Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Đợt mua sắm vũ khí mới tại châu Á-Thái Bình Dương


Hãng ITAR-TASS của Nga sáng 5/10 đưa tin, trong năm 2010, doanh thu của thị trường vũ khí trên thế giới đạt 40,4 tỷ USD, giảm 38% so với mức 65,2 tỷ USD năm 2009. Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu. Doanh thu bán vũ khí của Mỹ trong năm qua đạt 21,3 tỷ USD so với mức 22,6 tỷ USD 1 năm trước đó. Doanh thu bán vũ khí của Nga trong năm 2009 và 2010 lần lượt là 12,8 tỷ USD và 7,8 tỷ USD trong khi tổng doanh thu tương tự của bốn nước Tây Âu gồm Pháp, Anh, Đức và Italia trong năm 2009 và 2010 lần lượt là 26,2 tỷ USD và 11,4 tỷ USD.
Các nước đang phát triển là những nước mua nhiều vũ khí nhất với 30,7 tỷ USD trong năm 2010, chiếm hơn 75% tổng số vũ khí mua của thế giới (năm 2009 là 49,8 tỷ USD). Ấn Độ là nước mua nhiều vũ khí nhất với 5,8 tỷ USD.
Nhật Bản mua máy bay không người lái Hãng tin Jiji Press thông báo Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định chi 1,3 tỷ yên (khoảng 168 triệu USD) trong ngân sách bổ sung của tài khóa 2011 để mua máy bay không người lái và rôbốt nhằm tăng cường khả năng đối phó với thiên tai và các tình huống khẩn cấp về an ninh của Lực lượng Phòng vệ (SDF).
Bộ Quốc phòng dự định sử dụng số tiền trên để mua 4 máy bay không người lái, trong đó có hai chiếc Scan Eagle do Mỹ sản xuất và hai chiếc A B-II do Nhật Bản sản xuất. Máy bay Scan Eagle hiện đang được Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ sử dụng cho các hoạt động do thám ở Ápganixtan và Irắc, trong khi một công ty tư nhân đã sử dụng máy bay A B-II cho việc chụp hình Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 từ trên không.
Ấn Độ đưa vào sử dụng chiến đấu cơ thế hệ năm, Đài Tiếng nói nước Nga cho hay không quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận không dưới 214 máy bay chiến đấu thế hệ năm, được chế tạo cùng với Nga. Đây là tuyên bố của Tư lệnh Không quân Ấn Độ, Nguyên soái Norman Anil Kumar Brown tại một cuộc họp báo ở New Delih.
Theo lời Tổng tư lệnh Không quân Ấn Độ, trong tiến trình trao đổi giữa các đồng chủ tịch của Ủy ban - Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arakaparambila Kuryana và người đồng cấp Nga Anatoly Serdyukov - chủ đề các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ là một trong những điểm mục quan trọng nhất. Trong chuyến thăm Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ sẽ tập trung thảo luận việc giám sát thực hiện dự án từ phía các công ty và cơ quan quản lý Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu T50 do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất có khả năng tàng hình.
Thái Lan sẽ mua tàu ngầm Theo tin báo Liên hợp Buổi sáng (Singapore), Đô đốc Surasak Runroengrom, Tư lệnh Hải quân mới của Thái Lan nói, sẽ tiếp tục sứ mệnh của tư lệnh nhiệm kỳ trước, tìm cách thành lập hạm đội tàu ngầm. Ông Surasak, ngày 3/10 nói, việc thành lập hạm đội tàu ngầm để bảo vệ lãnh hải cũng như duy trì cân bằng chiến lược trong khu vực là lý tưởng đối với hải quân Thái Lan.
Thái Lan đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Đức gia hạn việc mua 6 tàu ngầm U206A của Đức để tiện cho chính phủ Thái xem xét. Trước đây Nhà Vua Thái đã từng khuyên Thái Lan không cần thiết trang bị tàu ngầm.

Tàu ngầm U-206A của Đức: Thái Lan sẽ mua sau nhiều lần trì hoãn.



Niu Dilân hiện đại hóa lực lượng quốc phòng Chính phủ Niu Dilân ngày 3/10 đã công bố Kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng, tập trung vào tăng cường trang bị và huấn luyện cho quân đội nước này trong vòng một thập kỷ tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Wayne Mapp cho biết kế hoạch xây dựng năng lực quốc phòng bao gồm việc nâng cấp hoặc thay thế các máy bay lên thẳng Seasprite, nâng cấp các khinh hạm lớp ANZAC, xây dựng cơ sở huấn luyện chiến đấu cho lực lượng 
đặc nhiệm, nâng cao năng lực vận tải trên bộ. Kế hoạch này sẽ là kim chỉ nam cho việc ra các quyết định về cơ cấu tổ chức các đơn vị ở tiền tiêu, cũng như trang bị và khả năng của các đơn vị này. Việc xây dựng kế hoạch đã tính đến điều kiện kinh tế, các nguồn lực và các phương hướng ưu tiên quốc phòng. Năng lực của Lực lượng Quốc phòng Niu Dilân (NZDF) sẽ được xây dựng theo hướng nâng cao năng lực vận tải và duy trì một lực lượng có khả năng triển khai ở trong nước cũng như nước ngoài, đồng thời sử dụng công nghệ hiện đại để giúp cho lực lượng quân đội có khả năng tác chiến chung, các binh sĩ được trang bị để đáp ứng với mọi thách thức mà họ phải đối mặt, từ chiến đấu đến giảm nhẹ thảm họa.

Niu Dilân hiện đại hóa lực lượng quốc phòng Chính phủ Niu Dilân ngày 3/10 đã công bố Kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng, tập trung vào tăng cường trang bị và huấn luyện cho quân đội nước này trong vòng một thập kỷ tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Wayne Mapp cho biết kế hoạch xây dựng năng lực quốc phòng bao gồm việc nâng cấp hoặc thay thế các máy bay lên thẳng Seasprite, nâng cấp các khinh hạm lớp ANZAC, xây dựng cơ sở huấn luyện chiến đấu cho lực lượng 
Kế hoạch trên cũng bao gồm một dự án quan trọng là nâng cao năng lực huấn luyện phi công, trong đó có việc mua sắm máy bay huấn luyện tiên tiến để thay thế các máy bay King Air B200 của Không quân Niu Dilân. Ngoài ra, Niu Dilân cũng thiết lập các hệ thống mạng máy tính để phối hợp giữa các quân binh chủng của NZDF, cũng như tham gia các chiến dịch đa quốc gia.
Mới đây, Trung Quốc chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa tầm ngắn cho Indonesia./.
Võ Vân - Báo điện tử Tổ Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang