Mỹ đang tích cực triển khai hệ thống lá chắn tên lửa trên toàn Đông Âu, đe dọa đến lợi ích và an ninh Nga.
Trong khi các cuộc đàm phán không tiến triển, giới phân tích lo ngại chiến tranh lạnh giữa 2 nước có thể tái diễn?
Tại tất cả các cuộc đàm phán giữa các Mỹ và Liên Xô trước đây, và Nga hiện nay, liên quan đến hệ thống tên lửa đánh chặn chưa giải quyết thỏa đáng. Nghi ngờ này là do những yếu tố sau đây:
- Nga liên tục phát triển của các cơ sở phòng thủ tên lửa.
- Mỹ cho rằng Nga là nước duy nhất có khả năng tiêu diệt Mỹ.
- Khi thảo luận về sự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chung, Mỹ yêu cầu là người quản lý duy nhất, điều này không phù hợp với quan điểm của Nga.
Kế hoạch Mỹ trên toàn thế giới
Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan, Romania, Bulgaria, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Séc là một phần trong chiến lược mới của Mỹ.
Để thực hiện chiến lược này, tại cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng NATO, Mỹ quyết định triển khai 4 tuần dương hạm trang bị hệ thống Aegis tại một căn cứ Hải quân ở Tây Ban Nha. Đây là mắt xích quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu.
Tại tất cả các cuộc đàm phán giữa các Mỹ và Liên Xô trước đây, và Nga hiện nay, liên quan đến hệ thống tên lửa đánh chặn chưa giải quyết thỏa đáng. Nghi ngờ này là do những yếu tố sau đây:
- Nga liên tục phát triển của các cơ sở phòng thủ tên lửa.
- Mỹ cho rằng Nga là nước duy nhất có khả năng tiêu diệt Mỹ.
- Khi thảo luận về sự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chung, Mỹ yêu cầu là người quản lý duy nhất, điều này không phù hợp với quan điểm của Nga.
Kế hoạch Mỹ trên toàn thế giới
Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan, Romania, Bulgaria, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Séc là một phần trong chiến lược mới của Mỹ.
Để thực hiện chiến lược này, tại cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng NATO, Mỹ quyết định triển khai 4 tuần dương hạm trang bị hệ thống Aegis tại một căn cứ Hải quân ở Tây Ban Nha. Đây là mắt xích quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu.
Sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn là mối đe dọa hàng đầu với an ninh Nga. |
Các tàu Aegis của Mỹ được trang bị cả radar và tên lửa đánh chặn SM-3, không chỉ kiểm soát không lưu, đánh chặn tên lửa ICBM mà còn trang bị cả vũ khí chống tàu ngầm của đối phương. Tổng thống Mỹ Barack Obama còn khẳng định: Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa là để chống lại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, ví dụ như Shahab-3 của Iran.
Tuy nhiên, phía Nga tin rằng việc bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa trên biên giới Nga là nhằm vào kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Moscow.
Khi triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, Mỹ áp dụng chiến tjhuật "việc đã rồi", nghĩa là thực thi mà không tính đến quan điểm của các bên có liên quan. Điều đó đã vi phạm sự ổn định và an ninh của tất cả các nước châu Âu. Đó thực sự là một mối lo lớn của Moscow.
Không chỉ triển khai ở châu Âu, Mỹ còn thực hiện triển khai hệ thống NMD ở châu Á, điển hình ở Nhật Bản, do lo ngại tên lửa bắn từ Triều Tiên, Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ và NATO còn đang đề nghị hợp tác phát triển NMD với Ấn Độ và tương lai, Đài Loan hoàn toàn có thể là địa điểm tiếp theo.
Tuy nhiên, phía Nga tin rằng việc bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa trên biên giới Nga là nhằm vào kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Moscow.
Khi triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, Mỹ áp dụng chiến tjhuật "việc đã rồi", nghĩa là thực thi mà không tính đến quan điểm của các bên có liên quan. Điều đó đã vi phạm sự ổn định và an ninh của tất cả các nước châu Âu. Đó thực sự là một mối lo lớn của Moscow.
Không chỉ triển khai ở châu Âu, Mỹ còn thực hiện triển khai hệ thống NMD ở châu Á, điển hình ở Nhật Bản, do lo ngại tên lửa bắn từ Triều Tiên, Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ và NATO còn đang đề nghị hợp tác phát triển NMD với Ấn Độ và tương lai, Đài Loan hoàn toàn có thể là địa điểm tiếp theo.
Nga sẽ làm gì trước hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ đang đe dọa đến kho vũ khí hạt nhân của họ? Trong ảnh: Tàu chiến trang bị hệ thống AEGIS khai hỏa. |
Phản ứng của Nga
Trước sự lấn tới từ phía Mỹ, các nhà phân tích chiến lược Nga đưa ra nhiều nhận định, trong đó, bài viết đăng tải trên trang Topwar khẳng định: Nếu như Mỹ tiếp tục tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước “châu Âu mới”, cục diện chuyển đổi đối đầu sang đối thoại càng khó xảy ra. Nga buộc phải có biện pháp mạnh để tự bảo vệ.
Phía Nga thấy cần tăng cường khả năng chiến đấu của hải quân trong vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen, triển khai lá chắn tên lửa ngoài khơi.
Ngoài ra, việc bố trí các tổ hợp tên lửa đất – đối – đất như Iskander-M ở biên giới phía Tây để có thể phá hủy các tổ hợp NMD của Mỹ ở Ba Lan và Romania. Thêm vào đó là các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến S-400 sẽ được triển khai để đánh chặn tên lửa Mỹ.
Tuy nhiên, Iskander-M, S-400,… là chưa đủ, Nga cần tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các tàu tên lửa, sửa chữa và tái trang bị cho các tàu khu trục.
"Việc Mỹ đang nỗ lực xây dựng và phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể tạo ra một thảm cảnh, và trong điều kiện nhất định, nó sẽ gây ra một bi kịch cho con người - đó là chiến tranh hạt nhân", bài viết trên trang Topwar kết luận.
Như vậy, sự chậm trễ trong thảo luận, trao đổi cùng với các bước tiến hăng hái trong thực tế triển khai lá chắn tên lửa Mỹ, trong mắt các chuyên gia Nga là một bước lùi đưa thế giới quay trở về thời kỳ chiến tranh lạnh.
Trước sự lấn tới từ phía Mỹ, các nhà phân tích chiến lược Nga đưa ra nhiều nhận định, trong đó, bài viết đăng tải trên trang Topwar khẳng định: Nếu như Mỹ tiếp tục tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước “châu Âu mới”, cục diện chuyển đổi đối đầu sang đối thoại càng khó xảy ra. Nga buộc phải có biện pháp mạnh để tự bảo vệ.
Phía Nga thấy cần tăng cường khả năng chiến đấu của hải quân trong vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen, triển khai lá chắn tên lửa ngoài khơi.
Ngoài ra, việc bố trí các tổ hợp tên lửa đất – đối – đất như Iskander-M ở biên giới phía Tây để có thể phá hủy các tổ hợp NMD của Mỹ ở Ba Lan và Romania. Thêm vào đó là các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến S-400 sẽ được triển khai để đánh chặn tên lửa Mỹ.
Tuy nhiên, Iskander-M, S-400,… là chưa đủ, Nga cần tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các tàu tên lửa, sửa chữa và tái trang bị cho các tàu khu trục.
"Việc Mỹ đang nỗ lực xây dựng và phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể tạo ra một thảm cảnh, và trong điều kiện nhất định, nó sẽ gây ra một bi kịch cho con người - đó là chiến tranh hạt nhân", bài viết trên trang Topwar kết luận.
Như vậy, sự chậm trễ trong thảo luận, trao đổi cùng với các bước tiến hăng hái trong thực tế triển khai lá chắn tên lửa Mỹ, trong mắt các chuyên gia Nga là một bước lùi đưa thế giới quay trở về thời kỳ chiến tranh lạnh.
Theo BAODATVIET
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)