Với "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai", Việt Nam và Đức chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Tuyên bố chung do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel ký sáng nay (11/10) tại Hà Nội.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người được bình chọn là "người phụ nữ quyền lực nhất thế giới", hôm nay bắt đầu các hoạt động thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong cuộc hội đàm kéo dài, người đứng đầu hai Chính phủ đã quyết định chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới: đối tác chiến lược.
Cùng với "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai", Thủ tướng hai nước đã chứng kiến lễ ký kết giữa đại diện bộ, ngành hai bên các văn kiện hợp tác: hiệp định giữa Chính phủ hai nước về các vấn đề pháp lý đối với khu đất tại số 3 - 5 Lê Văn Hưu, TP. HCM (Hiệp định về "Ngồi nhà Đức"), hiệp định giữa Chính phủ hai nước về hợp tác tài chính năm 2010, ý định thư giữa Bộ Tư pháp hai nước về việc tiếp tục chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp, ý định thư hợp tác giữa Tổng cục hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an Việt Nam và Nhà in quốc gia Đức.
Đức cung cấp 400 triệu USD ODA
Trao đổi với báo chí sau cuộc hội đàm và ký kết văn kiện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel đã nhấn mạnh về khuôn khổ hợp tác chiến lược giữa hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: "Đức là nhà đầu tư và bạn hàng châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Việt Nam và Đức có quan hệ truyền thống tốt đẹp. Điểm đặc thù là có hàng trăm nghìn người Việt Nam sinh sống tại Đức và hàng trăm nghìn người khác nói tiếng Đức tại Việt Nam".
Thủ tướng Việt Nam khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức sẽ tăng cường hiệu quả vì lợi ích nhân dân hai nước.
Nữ Thủ tướng Đức lý giải nền tảng quan trọng cho quan hệ song phương: "Việt Nam và Đức có rất nhiều người hiểu nhau nên có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược". Bà cũng nhấn mạnh "mối quan hệ được thể hiện ở những dự án cụ thể".
Theo đó, Tuyên bố chung Hà Nội với bản phụ lục đính kèm đã phác thảo kế hoạch hành động chiến lược chi tiết trên toàn bộ 5 lĩnh vực hợp tác then chốt. Một trong những hành động chiến lược nổi bật đó là xây dựng dự án Ngôi nhà Đức tại TP.HCM, xây tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP.HCM, Đối thoại chiến lược về kinh tế vĩ mô, tập trung vào cải cách kinh tế, đào tạo luật sư, luật gia trẻ của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát, Tòa án và Hội luật sư, thành lập Trung tâm đào tạo nghề có khả năng cạnh tranh quốc tế (Trung tâm đào tạo nghề Xuất sắc)...
Thủ tướng Angela Merkel kỳ vọng những dự án như tuyến xe điện ngầm TP.HCM và dự án cáp quang Bắc Nam sẽ là những dự án hải đăng, tỏa sáng nhiều hơn các dự án khác. Bà khẳng định chuyến thăm này đặt mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước trên cơ sở vững chắc hơn, mở rộng hơn hợp tác hai bên.
"Tôi đồng ý với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng quan hệ hai nước còn phát triển nữa" - bà Merkel nói.
Trong Tuyên bố chung, Đức cũng cam kết ưu tiên ODA cho Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, đào tạo nghề, cam kết cung cấp hơn 400 triệu USD ODA cho Việt Nam.
Việt Nam và Đức cũng tuyên bố quyết tâm tăng cường hợp tác trong việc EU công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ đối thoại chiến lược về kinh tế, hai bên dự định trao đổi quan điểm về các vấn đề trọng tâm trong chính sách kinh tế và thương mại, bao gồm phát triển thương mại, thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ những tiêu chuẩn lao động quốc tế và củng cố Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...
Thủ tướng Đức cho hay, điểm quan trọng giới kinh tế Đức quan tâm là mục tiêu Việt Nam phấn đấu năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Đức mong muốn giúp Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu này.
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ là một trong những điểm nhấn nổi bật giữa hai nước thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam có hơn 100.000 người từng học tập và lao động tại Đức. Trong 4 Phó thủ tướng Việt Nam có một người từng làm tiến sĩ tại Đức.
Thời gian tới, hai bên sẽ tập trung phát triển Đại học Việt - Đức thành một cơ sở nghiên cứu hàng đầu, tiến hành giảng dạy tiếng Đức tại 12 trường phổ thông Việt Nam trong khuôn khổ mạng lưới "Các trường đối tác tương lai" của Bộ Ngoại giao Đức, cấp học bổng cho nhà khoa học trẻ Việt Nam...
Chiều nay, Thủ tướng Angela Merkel có cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Linh Thư
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người được bình chọn là "người phụ nữ quyền lực nhất thế giới", hôm nay bắt đầu các hoạt động thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong cuộc hội đàm kéo dài, người đứng đầu hai Chính phủ đã quyết định chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới: đối tác chiến lược.
Cùng với "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai", Thủ tướng hai nước đã chứng kiến lễ ký kết giữa đại diện bộ, ngành hai bên các văn kiện hợp tác: hiệp định giữa Chính phủ hai nước về các vấn đề pháp lý đối với khu đất tại số 3 - 5 Lê Văn Hưu, TP. HCM (Hiệp định về "Ngồi nhà Đức"), hiệp định giữa Chính phủ hai nước về hợp tác tài chính năm 2010, ý định thư giữa Bộ Tư pháp hai nước về việc tiếp tục chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp, ý định thư hợp tác giữa Tổng cục hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an Việt Nam và Nhà in quốc gia Đức.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel ký Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai. Ảnh: XL |
Đức cung cấp 400 triệu USD ODA
Trao đổi với báo chí sau cuộc hội đàm và ký kết văn kiện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel đã nhấn mạnh về khuôn khổ hợp tác chiến lược giữa hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: "Đức là nhà đầu tư và bạn hàng châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Việt Nam và Đức có quan hệ truyền thống tốt đẹp. Điểm đặc thù là có hàng trăm nghìn người Việt Nam sinh sống tại Đức và hàng trăm nghìn người khác nói tiếng Đức tại Việt Nam".
Thủ tướng Việt Nam khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức sẽ tăng cường hiệu quả vì lợi ích nhân dân hai nước.
Nữ Thủ tướng Đức lý giải nền tảng quan trọng cho quan hệ song phương: "Việt Nam và Đức có rất nhiều người hiểu nhau nên có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược". Bà cũng nhấn mạnh "mối quan hệ được thể hiện ở những dự án cụ thể".
Theo đó, Tuyên bố chung Hà Nội với bản phụ lục đính kèm đã phác thảo kế hoạch hành động chiến lược chi tiết trên toàn bộ 5 lĩnh vực hợp tác then chốt. Một trong những hành động chiến lược nổi bật đó là xây dựng dự án Ngôi nhà Đức tại TP.HCM, xây tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP.HCM, Đối thoại chiến lược về kinh tế vĩ mô, tập trung vào cải cách kinh tế, đào tạo luật sư, luật gia trẻ của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát, Tòa án và Hội luật sư, thành lập Trung tâm đào tạo nghề có khả năng cạnh tranh quốc tế (Trung tâm đào tạo nghề Xuất sắc)...
Bà Angela Merkel: Việt Nam và Đức có rất nhiều người hiểu nhau nên có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược. Ảnh: HK |
Thủ tướng Angela Merkel kỳ vọng những dự án như tuyến xe điện ngầm TP.HCM và dự án cáp quang Bắc Nam sẽ là những dự án hải đăng, tỏa sáng nhiều hơn các dự án khác. Bà khẳng định chuyến thăm này đặt mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước trên cơ sở vững chắc hơn, mở rộng hơn hợp tác hai bên.
"Tôi đồng ý với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng quan hệ hai nước còn phát triển nữa" - bà Merkel nói.
Trong Tuyên bố chung, Đức cũng cam kết ưu tiên ODA cho Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, đào tạo nghề, cam kết cung cấp hơn 400 triệu USD ODA cho Việt Nam.
Việt Nam và Đức cũng tuyên bố quyết tâm tăng cường hợp tác trong việc EU công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ đối thoại chiến lược về kinh tế, hai bên dự định trao đổi quan điểm về các vấn đề trọng tâm trong chính sách kinh tế và thương mại, bao gồm phát triển thương mại, thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ những tiêu chuẩn lao động quốc tế và củng cố Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...
Thủ tướng Đức cho hay, điểm quan trọng giới kinh tế Đức quan tâm là mục tiêu Việt Nam phấn đấu năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Đức mong muốn giúp Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu này.
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ là một trong những điểm nhấn nổi bật giữa hai nước thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam có hơn 100.000 người từng học tập và lao động tại Đức. Trong 4 Phó thủ tướng Việt Nam có một người từng làm tiến sĩ tại Đức.
Thời gian tới, hai bên sẽ tập trung phát triển Đại học Việt - Đức thành một cơ sở nghiên cứu hàng đầu, tiến hành giảng dạy tiếng Đức tại 12 trường phổ thông Việt Nam trong khuôn khổ mạng lưới "Các trường đối tác tương lai" của Bộ Ngoại giao Đức, cấp học bổng cho nhà khoa học trẻ Việt Nam...
Chiều nay, Thủ tướng Angela Merkel có cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Linh Thư
Nguồn VIETNAMNET
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)