Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Hợp tác chế tạo UAV giúp tuần tra biển

 Đó là khẳng định của Giáo sư, TSKH Nguyễn Đức Cương – Chủ tịch Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (VASA) khi trao đổi với Đất Việt về hợp tác chế tạo máy bay không người lái (UAV) giữa Việt Nam và Nga.
>> Tặng key bản quyền phần mềm diệt Virus 

- Trước tiên, xin Giáo sư cho biết một vài nét về VASA và sự hợp tác giữa Việt Nam và LB Nga trong việc chế tạo UAV? 

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương
- VASA là nơi liên kết gần 200  nhà khoa học và kỹ thuật, nhiều tổ chức có liên quan đến ngành hàng không - vũ trụ trong cả nước. Hội hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư, phát triển và chuyển giao công nghệ, dịch vụ thương mại có liên quan đến ngành hàng không - vũ trụ (máy bay có người lái và không người lái, tên lửa, vệ tinh, thiết bị có liên quan và các ứng dụng).
Chúng tôi luôn quan tâm đến việc hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác với Nga, một trong những quốc gia hàng đầu về hàng không - vũ trụ. Trong việc chế tạo UAV, chúng tôi cũng đang hợp tác với nhiều đối tác, trong đó có Công ty Irkut Engineering. Chúng tôi mong muốn được tiếp thu công nghệ tiên tiến của các đối tác trong lĩnh vực UAV. Tuy nhiên chúng tôi sẽ phải cân nhắc rất kỹ càng trước khi đi đến ký kết các hợp đồng. Cũng như trong trả lời của ông Yuri Malov cho báo Izvestia, Công ty Irkut Engineering hiện chưa chuyển cho chúng tôi các phương án sản phẩm.       
- Chiếc UAV mà Việt Nam và Nga dự định hợp tác chế tạo sẽ sử dụng để làm gì?
- Cũng như trong trả lời nói trên của ông Yuri Malov, chúng tôi định hợp tác chế tạo UAV dân dụng cỡ nhỏ (dưới 100 kg), phục vụ cho việc giám sát từ xa.  Các bạn thử tưởng tượng là chúng ta sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu ngồi tại một chỗ nào đó mà có thể quan sát được (cả ban ngày và ban đêm) bằng phương tiện không đắt tiền để tuần tra được hàng vạn ha rừng, chống khai thác rừng trái phép, phát hiện sớm cháy rừng, kiểm tra hàng nghìn km đường dây điện cao thế ở vùng rừng núi hiểm trở… Chúng ta sẽ có phương tiện thuận lợi giúp lực lượng hải quan chống buôn lậu trên biển, ở biên giới, tạo phương tiện thuận lợi cho các lực lượng tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trên biển, tìm kiếm cứu nạn…  
Loại UAV K-Max của Mỹ có thể tải hơn 3 tấn hàng hóa. 
- Giáo sư đánh giá như thế nào về công nghệ UAV của Nga? Nếu so sánh với công nghệ của các nước khác thì như thế nào?
Cách đây khoảng trên dưới nửa thế kỷ, Liên Xô (LB Nga ngày nay) đã chế tạo thành công một số loại UAV cỡ lớn cho nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, có thể nói là LB Nga là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực này. Hiện nay, như các bạn đã biết, LB Nga có nhập khẩu một số thiết bị tiên tiến về UAV loại nhỏ của nước ngoài. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, đó cũng là một việc bình thường.         
Lê Phương (thực hiện)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang