(GDVN) – Tàu ngầm, tên lửa của các nước xung quanh Biển Đông đều có khả năng răn đe hiệu quả đối với tàu sân bay Trung Quốc.
Công việc phát triển tên lửa hành trình siêu âm Brahmos được bắt đầu từ giữa năm 1999, nền tảng của nó chính là hệ thống tên lửa P-800 Onyx do Liên Xô cũ chế tạo. Tên lửa Brahmos được phóng thử thành công lần đầu tiên vào ngày 12/6/2001 tại bang Orissa, Ấn Độ.
Ngày 17/8, tờ "Asia Times Online" Hồng Kông đăng bài bình luận của chuyên gia chiến lược hải quân Australia, Phil Radford cho biết, tuần trước tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu chạy thử, đây là tàu chiến lớn nhất châu Á hiện nay, sẽ làm cho Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình trên một số lĩnh vực.
Công việc phát triển tên lửa hành trình siêu âm Brahmos được bắt đầu từ giữa năm 1999, nền tảng của nó chính là hệ thống tên lửa P-800 Onyx do Liên Xô cũ chế tạo. Tên lửa Brahmos được phóng thử thành công lần đầu tiên vào ngày 12/6/2001 tại bang Orissa, Ấn Độ.
Ngày 17/8, tờ "Asia Times Online" Hồng Kông đăng bài bình luận của chuyên gia chiến lược hải quân Australia, Phil Radford cho biết, tuần trước tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu chạy thử, đây là tàu chiến lớn nhất châu Á hiện nay, sẽ làm cho Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình trên một số lĩnh vực.
Tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới Brahmos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo. |
Nhưng, tàu sân bay này hoàn toàn không thể giúp Trung Quốc bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông (đây là vấn đề biển đau đầu nhất của Trung Quốc); tàu sân bay này sẽ nghiêng về dùng cho mục đích ngoại giao, chứ không phải là vũ khí quân sự.
Báo Hồng Kông cho biết, ngoài tàu sân bay Chakri Naruebet của Thái Lan, các nước trong khu vực còn chưa có tàu chiến để máy bay chiến đấu cất/hạ cánh. Nhưng, tàu sân bay của Thái Lan cũng chỉ bằng 1/5 tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Một khi con tàu này hoàn thiện, nó có thể mang theo 40 máy bay J-15 Flying Shark và 20 máy bay trực thăng (bao gồm máy bay trực thăng săn tàu ngầm Ka-28). Trên mặt biển, khả năng này đủ để thay đổi cân bằng sức mạnh các nước ở Biển Đông.
Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền lãnh thổ biển trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nhưng các nước láng giềng đều hiểu rằng vùng biển xung quanh các hòn đảo này đều chứa nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, cho nên luôn thiết lập các cơ sở nghiên cứu ở đó.
Phương án tác chiến của tên lửa chống hạm Brahmos gần giống tên lửa phòng thử Bastion. |
Báo Hồng Kông viết, nếu Trung Quốc triển khai tàu sân bay ở Tam Á, Hải Nam, nó sẽ có ưu thế trên không cục bộ ở bất cứ địa điểm tranh chấp nào trên Biển Đông.
Đây có thể là điều kiện tiên quyết để có hành động ngoại giao và quân sự mạnh trong giải quyết vấn đề Biển Đông, nhằm bảo vệ chủ trương chủ quyền của Trung Quốc; đồng thời ép đối thủ từ bỏ các hoạt động thương mại trên Biển Đông và các hoạt động xây dựng cơ sở trên các hòn đảo.
Những khả năng này còn có thể giúp Trung Quốc giảm các nước khác tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trung tuần tháng 6/2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích (hoàn toàn ngang ngược, vô lý, vô căn cứ) tàu khai thác của Việt Nam tiến hành hoạt động khảo sát dầu khí “trái phép” ở vùng biển quần đảo Trường Sa và “quấy nhiễu” tàu cá Trung Quốc.
Điều này đã “gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc”.
Báo Hồng Kông cho rằng, rõ ràng là tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ thực hiện chức năng chiến lược nhất định. Cách đây không lâu, khi tàu sân bay chạy thử, Tân Hoa xã đã bình luận: “Xây dựng hải quân viễn dương tương xứng với vị thế nước lớn của Trung Quốc là việc làm cần thiết, cũng là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia không ngừng tăng lên trên toàn cầu”.
Nhưng, cho dù tàu sân bay này có khả năng chiến đấu, tàu sân bay và lực lượng máy bay của nó cũng sẽ rất yếu; Trung Quốc sẽ không thể mạo hiểm chống lại các đối thủ trên Biển Đông.
Hơn nữa, nếu không có máy phóng hoặc dây cáp chắn, tàu sân bay này sẽ không thể đảm bảo cất/hạ cánh cho máy bay cảnh báo sớm trên không. Điều này có nghĩa là khả năng do thám khu vực của tàu sân bay bị hạn chế, không thể phát hiện hoặc ứng phó với mối đe dọa ngoài tầm của radar.
Đồng thời, bảo đảm hậu cần không đủ cũng sẽ hạn chế thời gian hoạt động của tàu sân bay trên biển: Quân đội Trung Quốc chỉ có 5 tàu tiếp tế trên biển, hơn nữa chưa có tàu nào trên 22.000 tấn (thực ra tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ có trọng tải gần 40.000 tấn).
Malaysia đã sở hữu 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế. |
Nhưng, vấn đề lớn nhất ở chỗ nó không được bảo vệ đầy đủ. Trung Quốc có 2 tàu khu trục 052C, chúng được trang bị radar mảng chủ động, có thể bám theo nhiều tên lửa và máy bay.
Hiện nay, còn có 4 chiếc khác đang chế tạo. Nhưng, đem kết hợp radar này với tên lửa HHQ-9 nội địa để ngăn chặn tên lửa siêu âm lướt biển tấn công là một thách thức rất lớn.
Ngoài ra, tàu sân bay này cũng không thể dựa vào sự hộ tống dưới nước; không có hệ thống thông tin vô tuyến điện tần số thấp, tàu ngầm tuần tra tầm xa của Trung Quốc chỉ có thể tiến hành các hoạt động chiến thuật khi hộ tống biên đội tàu sân bay.
Báo Hồng Kông cho biết, cho dù không có những khiếm khuyết này, các nước láng giềng phía nam của Trung Quốc cũng có thể phát triển khả năng đáp trả đầy đủ trên Biển Đông, làm cho Trung Quốc không dám để tàu sân bay hoạt động trên Biển Đông.
Trong khi đó, một bài viết được đăng tải trên hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 19/8/2011 với các nội dung mang thể hiện rõ suy đoán thiếu căn cứ, thiếu thiện chí và đầy tính kích động như sau:
“Đầu tháng 6, báo “Nhân Dân” của Việt Nam đã có bài viết kèm hình ảnh tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới, tên lửa Brahmos. Rõ ràng, Việt Nam muốn cho biết ý đồ mua tên lửa này và báo hiệu hải quân Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị để ứng phó khi Trung Quốc xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan. |
Tên lửa chống hạm Brahmos có tốc độ 2,8 Mach, gấp 4 lần tên lửa Tomahawk của Mỹ, sẽ tạo ra mối đe dọa chí tử cho bất cứ tàu chiến nào ở trong phạm vi 300 km. Mua tên lửa Brahmos cần có sự đồng ý chung của Ấn Độ và Nga, trong khi đó Việt Nam đang nhanh chóng cải thiện quan hệ với hai nước này.
Cuối tháng 6, Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm hợp tác đến New Delhi; trong thời gian chuyến thăm, Trung tướng Nguyễn Chí Dũng của Việt Nam tuyên bố, cảng Cam Ranh sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho tàu chiến nước ngoài.
Để Trung Quốc hiểu ý đồ này, ngày 14/8/2011 khi tàu sân bay USS George Washington Mỹ đi qua Biển Đông, các quan chức chính phủ Việt Nam đã tham quan con tàu này.
Hơn nữa, Việt Nam còn tăng cường mua vũ khí của Nga. Nga thừa nhận, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm động cơ diesel 636 lớp Kilo. Được biết, tàu ngầm đặt mua sẽ chính thức bàn giao vào năm 2014.
Loại tàu ngầm có lượng choán nước 2.300 tấn này thích hợp với vùng nước nông, có thể hoạt động rất tĩnh lặng; chúng không cần rời cảng vẫn có thể tạo sự răn đe to lớn đối với Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không dám điều tàu sân bay khi xảy ra đối đầu trên Biển Đông.
Báo Hồng Kông cho rằng, ngoài ra Malaysia đã có khả năng tàu ngầm tốt, gần đây đã biên chế 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế; Indonesia và Philippinese có thể cũng sẽ nhanh chóng phát triển khả năng răn đe to lớn và và triển khai tên lửa chống hạm ở các căn cứ quân sự quan trọng;
Indonesia đã bàn thảo với Ấn Độ các thủ tục liên quan mua tên lửa Brahmos; Philippinese có thể mua tên lửa của Mỹ hoặc đàm phán mua tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc rất được hoan nghênh, nó đã trở thành biểu tượng vị thế cường quốc. Nhưng Biển Đông sẽ trở thành nơi nguy hiểm nhất của tàu sân bay Trung Quốc. ”
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 5/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: 6 tàu ngầm lớp Kilo chạy năng lượng diesel mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ chỉ được dùng cho mục đích tự vệ. "Chúng tôi coi đây là một hoạt động bình thường của Quân đội nhân dân Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nói. "Đó là để bảo vệ và tham gia xây dựng đất nước. Chính sách của Việt Nam là hoàn toàn để tự vệ và chúng tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại tới chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng sẽ phải ngăn chặn bất kỳ ai cố gắng vi phạm chủ quyền của Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh. - TTXVN |
>> New Delhi đồng ý bán tên lửa BrahMos và Prithvi cho Việt Nam!
>> Việt Nam mua thêm hệ thống tên lửa bờ biển-Tin "HOT"
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)