Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

"Biển Đông, huyệt tử của tàu sân bay Trung Quốc"



Tàu sân bay sẽ không giúp Trung Quốc giải quyết được các vấn đề tranh chấp trên biển Đông, thậm chí sẽ là cửa tử đối với tàu sân bay này.

Trang tin Asia Times Online của Hong Kong ngày 17/8 trích đăng bài viết của nhà chiến lược hải quân Australia Phil Radford. Ông cho rằng, việc sở hữu tàu sân bay không giúp Trung Quốc duy trì lợi thế trong các vấn đề tranh chấp trên biển Đông. 


Dưới đây là nội dung những phân tích của ông Phil Radford:


Tàu sân bay này không phải là công cụ để giải quyết các tranh chấp hiện nay, vấn đề biển Đông đang là vấn đề đau đầu nhất đối với Trung Quốc. Tàu sân bay có ý nghĩa ngoại giao nhiều hơn là một cỗ máy quân sự.


Trung Quốc đã tiến hành công tác thử nghiệm đầu tiên đối với tàu sân bay Thi Lang sau thời gian dài cải tạo.  Một khi tàu sân bày này được hoàn thiện, nó sẽ có khả năng mang theo 40 máy bay tiêm kích trên hạm J-15, khoảng 20 chiếc trực thăng bao gồm các trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc một loại trực thăng nội địa do Trung Quốc sản xuất.


Việc sở hữu tàu sân bay và hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay có thể làm thay đổi mạnh mẽ cán cân quyền lực trên biển Đông. Tàu sân bay Thi Lang sẽ giải quyết được các vấn đề chiến lược nhất định, cho phép Trung Quốc vươn xa hơn trong chiến lược hướng ra biển lớn, bảo vệ "lợi ích cốt lõi" tại biển Đông. Tuy nhiên, lợi thế  này không thấm vào đâu so với các khó khăn mà tàu sân bay này phải đối mặt.
Sự xuất hiện của tàu sân bay Thi Lang kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt tên lửa chống hạm tối tân tại ĐNA, trong ảnh hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm K-300P Bastion.
Theo ông Phil Radford, việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay đã vô tình tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang ngầm tại khu vực ASEAN. Ngay từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo tàu sân bay Varyag các nước trong khu vực đã rục rịch chuẩn bị các biện pháp đối phó.


Ngoài hạm đội 6 tàu ngầm của Việt Nam, tàu sân bay Thi Lang sẽ phải đối đầu với các hạm đội tàu ngầm khác không kém phần tối tân. Tàu sân bay Thi Lang sẽ phải đối đầu với các tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia, tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapone, có thể là cả tàu ngầm lớp Kilo trong biên chế của Hải quân Indonesia.


Song nguy hiểm hơn cả đối với tàu sân bay Thi Lang đến từ các hệ thống tên lửa chống hạm tối tân đang và sẽ xuất hiện tại Đông Nam Á trong thời gian tới. Việt Nam cùng với Indonesia là hai quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont.
Tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos là mối đe dọa quá lớn đối với tàu sân bay Thi Lang.
Trang tin De Volkskrant của Hà Lan cho biết, Việt Nam đang tiến rất gần tới việc sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos. Việc mua tên lửa chống hạm này cần phải có được sự đồng ý của cả Nga và Ấn Độ. 


Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá lớn, hiện tại quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ và Nga đều ở tầm đối tác chiến lược. Ấn Độ đang thể hiện nỗ lực hướng Đông nhằm giải tỏa áp lực của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.


Việc bán hệ thống tên lửa chống hạm tối tân này cho Việt Nam là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra. Ấn Độ cũng đã cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa hải quân, chia sẽ kinh nghiệm xây dựng và vận hành hạm đội tàu ngầm. (>> chi tiết)


BrahMos là loại tên lửa chống hạm nhanh nhất thế giới hiện nay, với tốc độ Mach-3 và tầm bắn 300km, BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người đối với bất kỳ tàu chiến nào.


Biển Đông là "cửa tử"Ông Phil Radford nhận định ngay cả khi hình thành đầy đủ nhóm tác chiến tàu sân bay, lực lượng này vẫn quá mỏng manh để tạo ra một lợi thế lớn nếu có một cuộc xung đột xảy ra.


Tàu sân bay Thi Lang không có khả năng triển khai hoạt động máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không. Điều này có nghĩa là tàu sân bay cùng nhóm tác chiến gặp nhiều hạn chế trong việc phát hiện các mối đe dọa từ đường chân trời.


Sẽ là thách thức lớn với hệ thống radar do Trung Quốc sản xuất để dẫn đường cho tên lửa hạm đối không HHQ-9 (>> chi tiết) đánh chặn các tên lửa chống hạm siêu âm. Đây là bài toán khó đối với cả hệ thống đánh chặn siêu hạng Aegis của Mỹ.


Hệ thống bảo vệ dưới nước cho tàu sân bay cũng không thực sự an toàn, năng lực tác chiến chống ngầm của Trung Quốc rất hạn chế. Hệ thống thông tin liên lạc phối hợp tác chiến giữa tàu ngầm và tàu chiến mặt nước không thực sự tốt. )


Ngay cả khi năng lực này được cải thiện, vẫn không thể đảm bảo được sự an toàn cho tàu sân bay Thi Lang khi hoạt động trên biển Đông. Một cuộc đột kích bằng tên lửa từ trên không sẽ là thảm họa đối với tàu sân bay Thi Lang.


Trung Quốc khó lòng mà sử dụng tàu sân bay Thi Lang trên biển Đông như là một công cụ để gây áp lực lên các vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Kết thúc bài viết ông Phil Radford kết luận “Biển Đông sẽ là nơi nguy hiểm nhất đối với tàu sân bay Thi Lang”. 
 Tag: Tàu sân bay Thi Lang Trung Quốc
Quốc Việt (theo Asia Times, De Volkskrant)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang