Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Tàu sân bay trong chiến tranh Thái Bình Dương


Kể từ ngày 7/12/1941, khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng tới khi Mỹ đổ bộ lên Okinawa, các tàu sân bay thể hiện hết mình vai trò chiến lược của nó trong chiến tranh.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, mặt trận phía đông ác liệt giữa Nhật Bản và Mỹ luôn được đánh dấu bởi các trận hải chiến qui mô lớn.

Hơn 350 máy bay Nhật Bản chia thành 2 đợt tấn công các tàu chiến và căn cứ quân sự Mỹ tại Trân Châu Cảng. Trong 90 phút định mệnh, người Nhật đã cho Mỹ một bài học đau đớn về chiến tranh: đánh chìm 6 tàu chiến, 188 máy bay, nhiều nhà cửa, kho đạn dược, sân bay và các tàu chiến đang trong quá trình chế tạo. 2.400 thủy thủ đã thiệt mạng, 1.250 người khác bị thương.

Trong trận tập kích Trân Châu Cảng, 6 tàu sân bay của Nhật Bản đã tham chiến là: Ziukaku, Shokaku, Akagi, Kaga, Hiryu, và Soryu. Cuộc tập kích đã mở màn cho "show diễn" của các tàu sân bay:
Phi công Nhật Bản nhận mệnh lện trên các tàu sân bay trước khi cất cánh tấn côngTrân Châu Cảng. Đây là hình ảnh trích từ một đoạn phim ngắn báo cáo tình hình chiến sự của Nhật Bản. Nguồn Ảnh: AP Photo.
Zuikaku – một trong 6 tàu sân bay của Nhật Bản tham gia tấn công Trân Châu Cảng. Hình ảnh được chụp vào năm 1941, ngay trước khi Zuikaku lên đường ra mặt trận. Zuikaku đã bị hỏng nặng trong trận chiến tại cảng biển Phillipines. Trong trận vịnh Leyte, Zuikaku bị trúng 7 quả bom và 7 quả ngư lôi và bị đắm. Trong trận chiến này, Zuikaku lãnh nhiệm vụ là mồi nhử. Nguồn Ảnh: U.S. Naval Historical Center.
Máy bay chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Akagi vào ngày 7/12/1941. Akagi đã trúng bom của máy bay Mỹ vào ngày 4/6/1942. Quả bom đã làm nổ khoang nhiên liệu, gây hư hỏng sân bay và khu đỗ máy bay chiến đấu. Hải quân Nhật Bản đã đánh chìm Akagi vào ngày hôm sau. Nguồn Ảnh: National Archives.
Phi công Nhật Bản trên tàu Zuikaku vẫy chào máy bay ném bom Nakajima “Kate” B-5N đang cất cánh để tấn công Trân Châu Cảng. Nguồn Ảnh: AP Photo.
Ảnh được chụp từ trên máy bay Nhật Bản trong cuộc tấn công. Cột khói lớn phía xa là khu quân sự Hickam chìm trong biển lửa và bom của máy bay Nhật Bản. Nguồn Ảnh: U.S. Navy.
Những giây phút đầu tiên của cuộc tấn công. Những tàu chiến của Mỹ vẫn nằm im lìm bên bờ cảng khi hàng đàn máy bay Nhật tràn tới nơi đây. Nguồn Ảnh: U.S. Navy.
Chiếc chiến đấu cơ A6M-2 Zero trên bong tàu sân bay Akagi trong cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng. Nguồn Ảnh: U.S. Navy.
Máy bay ném bom B-25B Mitchell của không quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Hornet để tấn công vào hòn đảo chính của Nhật Bản vào ngày 18/4/1942. 

Có 6 chiếc B-25B Mitchell đã tham gia chiến dịch có tên Doolittle Raid – chiến dịch phản công của Mỹ đánh thẳng vào trung tâm của đế chế Nhật sau sự kiện tại Trân Châu Cảng. 

Chiến dịch Doolittle Raid gây ra ít thiệt hại cho Nhật Bản nhưng lại là một cú hích tinh thần quan trong đối với toàn thể người dân Mỹ. Nguồn ảnh: AP Photo.
Các thành viên của đội bay kiểm tra những máy bay ném bom trên bong tàu USS Hornet. Đây là những giây phút cuối cùng trước khi các máy bay cất cánh thực hiện chiến dịch Doolittle Raid. Nguồn Ảnh: NARA.
Những chiếc B-25B xếp hàng dài chờ cất cánh trên tàu sân bay USS Hornet.
Máy bay B-25B cất cánh trong cuộc tập kích lịch sử nhằm vào thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Chiến dịch này do thiếu tướng James Doolittle chỉ huy. Mỗi máy bay mang 250 kg thuốc nổ mạnh và một quả bom.
Đội phi công trên một trong 6 chiếc B-25B, họ tới từ phi đội ném bom số 34: trung tá James H. Doolittle – phi công (thứ 2 từ trái sang); trung úy Richard E. Cole – phi công phụ; trung úy Henry A.Potter – hoa tiêu; trung sĩ Fred A. Braemer – người điều khiển ném bom; trung sĩ Paul J. Leonard – kỹ sư/điều khiển súng. Nguồn Ảnh: U.S. Air Force photo.
Tàu sân bay Nhật Bản bị trúng bom của không quân Mỹ trong trận Coral Sea vào tháng 5/1942. Nguồn Ảnh: AP Photo.
Sóng tràn lên tàu tiếp dầu USS Neosho, quật ngã cả đoàn thủ thủ khi họ đang thực hiện tiếp dầu cho tàu USS Yorktown vào tháng 5/1942. 

Tàu Neosho tham chiến trong trận Coral Sea tại nam biển Thái Bình Dương ngay sau đó và bị đắm trong trận chiến này. Nguồn Ảnh: NARA.
Thủy thủ Mỹ rời bỏ tàu sân bay USS Lexington sau khi tàu bị trúng bom và ngư lôi của Nhật Bản trong trận Coral Sea. Những thủy thủ này đã được các tàu chiến Mỹ cạnh đó cứu thoát. USS Lexington chính thức chìm xuống đáy biển sau khi tàu USS Phelps bắn một ngư lôi đánh chìm tàu sân bay này. Nguồn Ảnh: U.S. Navy Aviation Museum.
USS Lexington bốc cháy và nổ dữ dội sau khi trúng bom của máy bay Nhật Bản trong trận chiến Coral Sea. 200 trong số 2.951 thủy thủ đã mãi mãi ra đi cùng con tàu này. Mặc dù giành chiến thắng mang tính chiến thuật nhưng rất nhiều tàu chiến của Nhật Bản đã bị hư hỏng và không thể tham gia vào trận Midway vào tháng 6/1942. Nguồn Ảnh: AP Photo.
Theo BAODATVIET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang