Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Trung Quốc phát triển tên lửa IRBM mới

Trung Quốc đã âm thầm phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới có tầm bắn 4.000km dự kiến sẽ được trang bị vào năm 2015. 
Tạp chí Jane’s Defence cho biết, Trung Quốc đã âm thầm phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm trung IRBM mới, ày được cho là sẽ đi vào biên chế trong năm 2015.

Đây là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn giai hai đoạn, tầm bắn của tên lửa khoảng 4.000km. Theo Jane’s, đây là một thế hệ tên lửa mới được phát triển bởi Tổng công ty Công nghiệp Khoa học Vũ trụ Trung Quốc (CASIC). 

Tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20 của Liên Xô phía trên và tên lửa được cho là nguyên mẫu của DF-25 Trung Quốc phía dưới. 
Loại tên lửa mới được cho là một biến thể phát triển từ tên lửa đạn đạo tầm trung DF-25 đã bị hủy bỏ trước đó, tên lửa có thể mang theo đầu đạn thông thường nặng 2.000kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Bên cạnh phát triển tên lửa mới, CASIC đã phát triển một loại xe chuyên dụng hạng nặng có tên là WS-2900 để chuyên chở ống phóng tên lửa mới. 

Hình ảnh về xe phóng và tên lửa mới đã bất ngờ xuất hiện tại một căn cứ của PLA vào cuối tháng 2/2012.

Loại xe chuyên dụng mới lớn hơn 25% so với loại xe chuyên dụng mang ống phóng của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. WS-2900 có 12 bánh. 

Ngoài ra, một biến thể xe chuyên dụng hạng nặng khác có tới 13 bánh cũng được phát triển, được cho là xe phóng chuyên dụng của tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41. 

Loại xe chuyên dụng hạng nặng được thiết kế để mang ống phóng cho loại tên lửa mới. 

Theo quan sát, loại tên lửa IRBM mới có ngoại hình rất giống với tên lửa đạn đạo SS-20 RSD-10 Pioneer của Liên Xô đã được cho nghỉ hưu vào năm 1988. 

SS-20 là loại tên lửa IRBM được Liên Xô phát triển, có tầm bắn khoảng 5.000km.

SS-20 mang lại cho Liên Xô khả năng vô hiệu hóa lực lượng hạt nhân chiến thuật của NATO một cách khá dễ dàng. 

Sau khi SS-20 được triển khai, NATO đã phải vội vàng triển khai tên lửa Pershing-II, Tomahawk để đối phó. Trong quá trình triển khai hoạt động 654 tên lửa đã được chế tạo. 

Theo Hiệp ước cắt giảm lực lượng hạt nhân tầm trung giữa Mỹ và Liên Xô, 499 bệ phóng và tên lửa đã bị phá hủy vào năm 1991, số còn lại 15 xe phóng và tên lửa được đưa vào viện bảo tàng để "tưởng nhớ" thỏa thuận này. Tuy nhiên, một xe phóng và tên lửa đã được chuyển giao cho Ukraine.

Jane’s
 nhận định, Trung Quốc có thể đã có được những hiểu biết đáng kể về công nghệ phát triển của loại tên lửa đạn đạo tầm trung đặc biệt này để phát triển DF-25. 

Một số chuyên gia quân sự của Nga nhận định rằng, DF-25 là một sự đối phó với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-5 của Ấn Độ.

Trung Quốc đang tập trung mạnh vào việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm đối phó với các mục tiêu quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á, cũng như một số quốc gia khác như Ấn Độ, Nga.
(Theo Jane's)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang