“Theo quy luật phát triển, nếu các vũ khí tấn công đường không ngày càng hiện đại, thì những phương tiện phát hiện và đánh trả cũng liên tục được cải tiến”.
>> Kỳ 1: Huyền thoại SAM-2
>> Kỳ 2: Uy lực S-300
>> Kỳ 3: S-400 Độc nhất vô nhị
>> Kỳ 4: Kinh qua trận mạc
Kỳ cuối: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”
“Theo quy luật phát triển, nếu các vũ khí tấn công đường không ngày càng hiện đại, thì những phương tiện phát hiện và đánh trả cũng liên tục được cải tiến”, GS. TSKH Nguyễn Đức Cương, Chủ tịch Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Tên lửa, đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Đất Việt về tên lửa phòng không.
Tuy nhiên, không có phương tiện phòng không nào là “vạn năng” cả. Để đánh giá hoặc so sánh các loại tổ hợp tên lửa cần phải có số liệu kỹ - chiến thuật đầy đủ. “Tuy nhiên, hiện tôi không có đủ số liệu để đánh giá. Nhưng căn cứ theo thông tin công khai trên mạng, tôi có thể có một vài nhận xét tương tự như loạt bài vừa đăng ở Đất Việt”, GS Cương nói.
- Ông đánh giá như thế nào về trình độ ứng dụng công nghệ vào quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tên lửa phòng không? Ứng dụng nào gây ấn tượng với ông nhiều nhất?
- Nhìn chung khi phát triển các hệ thống phòng không, người ta phải tính đến điều kiện tác chiến phòng không trong tương lai, ít nhất là 10 năm. Khả năng đối phương sẽ sử dụng những phương tiện tấn công đường không gì? Khả năng đối kháng trực tiếp với các tổ hợp tê lửa phòng không (gây nhiễu, sử dụng tên lửa chống radar, máy bay không người lái “tự sát”…) thế nào?
Với trình độ khoa học và công nghệ ngày nay, các nước tiên tiến, về nguyên tắc, có thể chế tạo những tổ hợp tnên lửa phòng không để chống lại tất cả phương tiện tấn công đường không.
Tuy nhiên, cần xem xét vấn đề trong một giới hạn nhất định về kinh phí và thời gian thực hiện. Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, vấn đề giảm ngân sách quốc phòng đang được đặt ra gay gắt đối với các cường quốc.
Một trong những hướng áp dụng công nghệ mới là CAE (Nghiên cứu thiết kế có máy tính trợ giúp), cho phép nhà thiết kế có được kết quả nhanh chóng với các phương án trong điều kiện mô phỏng rất gần với thực tế chiến đấu, giảm thiểu rất nhiều quá trình chế thử, thử nghiệm kéo dài và tốn kém. Một hướng ứng dụng công nghệ gây ấn tượng nữa là các hệ thống vi cơ điện tử (MEMS).
MEMS cho phép tạo ra những hệ thống dẫn đường và điều khiển nhỏ, nhẹ hơn hàng trăm lần so với các thiết bị tương tự trên tên lửa những thập niên trước đây. Một hướng chế tạo vũ khí phòng không hoàn toàn mới, có nhiều triển vọng là các vũ khí chùm tia năng lượng cao (ví dụ như tia laze năng lượng cao).
- Xu hướng phát triển tên lửa phòng không trong tương lai là gì, thưa ông?
- Tên lửa phòng không được phát triển không ngừng. Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung hiện đại đã có nhiều tính năng cao như: tiêu diệt mục tiêu tốc độ lớn, bám và điều khiển đồng thời nhiều tên lửa tới nhiều mục tiêu, sử dụng đầu tự dẫn chủ động trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu, ứng dụng cơ cấu điều khiển bằng các động cơ xung…
Tổ hợp tên lửa phòng không cũng phát triển theo hướng tăng khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu trong điều kiện mục tiêu rất khó phát hiện nhanh như: máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa hành trình, máy bay không người lái cỡ nhỏ tấn công ban đêm…
Ngoài ra, tên lửa phòng không còn được tăng khả năng phân biệt mục tiêu thật với mục tiêu giả (ví dụ: các đầu đạn thật với các đầu đạn giả do tên lửa đạn đạo chiến lược tạo ra); sử dụng các đầu tự dẫn đa phổ (kết hợp các dải phổ khác nhau, như dải hồng ngoại và dải sóng mm) nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu và phát hiện mục tiêu; giảm thiểu kích thước, trọng lượng để dễ dàng cơ động trên mặt đất và tăng số lượng đạn.
Trong bối cảnh các vũ khí “nóng” chống radar ngày càng phổ biến, người ta càng coi trọng phương châm “bắn và chuồn” (shoot and scoot), tức là bắn xong phải cơ động trận địa ngay.
Mỹ - Đức - Italy đang hợp tác triển khai dự án MEADS (Hệ thống phòng không tầm trung mở rộng) theo phương châm này. Bên cạnh đó, các nhà thiết kế cũng tìm cách rút ngắn thời gian phản ứng (từ khi phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa), giảm bớt kíp trắc thủ bằng tự động hoá tối đa, giảm giá thành và nâng cao khả năng cải tiến, module hoá.
- Ông đánh giá như thế nào về khả năng làm chủ vũ khí, khí tài của bộ đội ta? Để đối phó với nguy cơ chiến tranh hiện đại, hệ thống tên lửa phòng không của chúng ta nên được phát triển như thế nào?
- Trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao, một trong những yếu tố quyết định thắng lợi là năng lực làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại. Chiến công của bộ đội tên lửa phòng không trong kháng chiến chống Mỹ có phần đóng góp quan trọng của các kỹ sư mới tốt nghiệp (hoặc sắp tốt nghiệp) nhập ngũ.
Dù có sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia Liên Xô, nhưng nếu bộ đội tên lửa ta không có trình độ thì khó mà làm chủ nhanh chóng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại thời bấy giờ.
Khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, hiện đang phát triển vượt bậc. Trình độ kiến thức nói chung của thanh niên ngày nay cũng cao hơn nhiều so với các thập niên 1960 - 1970.
Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là không phải các sinh viên giỏi nhất, các kỹ sư giỏi nhất chọn ngành kỹ thuật quân sự để phục vụ. Vì vậy, theo tôi được biết, đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự nói chung và kỹ thuật tên lửa phòng không nói riêng cũng còn khá nhiều hạn chế khi tiếp cận với vũ khí, khí tài hiện đại.
Phát triển hệ thống phòng không của nước ta là một vấn đề lớn trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Theo tôi, cùng với mua sắm và làm chủ một số loại vũ khí, khí tài hiện đại trong phạm vi ngân sách cho phép, chúng ta cần phát huy tối đa nội lực, kết hợp với hợp tác quốc tế để từng bước xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Bên cạnh đó, cần quán triệt phương châm “giữ tốt, dùng bền”, cải tiến các trang bị hiện có nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Xin chân thành cảm ơn Giáo sư!
>> Kỳ 1: Huyền thoại SAM-2
>> Kỳ 2: Uy lực S-300
>> Kỳ 3: S-400 Độc nhất vô nhị
>> Kỳ 4: Kinh qua trận mạc
Kỳ cuối: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”
“Theo quy luật phát triển, nếu các vũ khí tấn công đường không ngày càng hiện đại, thì những phương tiện phát hiện và đánh trả cũng liên tục được cải tiến”, GS. TSKH Nguyễn Đức Cương, Chủ tịch Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Tên lửa, đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Đất Việt về tên lửa phòng không.
Tuy nhiên, không có phương tiện phòng không nào là “vạn năng” cả. Để đánh giá hoặc so sánh các loại tổ hợp tên lửa cần phải có số liệu kỹ - chiến thuật đầy đủ. “Tuy nhiên, hiện tôi không có đủ số liệu để đánh giá. Nhưng căn cứ theo thông tin công khai trên mạng, tôi có thể có một vài nhận xét tương tự như loạt bài vừa đăng ở Đất Việt”, GS Cương nói.
GS, TSKH Nguyễn Đức Cương. |
- Nhìn chung khi phát triển các hệ thống phòng không, người ta phải tính đến điều kiện tác chiến phòng không trong tương lai, ít nhất là 10 năm. Khả năng đối phương sẽ sử dụng những phương tiện tấn công đường không gì? Khả năng đối kháng trực tiếp với các tổ hợp tê lửa phòng không (gây nhiễu, sử dụng tên lửa chống radar, máy bay không người lái “tự sát”…) thế nào?
Với trình độ khoa học và công nghệ ngày nay, các nước tiên tiến, về nguyên tắc, có thể chế tạo những tổ hợp tnên lửa phòng không để chống lại tất cả phương tiện tấn công đường không.
Tuy nhiên, cần xem xét vấn đề trong một giới hạn nhất định về kinh phí và thời gian thực hiện. Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, vấn đề giảm ngân sách quốc phòng đang được đặt ra gay gắt đối với các cường quốc.
Một trong những hướng áp dụng công nghệ mới là CAE (Nghiên cứu thiết kế có máy tính trợ giúp), cho phép nhà thiết kế có được kết quả nhanh chóng với các phương án trong điều kiện mô phỏng rất gần với thực tế chiến đấu, giảm thiểu rất nhiều quá trình chế thử, thử nghiệm kéo dài và tốn kém. Một hướng ứng dụng công nghệ gây ấn tượng nữa là các hệ thống vi cơ điện tử (MEMS).
MEMS cho phép tạo ra những hệ thống dẫn đường và điều khiển nhỏ, nhẹ hơn hàng trăm lần so với các thiết bị tương tự trên tên lửa những thập niên trước đây. Một hướng chế tạo vũ khí phòng không hoàn toàn mới, có nhiều triển vọng là các vũ khí chùm tia năng lượng cao (ví dụ như tia laze năng lượng cao).
- Xu hướng phát triển tên lửa phòng không trong tương lai là gì, thưa ông?
- Tên lửa phòng không được phát triển không ngừng. Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung hiện đại đã có nhiều tính năng cao như: tiêu diệt mục tiêu tốc độ lớn, bám và điều khiển đồng thời nhiều tên lửa tới nhiều mục tiêu, sử dụng đầu tự dẫn chủ động trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu, ứng dụng cơ cấu điều khiển bằng các động cơ xung…
Tổ hợp tên lửa phòng không cũng phát triển theo hướng tăng khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu trong điều kiện mục tiêu rất khó phát hiện nhanh như: máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa hành trình, máy bay không người lái cỡ nhỏ tấn công ban đêm…
Ngoài ra, tên lửa phòng không còn được tăng khả năng phân biệt mục tiêu thật với mục tiêu giả (ví dụ: các đầu đạn thật với các đầu đạn giả do tên lửa đạn đạo chiến lược tạo ra); sử dụng các đầu tự dẫn đa phổ (kết hợp các dải phổ khác nhau, như dải hồng ngoại và dải sóng mm) nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu và phát hiện mục tiêu; giảm thiểu kích thước, trọng lượng để dễ dàng cơ động trên mặt đất và tăng số lượng đạn.
Trong bối cảnh các vũ khí “nóng” chống radar ngày càng phổ biến, người ta càng coi trọng phương châm “bắn và chuồn” (shoot and scoot), tức là bắn xong phải cơ động trận địa ngay.
Mỹ - Đức - Italy đang hợp tác triển khai dự án MEADS (Hệ thống phòng không tầm trung mở rộng) theo phương châm này. Bên cạnh đó, các nhà thiết kế cũng tìm cách rút ngắn thời gian phản ứng (từ khi phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa), giảm bớt kíp trắc thủ bằng tự động hoá tối đa, giảm giá thành và nâng cao khả năng cải tiến, module hoá.
Tên lửa Việt Nam xuất kích. |
- Ông đánh giá như thế nào về khả năng làm chủ vũ khí, khí tài của bộ đội ta? Để đối phó với nguy cơ chiến tranh hiện đại, hệ thống tên lửa phòng không của chúng ta nên được phát triển như thế nào?
- Trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao, một trong những yếu tố quyết định thắng lợi là năng lực làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại. Chiến công của bộ đội tên lửa phòng không trong kháng chiến chống Mỹ có phần đóng góp quan trọng của các kỹ sư mới tốt nghiệp (hoặc sắp tốt nghiệp) nhập ngũ.
Dù có sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia Liên Xô, nhưng nếu bộ đội tên lửa ta không có trình độ thì khó mà làm chủ nhanh chóng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại thời bấy giờ.
Khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, hiện đang phát triển vượt bậc. Trình độ kiến thức nói chung của thanh niên ngày nay cũng cao hơn nhiều so với các thập niên 1960 - 1970.
Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là không phải các sinh viên giỏi nhất, các kỹ sư giỏi nhất chọn ngành kỹ thuật quân sự để phục vụ. Vì vậy, theo tôi được biết, đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự nói chung và kỹ thuật tên lửa phòng không nói riêng cũng còn khá nhiều hạn chế khi tiếp cận với vũ khí, khí tài hiện đại.
Phát triển hệ thống phòng không của nước ta là một vấn đề lớn trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Theo tôi, cùng với mua sắm và làm chủ một số loại vũ khí, khí tài hiện đại trong phạm vi ngân sách cho phép, chúng ta cần phát huy tối đa nội lực, kết hợp với hợp tác quốc tế để từng bước xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Bên cạnh đó, cần quán triệt phương châm “giữ tốt, dùng bền”, cải tiến các trang bị hiện có nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Xin chân thành cảm ơn Giáo sư!
Theo ĐẤT VIỆT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)