rộng xuống thành phần trực tiếp tác chiến. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi nhân sự, chuyên gia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận hỗn hợp. Ngoài ra, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng bán thêm một số vũ khí cho Indonesia trong cuộc hội kiến với Tổng thống Indonesia.
Ghé thăm Indonesia, ông Panetta không chỉ nhắm mục tiêu thúc đẩy quan hệ quân sự song phương với chính quyền Jakarta, mà còn muốn xác định trở lại quyết tâm của Washington là dấn thân sâu hơn nữa vào toàn thể vùng Đông Nam Á. Tại Bali, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp xúc với đồng nhiệm 10 nước ASEAN đang họp tại đây trong khuôn khổ hội nghị thường niên ADMM của họ. Trong tình hình nhiều quốc gia Đông Nam Á đang quan ngại trước mối đe dọa đến từ các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp và mơ hồ của Trung Quốc và cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng, ông Leon Panetta xác định: “Tôi có một thông điệp rõ ràng để chuyển đến họ: Hoa Kỳ vẫn sẽ là một cường quốc quan trọng ở Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, chúng tôi sẽ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ và sẽ là một lực lượng hùng hậu để bảo đảm hoà bình và thịnh vượng trong vùng”.
Guam được đầu tư 12,5 tỷ USD thành căn cứ tiền tiêu hiện đại nhất của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Từ Guam các phương tiện chiến tranh Mỹ có thể tiếp cận các khu vực Đông Á trong thời gian 2-3 giờ, rút được nửa thời gian so với Hawaii.
Phát biểu trong cuộc gặp gỡ bán chính thức với các Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN, Bộ trưởng Leon Panetta đã bày tỏ hoan nghênh các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực tìm một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Ông tuyên bố Mỹ hoan nghênh thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc trong cuộc họp cấp ngoại trưởng hồi tháng 7 năm nay về “bản hướng dẫn thực hiện bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông” mà ASEAN và Trung Quốc ký kết từ năm 2002. Mỹ ủng hộ ASEAN trong nỗ lực tiếp tục đi tới một đạo luật ứng xử phù hợp với Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Theo lời Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Tổng thống Barack Obama rất “muốn lắng nghe quan điểm của ASEAN” tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp tới.
Nhân dịp này, ông Panetta cũng ghi nhận phản ứng kiềm chế của Trung Quốc sau vụ Mỹ bán vũ khí trị giá 5.85 tỉ USD cho Đài Loan.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhắc lại lập trường của Mỹ về tình hình Biển Đông là “không bênh vực bên nào” nhưng dứt khoát mong muốn các bên tranh chấp phải giải quyết xung đột bằng thái độ ôn hòa, phải “làm minh bạch các đòi hỏi chủ quyền” theo công pháp quốc tế và Luật biển của Liên hợp quốc, tái khẳng định lập trường của Mỹ về an ninh hàng hải rằng: tự do hàng hải, hàng không, tự do phát triển kinh tế và thương mại là quyền lợi quốc gia của Mỹ. Đề cập thái độ của Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông, ông nói: “Rõ ràng có lo ngại. Nhưng nơi tốt nhất để biểu lộ lo ngại là việc có thể có thảo luận tự do và cởi mở với Trung Quốc”.
Theo hãng tin Kyodo từ Nusa Dua (Bali), một nhà ngoại giao ASEAN có tham dự cuộc gặp gỡ Mỹ-ASEAN cho biết là nhóm làm việc của ASEAN sẽ thảo luận dự luật ứng xử vào ngày 12/11/2011 tới, hai ngày trước khi thượng đỉnh Đông Á khai mạc. ASEAN sẽ thống nhất quan điểm của mình và sẽ thông báo rõ với Trung Quốc sau đó.
Giới chức quốc phòng Mỹ nói một khi quân Mỹ đã rút khỏi Iraq năm nay và khỏi Afghanistan trước cuối năm 2014, Mỹ sẽ có thể gia tăng ảnh hưởng quân sự ở châu Á.
Củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Hàn Quốc
Ngày 24/10, Bộ trưởng quốc phòng Panetta đã đến Tokyo để khẳng định “liên minh chiến lược Mỹ-Nhật”. Trả lời phỏng vấn báo chí, ông nói mục tiêu của chuyến đi châu Á lần này là để trấn an các đồng minh và “tái xác định là Mỹ vẫn là siêu cường tại Châu Á-Thái Bình Dương và tiếp tục hiện diện mạnh mẽ tại địa bàn này của trái đất”. Tại Tokyo, khi gặp Thủ tướng Yoshihiko Noda, ông Panetta sẽ thúc giục về kế hoạch chuyển căn cứ không quân Futenma từ Okinawa sang một địa điểm gần biển.
Sau Nhật Bản, ông Panetta sẽ đến thăm Hàn Quốc, trong đó sẽ tập trung vào vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Ông Leon cho biết, “tình hình bán đảo Triều Tiên đang trong cục diện ôn hòa nhưng luôn phải đảm bảo vấn đề an ninh, Mỹ và Hàn  Quốc sẽ cùng hợp tác để đối phó với đe dọa của Triều Tiên. Mỹ tiếp tục nỗ lực để bảo vệ an ninh cho Hàn Quốc”.
Trước đó, tại Hội nghị đồng minh Hàn-Mỹ (21/10), Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung Hwan khẳng định, “đồng minh Hàn-Mỹ là nhân tố rất quan trọng nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và đề nghị Triều Tiên phải thực hiện các biện pháp phi hạt nhân hóa để khởi động lại vòng đàm phán 6 bên. Việc Mỹ ủng hộ Hội nghị cấp cao về an ninh hạt nhân được tổ chức tại Seoul vào tháng 3/2012 đã chứng minh quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai nước ngày càng sâu sắc”. Ông Kim nhấn mạnh, “quan hệ chiến lược giữa hai nước Hàn-Mỹ là nền tảng để thống nhất bán đảo Triều Tiên”. Ngoài ra, ông Kim nhấn mạnh, “quan hệ Hàn-Trung cũng đóng vai trò quan trọng trong hòa bình và thịnh vượng tại khu vực Đông Bắc Á và góp phần thực hiện thống nhất bán đảo Triều Tiên”
Lưu Việt - Toquoc.gov.vn

Kanwa, Su-30MKV không quân Việt Nam một lực lượng chiến đấu rất mạnh mẽ


Tạp chí Quốc phòng Canada phiên bản tiếng Trung số Tháng Mười Một bắt đầu công bố một bài viết, và đặt câu hỏi ban đầu: Từ những phân tích các hình ảnh về công tác huấn luyện chiến đấu của lực lượng máy chiến đấu Su-27 và Su-30MK2 cũng có những nét tương đồng với lực lượng không quân Trung Quốc từ việc chuyển tiếp từ loại máy bay chiến đấu Su thế hệ thứ 2 sang thứ 3, các phi công châu Á phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về mặt thể chất, cũng như trên những vấn đề về quan điểm kỹ thuật và đây là một bước đại nhảy vọt, do đó sẽ cần thời kỳ chuyển tiếp tương đối dài.

 Các phân tích đã tiết lộ có 10 sự thay đổi trong hình ảnh đào tạo của Su-27SK và Su-30MKV, ngoài đợt hàng thứ hai loại Su-30MK2(V) được trang bị tên lửa không đối hải Kh-31A thì gần như tất cả các máy bay mới gần như không mang vũ khí.


Nga bán các máy bay chiến đấu Su-27SK, Su-30M K (K), (V) sang Trung Quốc và Việt Nam với các điều kiện là khá khác nhau. Loạt máy bay đầu tiên của Việt Nam được Nga bán với các phương pháp thanh toán khá đa dạng. Ngược lại không quân Trung Quốc từ lô thứ hai của Su-27SK Trung Quốc phải trả 100% bằng tiền mặt đô la Mỹ. Theo các báo, phía Việt Nam với lô đầu tiên của 4 chiến đấu cơ Su-30MKV trị giá 110,000,000 USD, trong đó 70% được trả bằng trao đổi thương mại, Việt Nam chỉ trả 30% bằng ngoại tệ mạnh. Bốn chiếc đầu tiên của Su-30MKV giao cho Việt Nam là loại biến thể của dòng Su-30MK K đã giao cho Trung Quốc.  Những chiến đấu cơ này là loại tiêm kích đánh chặn trên không vượt trội, nhưng không được cài đặt phần mềm để sử dụng tên lửa không đối hạm.


Sau đó, nhà máy sản xuất chiến đấu cơ Nga ở Komsomolsk trong hợp đồng sản xuất cho Việt Nam với lô hàng trong năm 2010 với 8 Su-30M K2 (V), như vậy tổng số Su-30M KV là 12 , từ năm đó không quân Việt Nam có thể tạo thành một lữ đoàn tác chiến với các tiêu chuẩn. 8 Su-30M K (V) đã được ký kết hợp đồng 2 năm 2009 tháng Giêng, tổng giá trị 400 triệu USD. Nga đã cung cấp tất cả các lô hàng của đơn hàng thứ hai Su-30M K2(V) và hàng loạt các hệ thống vũ khí về Việt Nam. Phía Moscow, cho biết: Tất cả các máy bay và vũ khí đã giao hoàn thành trong năm 2010. 


Su-30M K2 (V) và Su-30M K 2(K) là hai loại biến thể khác nhau, không quân hải quân Trung Quốc nhận 24 Su-30M K2 (K), lực lượng quân sự không quân Trung Quốc và Việt Nam có sự khác biệt là gì? Về vấn đề này theo các nguồn thông tin từ ngành công nghiệp hàng không Nga cho rằng phía Việt Nam đã nhận được lô hàng với sự cải tiến nhỏ. 


Theo các phân tích đánh giá thì, "cải thiện nhỏ" có nghĩa là những chiếc Su-30MK2(V) của lực lượng không quân Việt Nam có thể sử dụng nhiều hệ thống vũ khí khác nhau. 


Số lượng nhỏ máy bay chiến đấu tiên tiến trong lực lượng Không quân Việt Nam mặc dù rất ít, nhưng nếu sử dụng đúng cách, nó vẫn cấu thành một lực lượng chiến đấu rất mạnh mẽ, đặc biệt là nếu được trang bị những vũ khí tiên tiến.  


2010, Việt Nam đã có các cuộc đàm phán với Nga để cung cấp 12 Su-30MKV với số tiền thỏa thuận hợp đồng là 500 triệu USD. Trong tháng hai, việc ký kết chính thức hợp đồng đã được thực hiện với trị giá 1 tỷ USD. Từ năm 2011-2012, Nga sẽ hoàn thành tất cả việc giao hàng. Như vậy, trong năm 2012, Việt Nam sẽ có 24 Su-30M K (V) và Su-30M K2 (V). Vì vậy mà toàn bộ các nước Đông Nam Á, sẽ có một số lượng tối đa của Su-30 để có thể hình thành một nhóm. 


Sukhoi cũng có kế hoạch thiết lập trực tiếp trung tâm dịch vụ tại Việt Nam, cơ sở bảo dưỡng này dự kiến ​​sẽ được nâng cấp lên trung tâm dịch vụ trong tương lai để tất cả phục vụ cho các nước khu vực Đông Nam Á, với việc bảo dưỡng máy bay "Su" và hàng loạt các máy bay chiến đấu khác. Lực lượng không quân Trung Quốc với hàng loạt máy bay chiến đấu Su-27 / Su-30 đều được bảo trì bởi Ukraine, và với quá trình chuyển đổi dần dần sang sủ dụng các dịch vụ của Ukraine. Thậm chí việc đại tu bỏ qua Sukhoi. 


Một loạt các máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam đã có sự thay đổi thực sự về chất lượng, cả trong tương lai về các loại vũ khí. Vấn đề này về chi tiết không được tiết lộ. Từ những hình ảnh huấn luyện chiến đấu của lực lượng Su-30MKV, Su-30MK2 (V) có thể nhận thấy họ được trang bị loại tên lửa không đối hạm loại Kh-31A.


Trung Quốc cũng nhận được một loại tên lửa dẫn đường TV Kh-29TE, có tầm bắn 30 km. Trang bị vũ khí tiến công đường không phía Trung Quốc trang bị loại tên lửa đối không tầm trung dòng R-27. Cả hai bên sử dụng loại vũ khí tương tự, nhưng lực lượng không quân Trung Quốc được trang bị loại tên lửa R-27T R-27R của Ukraine, trong khi lực lượng không quân Việt Nam, Su-30MKV, Su-30MK2(V) được trang bị những loại tên lửa được nhập khẩu trực tiếp từ Nga như R-77...

Theo: Đài Phượng Hoàng

Nhật Bản hỗ trợ 50 tỷ yên giúp Việt Nam phóng vệ tinh


Theo Morning News đưa tin ngày hôm qua dẫn lời báo chí Nhật Bản cho biết, chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện kế hoạch cung cấp khoản vay ODA ( khoản vay hỗ trợ chính thức) với giá trị lên tới 50 tỷ yên ( tương đương với 4,2 tỷ nhân dân tệ) cho dự án phóng vệ tinh của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch để khởi động chương trình vào năm 2017, cho dự án hai vệ tinh quan sát Trái đất. Về vấn đề này, chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp 50 tỷ yên cho Việt Nam với các điều kiện là cho phép các công ty Nhật Bản tham gia dự án. Theo kế hoạch chính phủ Nhật Bản trong tháng này sẽ đạt được một sự đồng thuận với chính phủ Việt Nam. Trước tiên cũng cần phải có sự đồng ý của Quốc hội vì sợ vệ tinh bị chuyển hướng cho các mục đích quân sự, vì vậy Nhật Bản chưa bao giờ cung cấp khoản vay ODA cho dự án vệ tinh với các nước.

ODA chủ yếu được sử dụng để giải quyết vấn đề về đói nghèo ở các nước đang phát triển, khoản vay ODA cho dự án phóng vệ tinh này là chưa từng có. Nhật Bản với cuộc cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực vệ tinh chỉ đứng sau Mỹ và châu Âu, họ đang hy vọng sẽ bắt kịp Mỹ và châu Âu, nhưng cũng có ý định tăng cường quan hệ với Việt Nam. Nhật Bản tin rằng, ở nhiều nước đang phát triển nhu cầu về phóng vệ tinh đang phát triển nhanh chóng, Nhật Bản sẽ nỗ lực thúc đẩy hơn nữa công việc của họ. ...

Theo: Đài Phượng Hoàng

Kanwa, Su-30MKV không quân Việt Nam một lực lượng chiến đấu rất mạnh mẽ


Tạp chí Quốc phòng Canada phiên bản tiếng Trung số Tháng Mười Một bắt đầu công bố một bài viết, và đặt câu hỏi ban đầu: Từ những phân tích các hình ảnh về công tác huấn luyện chiến đấu của lực lượng máy chiến đấu Su-27 và Su-30MK2 cũng có những nét tương đồng với lực lượng không quân Trung Quốc từ việc chuyển tiếp từ loại máy bay chiến đấu Su thế hệ thứ 2 sang thứ 3, các phi công châu Á phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về mặt thể chất, cũng như trên những vấn đề về quan điểm kỹ thuật và đây là một bước đại nhảy vọt, do đó sẽ cần thời kỳ chuyển tiếp tương đối dài.

 Các phân tích đã tiết lộ có 10 sự thay đổi trong hình ảnh đào tạo của Su-27SK và Su-30MKV, ngoài đợt hàng thứ hai loại Su-30MK2(V) được trang bị tên lửa không đối hải Kh-31A thì gần như tất cả các máy bay mới gần như không mang vũ khí.


Nga bán các máy bay chiến đấu Su-27SK, Su-30M K (K), (V) sang Trung Quốc và Việt Nam với các điều kiện là khá khác nhau. Loạt máy bay đầu tiên của Việt Nam được Nga bán với các phương pháp thanh toán khá đa dạng. Ngược lại không quân Trung Quốc từ lô thứ hai của Su-27SK Trung Quốc phải trả 100% bằng tiền mặt đô la Mỹ. Theo các báo, phía Việt Nam với lô đầu tiên của 4 chiến đấu cơ Su-30MKV trị giá 110,000,000 USD, trong đó 70% được trả bằng trao đổi thương mại, Việt Nam chỉ trả 30% bằng ngoại tệ mạnh. Bốn chiếc đầu tiên của Su-30MKV giao cho Việt Nam là loại biến thể của dòng Su-30MK K đã giao cho Trung Quốc.  Những chiến đấu cơ này là loại tiêm kích đánh chặn trên không vượt trội, nhưng không được cài đặt phần mềm để sử dụng tên lửa không đối hạm.


Sau đó, nhà máy sản xuất chiến đấu cơ Nga ở Komsomolsk trong hợp đồng sản xuất cho Việt Nam với lô hàng trong năm 2010 với 8 Su-30M K2 (V), như vậy tổng số Su-30M KV là 12 , từ năm đó không quân Việt Nam có thể tạo thành một lữ đoàn tác chiến với các tiêu chuẩn. 8 Su-30M K (V) đã được ký kết hợp đồng 2 năm 2009 tháng Giêng, tổng giá trị 400 triệu USD. Nga đã cung cấp tất cả các lô hàng của đơn hàng thứ hai Su-30M K2(V) và hàng loạt các hệ thống vũ khí về Việt Nam. Phía Moscow, cho biết: Tất cả các máy bay và vũ khí đã giao hoàn thành trong năm 2010. 


Su-30M K2 (V) và Su-30M K 2(K) là hai loại biến thể khác nhau, không quân hải quân Trung Quốc nhận 24 Su-30M K2 (K), lực lượng quân sự không quân Trung Quốc và Việt Nam có sự khác biệt là gì? Về vấn đề này theo các nguồn thông tin từ ngành công nghiệp hàng không Nga cho rằng phía Việt Nam đã nhận được lô hàng với sự cải tiến nhỏ. 


Theo các phân tích đánh giá thì, "cải thiện nhỏ" có nghĩa là những chiếc Su-30MK2(V) của lực lượng không quân Việt Nam có thể sử dụng nhiều hệ thống vũ khí khác nhau. 


Số lượng nhỏ máy bay chiến đấu tiên tiến trong lực lượng Không quân Việt Nam mặc dù rất ít, nhưng nếu sử dụng đúng cách, nó vẫn cấu thành một lực lượng chiến đấu rất mạnh mẽ, đặc biệt là nếu được trang bị những vũ khí tiên tiến.  


2010, Việt Nam đã có các cuộc đàm phán với Nga để cung cấp 12 Su-30MKV với số tiền thỏa thuận hợp đồng là 500 triệu USD. Trong tháng hai, việc ký kết chính thức hợp đồng đã được thực hiện với trị giá 1 tỷ USD. Từ năm 2011-2012, Nga sẽ hoàn thành tất cả việc giao hàng. Như vậy, trong năm 2012, Việt Nam sẽ có 24 Su-30M K (V) và Su-30M K2 (V). Vì vậy mà toàn bộ các nước Đông Nam Á, sẽ có một số lượng tối đa của Su-30 để có thể hình thành một nhóm. 


Sukhoi cũng có kế hoạch thiết lập trực tiếp trung tâm dịch vụ tại Việt Nam, cơ sở bảo dưỡng này dự kiến ​​sẽ được nâng cấp lên trung tâm dịch vụ trong tương lai để tất cả phục vụ cho các nước khu vực Đông Nam Á, với việc bảo dưỡng máy bay "Su" và hàng loạt các máy bay chiến đấu khác. Lực lượng không quân Trung Quốc với hàng loạt máy bay chiến đấu Su-27 / Su-30 đều được bảo trì bởi Ukraine, và với quá trình chuyển đổi dần dần sang sủ dụng các dịch vụ của Ukraine. Thậm chí việc đại tu bỏ qua Sukhoi. 


Một loạt các máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam đã có sự thay đổi thực sự về chất lượng, cả trong tương lai về các loại vũ khí. Vấn đề này về chi tiết không được tiết lộ. Từ những hình ảnh huấn luyện chiến đấu của lực lượng Su-30MKV, Su-30MK2 (V) có thể nhận thấy họ được trang bị loại tên lửa không đối hạm loại Kh-31A.


Trung Quốc cũng nhận được một loại tên lửa dẫn đường TV Kh-29TE, có tầm bắn 30 km. Trang bị vũ khí tiến công đường không phía Trung Quốc trang bị loại tên lửa đối không tầm trung dòng R-27. Cả hai bên sử dụng loại vũ khí tương tự, nhưng lực lượng không quân Trung Quốc được trang bị loại tên lửa R-27T R-27R của Ukraine, trong khi lực lượng không quân Việt Nam, Su-30MKV, Su-30MK2(V) được trang bị những loại tên lửa được nhập khẩu trực tiếp từ Nga như R-77...


Theo: Đài Phượng Hoàng

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

4 tàu Molniya đầu tiên đang hoàn thành ở Việt Nam


>> Từ sự kiện "Đuổi chó" ...
Nhà máy đóng tàu Vympel đang hỗ trợ Việt Nam đóng hàng loạt tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya theo giấy phép của Nga.
Theo Arms-Tass, tại triển lãm quốc tế lần thứ 15 Interpolytex-2011, Phó Tổng giám đốc Nhà máy Dmitri Belyakov cho biết, các chuyên gia đóng tàu ở thành phố Rybinsk đang sản xuất và gửi sang Việt Nam theo đúng tiến độ các chi tiết, bộ phận, linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên.
Các kỹ sư đóng tàu Việt Nam đã bắt tay vào đóng các tàu này dưới sự giám sát kỹ thuật từ phía công ty thiết kế TsMKB Almaz ở St. Petersburg và nhà máy sản xuất là Công ty “Nhà máy đóng tàu Vympel”.
Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam.
Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang đóng 4 tàu tên lửa đầu tiên, trong đó 2 thân tàu đã được khởi công, 2 thân tàu khác đã hoàn thành và bàn giao để lắp ráp thiết bị.
Việc cung cấp thiết bị cho 6 tàu tên lửa nói trên từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam được bắt đầu từ năm 2010 theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2016.
Trong hợp đồng đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya có nội dung hợp đồng phụ đóng thêm 4 tàu nữa. Việc chuyển hợp đồng phụ thành hợp đồng chính thức dự kiến được thực hiện sau khi bàn giao những tàu tên lửa đầu tiên do các chuyên gia Việt Nam đóng cho Hải quân Việt Nam.
Việc nâng cấp các trang thiết bị và vũ khí thời gian qua của Việt Nam, theo phát biểu của Bộ Quốc phòng, đều vì mục đích tự vệ và hoà bình chứ không phải chạy đua vũ trang.
(Theo VTC News/ Denfence)

Thủ tướng VN sắp thăm Nhật Bản


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Nhật Bản trong bốn ngày, bắt đầu từ Chủ nhật ngày 30/10 theo lời mời của tân Thủ tướng Yoshihiko Noda.
XEM THÊM:
Chuyến thăm này nhằm củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược mà hai nước đã khẳng định là ‘vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á’.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Thủ tướng Naoto Kan hồi năm ngoái
Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam
Đáng chú ý là chuyến thăm này của Thủ tướng Dũng chỉ diễn ra ba ngày sau khi phái đoàn quân sự Việt Nam do Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, vốn bắt đầu từ hôm thứ Hai ngày 24/10.
Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa đã nói với Đại tướng Thanh rằng Nhật sẽ nắm bắt mọi cơ hội để liên hệ chặt chẽ với Việt Nam trong khuôn khổ Kế hoạch Phòng vệ của Nhật Bản.
“Nhật Bản rất mong mối quan hệ hợp tác và trao đổi quốc phòng giữa hai nước được thúc đẩy sang giai đoạn phát triển mới,” ông Ichikawa được dẫn lời nói.

Đối tác hàng đầu

Thời gian gần đây. Việt Nam và Nhật Bản liên tục có các chuyến thăm viếng cấp cao lẫn nhau.
Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra đúng một năm sau chuyến thăm đến Việt Nam vào tháng 10/2010 của Thủ tướng Naoto Kan.
Hai nước hiện có một ủy ban điều phối hợp tác cao cấp do chính Bộ trưởng ngoại giao của hai nước đồng chủ trì.
Hiện tại Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội.
Nhật Bản đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch năm 2010 đạt 16 tỷ đôla.
Khác với giao thương của Việt Nam với một đối tác hàng đầu khác là Trung Quốc mà Việt Nam hiện đang nhập nhiều hơn xuất, thì Việt Nam lại đang hưởng lợi trong giao thương với Nhật Bản khi xuất siêu sang nước này.
Nhật Bản cũng đã và đang xây dựng những công trình có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam như cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, hầm Thủ Thiêm dưới lòng sông Sài Gòn và cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng.
Nhật Bản hiện đang đầu tư vào Việt Nam gần 22 tỷ đôla, đứng thứ tư trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, và cũng là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam với số tiền cam kết trong năm 2010 là 1,76 tỷ đô la.
Sau trận động đất gây sóng thần tàn phá đất nước vào tháng Ba năm 2011, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Nhật Bản khẳng định không cắt giảm các cam kết ODA dành cho Việt Nam.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục Việt Nam.
Mỗi năm, hàng trăm tình nguyện viên người Nhật đã đến khắp các tỉnh thành của Việt Nam để tham gia vào các dự án giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Giữ gìn an ninh biển

Trao đổi với BBC, ông Kuriki Seichi, phóng viên của Đài truyền hình NHK vốn theo dõi thời sự Việt Nam, cho biết dư luận Nhật Bản đánh giá rằng Trung Quốc hiện đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình và ngày càng có thái độ cứng rắn hơn trong tranh chấp với các nước.
“Cho nên người dân Nhật cho rằng phải thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Asean,” ông nói.
Đối với Biển Đông, Nhật Bản muốn giữ thái độ trung lập, không đứng về phía nào trong tranh chấp, nhưng rất coi trọng an ninh hàng hải trong vùng biển này.
Do đó, quan hệ quân sự vốn hiện đang phát triển giữa hai nước sẽ tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là gìn giữ an ninh, hòa bình trên biển và đối phó với thiên tai, một lĩnh vực mà Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm.
Về vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ông Seichi cho biết Tokyo có cách tiếp khác với các nước phương Tây trong lĩnh vực này, và Nhật Bản đánh giá cao ổn định chính trị xã hội của Việt Nam.
Ổn định chính trị cũng là điều mà Hà Nội thường hay đưa ra như ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển.
Về quan hệ kinh tế-thương mại, mặc dù giao thương với Việt Nam không bằng giao thương với các nước Asean khác như Malaysia, Thái Lan và Indonesia, nhưng Chính phủ Nhật vẫn đánh giá Việt Nam 'có tiềm năng lớn'.
“Nhật Bản muốn đầu tư vào tương lai của Việt Nam,” ông Seichi nói.
Theo BBC

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Hải quân Việt Nam có những loại vũ khí 'khủng' nào? (Video)

Tàu chiến lớp Projekt 10412, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion, tàu hộ vệ tên lửa Gepard…là những vũ khí lợi hại của Việt Nam.


Việt Nam mua thêm các loại vũ khí hiện đại vì mục đích hoà bình chứ không phải chạy đua vũ trang.

Việt Nam vừa nhận hai tàu chiến lớp Projekt 10412 của Nga. Đại diện Bộ Quốc phòng khi phát biểu với báo chí đã nhấn mạnh rằng, việc mua sắm các loại vũ khí mới vừa qua là để tăng cường sức mạnh phòng thủ, với mục đích hoà bình, hợp tác… chứ không phải Việt Nam đang chạy đua vũ trang. Nhân dịp này, chúng tôi xin điểm lại một số vũ khí của Hải quân nước ta. 
- Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được thiết kế theo công nghệ hiện đại của Nga, thuộc Project 1166.1. Tàu hộ tống thuộc dự án 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội, và có khả năng tàng hình nhẹ. 

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được đánh giá là hiện đại nhất thế giới.  

- Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion mang đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh Yakhont 3M55E có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km. 
Tên lửa của hệ thống Bastion-P có 2 loại hành trình bay cơ bản: hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, và hành trình bay hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km. Tên lửa thuộc loại “bắn - quên”, sử dụng chiến thuật “bầy sói” và chống nhiễu điện tử mạnh. 
Hệ thống Bastion gồm 4 xe mang-phóng tự hành K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3-4 phút, 4 xe chở đạn K-342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu khác. Cơ số đạn cho mỗi hệ thống Bastion có thể lên tới 36 quả tên lửa Yakhont. 
- Chiến hạm Project 10412 là một biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 Firefly, do viện thiết kế TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB vào cuối thập niên 1980.

 Việt Nam có thêm 2 tàu tuần tra hiện đại

Mỗi tàu có trọng tải là 364 tấn, chiều dài 49,5m, chiều rộng là 9,2m, mướn nước 2,4m. Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h),  hành trình dự trữ 2.200 hải lý và có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm. 
Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 ụ pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5 mm.

Video hải quân Việt Nam với một số vũ khí hiện đại.
Nguồn: Youtube
 
Ngoài những loại vũ khí trên, Việt Nam còn đặt mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga, đặt mua tàu hộ tống tàng hình của Hà Lan…và hợp tác với nhiều nước khác.  
Trao đổi với VTC News, một tướng lĩnh của Hải quân Việt Nam còn cho rằng, cách đánh và chiến thuật quân sự…cũng là một thế mạnh bí mật của chúng ta, thể hiện trí tuệ tuyệt vời của con người Việt Nam, tích luỹ từ ngàn đời; bên cạnh sức mạnh quốc phòng toàn dân luôn luôn được củng cố bền chặt.

Theo: VTC News

Anh-Việt ký hợp tác nghiên cứu quốc phòng


Học viện Nghiên cứu chiến lược Việt Nam và Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute for Defence and Security Studies -RUSI) vừa ký kết một thỏa thuận nhằm tăng cường các trao đổi học thuật cũng như các dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và chính sách ngoại giao giữa hai nước.

Dẫn đầu đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Ngoại giao, ông Bùi Thanh Sơn, cùng Giám đốc Học viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao, ông Hoàng Anh Tuấn, Đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc, ông Vũ Quang Minh, và một số quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Công An và Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Về phía Anh Quốc có sự hiện diện của Tổng Giám đốc Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh, giáo sư Michael Clarke, Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Antony Stokes, và các nhân viên của Viện.
Đây là lần đầu tiên Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh ký kết với một nước tại Đông Nam Á.
Giáo sư Michael Clarke cho biết lý do chọn ký kết hợp tác với Việt Nam, nước đầu tiên tại vùng Đông Nam Á, là vì "Việt Nam là một đất nước rất quan trọng tại Đông Nam Á, một đất nước có thể tạo ra những thay đổi đáng kể về chính trị tại Biển Đông cũng như về mặt môi trường và các vấn đề toàn cầu".
Còn Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn, thì nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận này đối với quan hệ giữa hai nước.
Đây cũng là một cơ hội cho các chuyên gia Anh và Việt Nam tìm hiểu thăm dò các quan ngại an ninh chung và mở ra các hợp tác sâu rộng hơn giữa hai quốc gia.
Nguồn BBC

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Iskander-M tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 400 km

Một lữ đoàn tên lửa Iskander đầu tiên của quân khu phía Tây nước Nga đã thực hiện bắn thử nghiệm của hệ thống tên lửa chiến thuật mới nhất Iskander-M.
Trong bối cảnh Mỹ và NATO đang tích cực triển khai hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Đông Âu, sát với biên giới Nga. Tổ hợp tên lửa đối đất chiến thuật Iskander-M được các chuyên gia quân sự đánh giá rằng sẽ là vũ khí hiệu quả nhất để Nga có thể đáp trả tương xứng với hệ thống NMD của Mỹ.
Dưới đây là đoạn video của tên lửa Iskander-M tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tới 400 km.

(Theo Rian)

Hải chiến – Từ lịch sử đến hiện đại: Tàu to, súng lớn vẫn thua


Với chiến thuật phù hợp thì các lực lượng không có tàu to, súng lớn vẫn có thể chiến thắng những đối thủ với khí tài vượt trội.
Trên chiến trường, không phải lúc nào các lực lượng lớn với nhiều khí tài vượt trội cũng luôn giành ưu thế. Một nguyên tắc cơ bản là mỗi lực lượng quân sự luôn có những điểm mạnh yếu khác nhau, bên nào khai thác hiệu quả các điểm này thì sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng. Với các trận hải chiến cũng vậy, nếu có chiến thuật phù hợp thì vẫn có thể giành chiến thắng dù vũ khí không bằng đối phương.
Hải chiến Thuận An 1643
Theo các sách Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn (NXB Văn hóa Sài Gòn) và Đại Nam thực lục (NXB Giáo dục), hải quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong từng chiến thắng oanh liệt trước lực lượng tàu chiến hiện đại của Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Tàu hộ tống lớp Gepard 3.9
Bắt đầu từ năm 1641, tàu chiến của Hà Lan liên tục cướp phá, quấy rối và hăm he tấn công Đàng Trong. Tháng 5.1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan cử nhiều tàu chiến “khủng” đi lùng bắt dân chúng, cướp bóc, đốt phá ở khu vực duyên hải miền Trung hiện nay. Tháng 7.1643, 3 tàu chiến Hà Lan tiến vào cửa Thuận An, thuộc Thừa Thiên – Huế ngày nay. Đây đều là những tàu lớn, có lực lượng binh lính được chọn lọc kỹ càng và trang bị đại bác có sức công phá mạnh. Để đối phó, Chúa Nguyễn Phúc Lan tập trung quần thần lấy ý kiến. Khi hỏi một người Hà Lan đang giúp việc, người này đã dương dương tự đắc rằng: “Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi”. Câu trả lời này khiến Chúa Nguyễn Phúc Lan cảm thấy bị xúc phạm và ông quyết định tự mình thân chinh, cùng con trai là Thế tử Nguyễn Phúc Tần, tiến đánh 3 tàu chiến Hà Lan ở cửa Thuận An.
Lực lượng hải quân của Đàng Trong di chuyển trên các thuyền nhỏ nên tính cơ động cao, nhanh nhẹn, dễ dàng tiếp cận tàu địch. Các thuyền Đàng Trong đã bao vây, tấn công quyết liệt vào tàu chiến Hà Lan, mặc dù một số thuyền bị trúng đạn đại bác. Kết quả, cả 3 tàu chiến của Công ty Đông Ấn Hà Lan đều thua tan tác, chiếc thì nổ tung, chiếc thì bị chìm và chỉ có một chiếc chạy thoát. Từ đó về sau, Công ty Đông Ấn Hà Lan không còn dám cử tàu chiến bén mảng đến Đàng Trong. Đó là lần đầu tiên thủy quân Việt Nam đánh thắng một lực lượng thủy quân từ châu Âu.
Nhỏ vẫn hiệu quả
Với các nước mà lực lượng hải quân đóng vai trò phòng thủ, bảo vệ chủ quyền chứ không nhằm bành trướng, tấn công các nước khác, thì việc sở hữu tàu chiến lớn không quá cần thiết. Ngược lại, các tàu chiến nhỏ với khả năng tác chiến linh hoạt sẽ là những khí tài hữu hiệu, có nhiều ưu thế nhất định trước các tàu chiến lớn. Cho nên, các tàu khu trục nhỏ, tàu hộ tống cũng đủ sức bảo vệ chủ quyền.
Điển hình như tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 với độ rẽ nước tiêu chuẩn 1.500 tấn có tốc độ di chuyển lên đến 28 hải lý/giờ (tương đương 50 km/giờ), theo website Russian-ships.info. Gepard 3.9 được trang bị tổng cộng 8 ống phóng tên lửa chống tàu, 1 ống phóng tên lửa đối không, 1 bệ 12 ống phóng tên lửa chống ngầm, 4 ống phóng ngư lôi, súng pháo, súng máy. Tàu hộ tống Gepard 3.9 còn có bãi đáp trực thăng chiến đấu. Với trang bị đó, tàu hộ tống Gepard 3.9 đủ sức tác chiến chống lại máy bay, tàu nổi, tàu ngầm không thua kém các tàu khu trục lớn.
Tất nhiên, các tàu khu trục lớn, tàu tuần dương có lợi thế với các hệ thống tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, với các nước có bờ biển dài thì các hệ thống tên lửa trên bộ đủ tầm tác chiến chống lại các khu trục hạm lớn của đối phương xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của mình. Như vậy, các tàu chiến nhỏ phối hợp cùng hệ thống tác chiến trên bờ sẽ vẫn đủ sức đảm bảo nhiệm vụ phòng thủ mà không lo ngại các lực lượng hải quân hùng mạnh.
Ngô Minh Trí
Theo Thanhnien

Hải quân Việt Nam nhận 2 tàu chiến thuộc lớp Project 10412


Tờ Flotprom của Nga đưa tin, lễ ký văn bản bàn giao 2 tàu tuần tra lớp Project 10412 cho Hải quân Việt Nam diễn ra tại nhà máy đóng tàu Almaz, hôm 20/10.


>> Tin vui - Nga vừa giao hệ thống tên lửa phòng thủ Bastion thứ hai cho Việt Nam
>> VN đàm phán mua 4 tàu chiến của Hà Lan
>> Việt Nam tìm mua thêm vũ khí từ Cộng hòa Séc và Ấn Độ
Hai tàu tuần tra lớp Project 10412 được bàn giao cho Hải quân Việt Nam mang số hiệu nối tiếp nhau là 044 và 045 và là chiếc thứ ba và thứ tư thuộc Project 10410 Firefly (NATO gọi là Svetlyak) được phía Nga đóng cho Hải quân Vệt Nam.
Trước đó, 2 tàu đầu tiên thuộc lớp này đã bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2002.
Cả hai tàu mới đều được khởi công đóng vào cùng một ngày (26/6/2009). Trong đó, tàu 044 được hạ thủy vào tháng 4/2011, và tàu 045 được hạ thủy sớm hơn vào ngày 12/11/2010.
Tàu tuần tra lớp Project 10412 mang số hiệu 045 neo đậu ở cảng của nhà máy đóng tàu Almaz.
Tàu tuần tra lớp Project 10412 mang số hiệu 045 neo đậu ở cảng của nhà máy đóng tàu Almaz.
Việc bàn giao bị chậm so với dự kiến vài tháng vì các đối tác của nhà máy đóng tàu không cung cấp linh kiện và phụ tùng đúng tiến độ, đặc biệt là việc lắp đặt ụ pháo AK-176M, được cung cấp bởi nhà máy Arsenal.
Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm vào giữa tháng 10/2011, cả 2 tàu này sẽ được đưa vào ụ tàu nổi của nhà máy PD-423 để vận chuyển bằng đường biển về cảng St. Petersburg, sau đó được đưa lên tàu vận tải chuyển về Việt Nam.
Ngoài ra, 2 tàu chiến cùng loại, mang số hiệu là 420 và 421, đang được gấp rút hoàn thành tại công ty Vostochnaya Verf ở Vladivostoc. Dự kiến, 2 tàu này được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2012, cũng do phía đối nhà máy chậm trễ.
Tàu tuần tra lớp Project 10412 mang số hiệu 044.
Tàu tuần tra lớp Project 10412 mang số hiệu 044.
Chiến hạm Project 10412 là một biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 Firefly, do viện thiết kế TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB vào cuối thập niên 1980.
Từ khi bắt đầu đóng các tàu Firefly, Almaz đã bàn giao cho khách hàng là Bộ Quốc phòng Nga và nước ngoài tổng cộng 16 tàu, (tính cả 2 tàu có số hiệu 044 và 045 và 1 chiếc nữa đang được đóng). Tổng cộng đã có 36 tàu lớp Firefly đã được đóng ở tất cả các nhà máy đóng tàu của Nga.
So với biến thể cơ sở, các tàu Firefly đóng cho Hải quân Việt Nam không có vũ khí chống ngầm nên có thể xếp vào loại tàu pháo.
Mỗi tàu Firefly có trọng tải là 364 tấn, chiều dài 49,5 m, chiều rộng là 9,2 m, mướn nước 2,4 m. Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h),  hành trình dự trữ 2.200 hải lý và có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.
Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 ụ pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5 mm.
Phạm Thái
Theo PHUNGQUANGTHANH.NET
Cập nhật:
Truyền thông Nga cũng loan tin Việt Nam đang tiến hành đàm phán với chính phủ Nga nhằm ký thêm hợp đồng mới để mua thêm hệ thống Bastion, số lượng chưa công bố.
Báo Nga nói hệ thống Bastion là "thành tựu" của công nghiệp sản xuất tên lửa Nga, có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km.
Bastion còn có thể bảo vệ một khu vực bờ biển trải dài tới 600 km. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, đã nhận định Việt Nam sẽ đặt hai hệ thống Bastion này tại bờ biển miền Trung để đối phó với đe dọa trên Biển Đông.
Mới đây, trong chuyến thăm Hà Lan hồi tháng Chín, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ngỏ ý muốn mua bốn tàu hộ tống lớp Sigma của nước này.
Hải quân Việt Nam đã có 2 tàu hộ tống Gepard, 2 tàu tuần tiễu loại nhẹ BPS – 500, 5 chiếc lớp Petya-III, 4 tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I và tàu chiến siêu tốc Molnya có trang bị tên lửa siêu âm chống hạm và tên lửa phòng không tầm ngắn.
Quân đội Việt Nam cũng đã đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga.
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang