Không quân Ấn Độ (IAF) có thể sẽ nhận vào trang bị các tiêm kích thế hệ 5 do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo từ năm 2017, thượng tướng không quân N.A.K. Browne cho biết.
PAK FA T-50, mẫu cơ sở để phát triển FGFA |
IAF sẽ mua tổng cộng 214 tiêm kích, trong đó 166 chiếc là loại một chỗ ngồi và 48 chiếc là loại hai chỗ ngồi. “Các máy bay hai chỗ ngồi sẽ được lắp ráp tại các phân xưởng của tập đoàn HAL (Ấn Độ), tướng Browne nói. Ông Norman Anil Kumar Browne mới nhận chức Tư lệnh IAF.
Trước đó có tin, việc mua sắm máy bay FGFA hai chỗ ngồi được quy định bởi học thuyết của IAF, theo đó, máy bay phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chiến đấu hơn. Vì thế, theo các kế hoạch công bố trước đây, Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định mua cho IAF gần 200 FGFA hai chỗ ngồi và 50 chiếc một chỗ ngồi.
Theo điều kiện của dự án chung mà theo ông Browne là chưa được thông qua hẳn, FGFA một chỗ ngồi sẽ được lắp ráp tại Nga, còn các máy bay hai chỗ ngồi sẽ do hãng HAL của Ấn Độ sản xuất. Sau khi chuyển giao đủ máy bay cho IAF, Nga và Ấn Độ bắt đầu chào bán máy bay ra thị trường thế giới.
Như vậy, sắp tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ có điều chỉnh về kế hoạch mua sắm FGFA cả về tỷ lệ máy bay hai chỗ ngồi và một chỗ ngồi, lẫn tổng tống máy bay định mua. Các kế hoạch này sau này sẽ bị điều chỉnh căn cứ tiến độ phát triển và thử nghiệm FGFA.
Ngày 21.12.12010 trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga D. Medvedev, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng phát triển thiết kế sơ bộ tiêm kích thế hệ 5 FGFA. Hợp đồng trị giá ước 295 triệu USD, hoàn thành trong 18 tháng, tức là vào giữa năm 2012. Dự kiến, sẽ mất 8-10 năm để phát triển và thử nghiệm máy bay. Tổng chi phí phát triển ước 12 tỷ USD và sẽ được chia đều cho Nga và Ấn Độ.
Tổng chi phí chương trình FGFA của Ấn Độ có thể lên tới 25-30 tỷ USD, song tướng Browne nói rằng, việc thiết kế đang tiếp tục cho đến khi hoàn tất.
Nga lần đầu tiên Ấn Độ tham gia hợp tác phát triển tiêm kích mới gần 8 năm trước, song hai bên đã không thể thỏa thuận về tỷ lệ tham gia của mỗi bên. Tháng 10.2007, hai bên ký hiệp định sơ bộ liên chính phủ về hợp tác phát triển tiêm kích thế hệ 5 dựa trên máy bay PAK FA của Nga.
Nga lần đầu tiên Ấn Độ tham gia hợp tác phát triển tiêm kích mới gần 8 năm trước, song hai bên đã không thể thỏa thuận về tỷ lệ tham gia của mỗi bên. Tháng 10.2007, hai bên ký hiệp định sơ bộ liên chính phủ về hợp tác phát triển tiêm kích thế hệ 5 dựa trên máy bay PAK FA của Nga.
Đây là dự án đầu tiên mà Nga hợp tác với một nước ngoài để phát triển một hệ thống vũ khí siêu hiện đại, vì thế vấn đề phân chia công việc đòi hỏi phải nghiên cứu thêm. Kết quả là gần 3 năm cho các cuộc đàm phá liên chính phủ để thống nhất hợp đồng tổng và thỏa thuận không tiết lộ thông tin mật.
Tháng 3.2010, hai bên ký hợp đồng kỹ thuật đầu tiên thỏa thuận tỷ lệ công việc. Theo hãng HAL, tỷ lệ của công nghiệp quốc phòng Ấn Độ trong dự án FGFA sẽ là gần 30%. Cụ thể, HAL sẽ phát triển phần mềm cho máy tính trên khoang, các hệ thống đạo hàng, các màn hiển thị đa năng trong buồng lái, các bộ phận vật liệu composite và hệ thống phòng vệ. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ thiết kế lại PAK FA một chỗ ngồi thành tiêm kích hai chỗ ngồi.
Trong tương lai, FGFA sẽ thay thế 3 loại máy bay chiến đấu mà IAF đang sử dụng.
FGFA một chỗ ngồi có thể bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2017-2018, loại hai chỗ ngồi có thể nhận vào trang bị năm 2019-2020.
FGFA về kỹ thuật là tiêm kích tiên tiến hơn nhiều các máy bay thế hệ 4, sẽ ứng dụng cộng nghệ tàng hình, có các khoang vũ khí trong thân để chứa tên lửa không-đối-không, không-đối-đất, thiết bị avionics tiên tiến và các hệ thống máy tính tích hợp.
Đa số máy bay của IAF là do Liên Xô/Nga sản xuất, nhưng những năm gần đây, Ấn Độ bắt đầu mua sắm vũ khí trang bị từ các nước khác, trong đó có Israel, Anh và Pháp.
Ngoài ra, sắp tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có thể công bố các hồ sơ thầu mua 126 tiêm kích đa năng trong cuộc thầu MMRCA. “Các phong bì sẽ được mở vào tuần thứ ba hoặc thứ tư của tháng 10, tướng Browne thông báo.
Ông cũng cho biết, IAF muốn duy trì số lượng phi đoàn tiêm kích sắn sàng chiến đấu ở con số 34 và vào năm 2022 đưa số các phi đội này lên 42.
“IAF đang đứng trước khó khăn khi loại bỏ một số lượng lớn các máy bay lạc hậu”, ông, Deba Ranjan Mohanty, nghiên cứu viên cao cấp của quỹ nghiên cứu Observer Research Foundation, cho biết.
IAF cũng dự định mua thêm một lô 6 máy bay vận tải С-130J của Mỹ để bổ sung cho 6 chiếc đặt mua năm 2008. Hợp đồng đầu tiên trị giá 1,05 tỷ USD. Họ cũng dự định mua thêm 59 trực thăng Mi-17V5 của Nga. Năm 2008, họ đã đặt mua 80 trực thăng loại này.
Tướng Browne cũng thông báo, Ấn Độ dự định mua “một số lượng chưa xác định trực thăng” để trang bị cho IAF.
FGFA về kỹ thuật là tiêm kích tiên tiến hơn nhiều các máy bay thế hệ 4, sẽ ứng dụng cộng nghệ tàng hình, có các khoang vũ khí trong thân để chứa tên lửa không-đối-không, không-đối-đất, thiết bị avionics tiên tiến và các hệ thống máy tính tích hợp.
Đa số máy bay của IAF là do Liên Xô/Nga sản xuất, nhưng những năm gần đây, Ấn Độ bắt đầu mua sắm vũ khí trang bị từ các nước khác, trong đó có Israel, Anh và Pháp.
Ngoài ra, sắp tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có thể công bố các hồ sơ thầu mua 126 tiêm kích đa năng trong cuộc thầu MMRCA. “Các phong bì sẽ được mở vào tuần thứ ba hoặc thứ tư của tháng 10, tướng Browne thông báo.
Ông cũng cho biết, IAF muốn duy trì số lượng phi đoàn tiêm kích sắn sàng chiến đấu ở con số 34 và vào năm 2022 đưa số các phi đội này lên 42.
“IAF đang đứng trước khó khăn khi loại bỏ một số lượng lớn các máy bay lạc hậu”, ông, Deba Ranjan Mohanty, nghiên cứu viên cao cấp của quỹ nghiên cứu Observer Research Foundation, cho biết.
IAF cũng dự định mua thêm một lô 6 máy bay vận tải С-130J của Mỹ để bổ sung cho 6 chiếc đặt mua năm 2008. Hợp đồng đầu tiên trị giá 1,05 tỷ USD. Họ cũng dự định mua thêm 59 trực thăng Mi-17V5 của Nga. Năm 2008, họ đã đặt mua 80 trực thăng loại này.
Tướng Browne cũng thông báo, Ấn Độ dự định mua “một số lượng chưa xác định trực thăng” để trang bị cho IAF.
- Nguồn: livemint.com, MP, Lenta, Armstrade,4.10.11.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)