Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Dĩ vãng cuộc chiến Việt - Trung




Bộ đội Việt Nam trong cuộc chiến biên giới 1979
Những người lính trẻ của Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 chống láng giềng Trung Quốc.
Khi chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra năm 1979, tôi chỉ mới là anh sinh viên đại học. Là những "thanh niên yêu nước", chúng tôi rất phấn khích vì sau thật nhiều năm, quân đội của chúng tôi hình như đã tìm ra đối tượng để biểu dương khả năng của mình.
Chúng tôi chờ đợi tin chiến thắng từ chiến trường, nhưng truyền thông nhà nước im lặng trong nhiều ngày như thể chẳng có gì xảy ra giữa hai nước, cho đến khi quân đội Trung Quốc chiếm Lạng Sơn. Truyền thông nhà nước ca ngợi chiến thắng và rồi tuyên bố vì quân ta đã hoàn thành sứ mạng "dạy một bài học" cho kẻ "bá đạo", Trung Quốc nay sẽ lui quân.


Sự im lặng đó thực sự cho chúng ta biết nhiều điều vào ngày hôm nay. Nó lờ đi lo ngại của người dân quanh một cuộc chiến với nước láng giềng, cách hành xử đặc trưng của một chính phủ kiểm soát và lung lạc thông tin cùng dư luận. Ngoài ra, nó hé lộ sức kháng cự mà quân Trung Quốc gặp phải từ đối phương, một điều mà sẽ làm chính phủ Trung Quốc mất mặt.
Ngày hôm nay, chúng ta đã biết thêm nhiều chi tiết quanh cuộc chiến. Ví dụ, một số cựu chiến binh đã viết bài trên mạng về một kế hoạch quân sự gây sốc: viên tướng Trung Quốc chỉ huy cuộc xâm lăng đề nghị tiến đánh Lào, nước đồng minh với Việt Nam, để phân cắt Việt Nam làm hai và bao vây quân Việt Nam ở miền Bắc. Mục tiêu là hủy diệt một phần lớn quân Việt Nam, với khả năng chiếm luôn Hà Nội. Kế hoạch đó không được chấp nhận vì nó gây hại cho hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng để ý đến miền bắc của mình - Liên Xô sẽ không cho họ đi quá xa.
"Các xung đột biên giới không phải là hiếm, nhưng vì sao người Trung Quốc bộc lộ sự thù ghét người Việt như vậy trong một cuộc chiến biên giới? Trong hai thập niên, họ đã là "đồng chí và anh em", và bỗng dưng được mô tả là kẻ thù xấu nhất."
Nhưng một mục tiêu lớn của kế hoạch đó - hủy diệt Việt Nam thật nhiều để nước này không còn có thể thách thức Trung Quốc - đã được thực hiện. Bài báo này tự hào nói quân Trung Quốc đã nã đại bác không thương tiếc trên đường tấn công, và khi lui quân thì cũng phá hủy không thương tiếc. Bài báo viết: "Còn nhiều hơn những gì bọn Mỹ làm với Việt Nam." Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn bị sốc không nói nên lời khi ông ta nhìn thấy những thiệt hại do quân Trung Quốc để lại.
Dĩ nhiên, những câu chuyện này không hoàn toàn mới cho tôi, nhất là phần nói về sự phá hủy. Nhưng điều làm tôi không thoải mái là giọng điệu các bài viết trên mạng: nó phấn khởi nhưng cũng tiếc nuối rằng đã không phá đủ và vì thế mà Việt Nam một lần nữa đang làm Trung Quốc giận dữ, thách thức Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa.
Những bài viết này không đại diện cho toàn thể nhân dân Trung Quốc, nhưng chừng nào đa số còn im lặng, chúng sẽ còn lan tỏa và lây nhiễm vào con người. Với vai trò cường quốc toàn cầu gia tăng của Trung Quốc và tình cảm dân tộc chủ nghĩa đi kèm, việc thiếu vắng tiếng nói đối lại thật đáng ngại.
Sau nhiều năm, hai câu hỏi về cuộc chiến vẫn chưa được trả lời. Thứ nhất, vì sao Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979? Câu trả lời của chính phủ Trung Quốc là Việt Nam khi ấy đang xâm lấn lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam đang hành hạ người Việt gốc Hoa, Việt Nam đồng minh với Liên Xô chống lại Trung Quốc, Việt Nam xâm lược Campuchia để lật đổ một chính phủ thân Trung Quốc.
Nhưng không có lý do nào ở trên thuyết phục chúng tôi về một cuộc chiến tàn khốc. Một giải thích, mà tôi có xu hướng tin tưởng hơn, là Đặng Tiểu Bình muốn có cơ hội thiết lập sự lãnh đạo tối cao thông qua việc điều động quân đội và đạt thành tựu quân sự.
Câu hỏi thứ hai gây thắc mắc hơn: các xung đột biên giới không phải là hiếm, nhưng vì sao người Trung Quốc bộc lộ sự thù ghét người Việt như vậy trong một cuộc chiến biên giới? Trong hai thập niên, họ đã là "đồng chí và anh em", và bỗng dưng được mô tả là kẻ thù xấu nhất.
Nhưng với Trung Quốc, điều này cũng đã từng xảy ra. Người Nga được bảo là "anh em của chúng tôi" trong thập niên 1950 và rồi trở thành kẻ thù số một của Trung Quốc trong cuối thập niên 1960. Ấn Độ là bạn thân của Trung Quốc trong thập niên 1950 nhưng Trung Quốc cũng đánh nhau với Ấn Độ vào đầu thập niên 1960. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc bị lung lạc bởi nhu cầu chính trị của chính thể độc đảng, và ngày nay, nó cũng gần như y như vậy.
Thăm Hà Nội
Gần đây tôi có chuyến thăm Hà Nội. Tôi gặp nhiều trí thức và người dân bình thường. Hiện là một giáo sư người Mỹ gốc Hoa, tôi được tiếp xúc với góc nhìn của người Việt về câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện nhớ về sự tàn nhẫn của quân Trung Quốc trong cuộc chiến, mà ban đầu tôi không muốn tin vì chúng quá tàn nhẫn.
Nhưng tôi, từ kinh nghiệm sống ở đất nước Trung Hoa cộng sản, đã học được rằng dù sốc và vô lý đến đâu, nhiều câu chuyện về chính thể này sau đó trở nên đáng tin và rồi trở thành một phần sự thật lịch sử.
Đây là một ví dụ, mặc dù nó hơi cách xa năm 1979. Tôi quan tâm làm thế nào Trung Quốc của Mao áp đặt nhiều chính sách lên Bắc Việt Nam, đặc biệt là cải cách ruộng đất, cải cách tư tưởng, và nhiều chính sách trí thức - văn hóa trong thập niên 1950.
Tôi lờ mờ nhận biết rằng trong nhiều trường hợp, các chính sách của Trung Quốc bị bắt phải thực hiện. Nhưng như thế nào và trong những vụ cụ thể nào?
Trong chuyến thăm, có người giới thiệu với tôi cái tên Nguyễn Thị Năm. Bà từng là nhân vật nữ thuộc hàng lãnh đạo trong công cuộc tranh đấu chống Pháp.
Gia đình bà giàu có nhưng bà tham gia cách mạng, dùng tiền gia đình hỗ trợ cách mạng. Nhưng sau khi có độc lập, chính sách cải cách ruộng đất của Trung Quốc ở Bắc Việt cần có nạn nhân.
"Ông Hồ rất miễn cưỡng, nhưng các cố vấn Trung Quốc thúc ép. Bà Nguyễn Thị Năm bị tử hình như người Trung Quốc muốn"
Bà bị đưa ra, và các cố vấn Trung Quốc cố gắng thuyết phục Hồ Chí Minh rằng cần xử bắn bà để làm gương cho phong trào.
Có nhiều người giống bà đã tham gia cách mạng dân tộc, nhưng nay họ trở thành vô dụng, hoặc có ích theo một nghĩa khác.
Ông Hồ rất miễn cưỡng, nhưng các cố vấn Trung Quốc thúc ép. Bà Nguyễn Thị Năm bị tử hình như người Trung Quốc muốn.
Trong cải cách ruộng đất ở Việt Nam, hàng trăm, hàng ngàn "phú nông" và những người ủng hộ họ đã bị bắn, bị tù hay đơn giản là bị đánh chết - một thói tục phổ biến trong cải cách ruộng đất của Trung Quốc trước đó.
Là sử gia viết về chính thể dạng này, người ta phải sẵn sàng cho việc đụng mặt, vào bất kỳ lúc nào, những hành vi con người như thế mà vốn thật khó giải thích nếu chiếu theo lý tính thông thường.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một sử gia người Mỹ gốc Hoa, là Phó giáo sư thuộc Đại học Delaware, Hoa Kỳ và nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Singapore.

Theo BBC

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Cấu tạo của máy tính


Máy tính cá nhân là một máy tính độc lập được trang bị các phần mềm hệ thống, tiện ích và ứng dụng, cũng như các thiết bị vào ra và các thiết bị ngoại vi khác, mà một cá thể cần thiết để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ. Đây là 1 hệ thống xử lý thông tin đa năng. Nó có thể nhận thông tin từ người (thông qua bàn phím, chuột), từ một thiết bị (đĩa cứng,USB, CD) hay từ mạng (thông qua modem, card mạng) và xử lý nó. Sau khi đã xử lý, thông tin được hiển thị cho người sử dụng xem trên màn hình, được lưu trữ trên thiết bị hay gởi đến cho ai đó trên mạng.
Máy tính cá nhân bao gồm một đơn vị trung tâm thường được gọi là thùng CPU (là tất cả những gì được đặt bên trong thùng máy) và các thiết bị ngoại vi khác. Thùng CPU chứa hầu hết các bộ phận điện tử và kết nối với các thiết bị ngoại vi bằng những sợi cáp. Dưới đây là hình mô tả tổng quát một máy tính cá nhân:
Nguồn: wikipedia.org
Các thành phần chính của máy tính (nhấp vào từng mục nếu bạn cần tham khảo chi tiết)
- CPU: Bộ xử lý trung tâm.
- Bo mạch chủ (mainboard): Bo mạch chính, lớn nhất đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó hay thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết.
- Bộ nhớ chính (Random Access Memory – RAM): Máy tính dùng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi (trong 1 phiên làm việc).
- Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD): Bộ nhớ lưu trữ chính của máy tính, các thành quả của một quá trình làm việc được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.
Ổ đĩa quang (CDDVD): dùng cho lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn để trao đổi với những máy tính khác.
- Bo mạch đồ hoạ (Video card): Thiết bị có chức năng xuất hình ảnh ra màn hình máy tính. Giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính.
- Bo mạch âm thanh (Audio card): Thiết bị mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính, thông qua các phần mềm nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác.
- Bo mạch mạng (Network card): Thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính.
- Nguồn (Power Supply): Cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.
- Màn hình máy tính (Monitor): Thiết bị trợ giúp giao tiếp giữa con người và máy tính.
- Bàn phím máy tính (Keyboard): Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính
- Chuột (Mouse): Phục vụ điều khiển, nhập dữ liệu và giao tiếp con người với máy tính.
- Thùng máy: Chứa bo mạch chủ cùng với các thiết bị khác (ở trên) cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh.
Máy in: thiết bị dùng để thể hiện ra các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.
Ngoài ra, còn có các thiết bị ngoại vi thường kết nối với máy tính như: modemwebcamloa máy tính, máy quét(scan), micro…
Đó chỉ mới là phần cứng (phần ta có thể sờ mó), còn muốn làm cho máy hoạt động được thì cần phải có phần mềm điều khiển (phần ta không thể sờ mó). Chính vì cấu tạo phức tạp này mà bất cứ thành phần nào trong hệ thống máy “cảm cúm” cũng có thể làm cho toàn bộ hệ thống chạy “quờ quạng” hoặc bị “tê liệt”.
computer

(Sưu tầm)

8 điều không nên làm khi sử dụng máy tính



1. Truy cập Internet mà không có sử dụng tường lửa (firewall): Tốt nhất, bạn nên sử dụng cả hai loại tường lửa (thiết lập firewall của modem và cài thêm phần mềm tường lửa) để bảo vệ máy tính của bạn khỏi cặp mắt của các hacker, virus…
2. Không sử dụng hay không cập nhật các trình chống virus, spywares: Bạn phải sử dụng các trình tiêu diệt virus, phần mền độc hại và thường xuyên cập nhật dữ liệu cho chúng. Nếu không, việc máy tính của bạn gặp trục trặc chỉ là vấn đề thời gian.
3. Đĩa cứng quá đầy, bị phân mảnh: Xóa và chép dữ liệu liên tục sẽ khiến đĩa cứng bị phân mảnh, giảm tốc độ đọc dữ liệu làm cả hệ thống cũng chậm theo. Dùng ngay chương trình chống phân mảnh để sắp xếp file, nhằm giúp máy hoạt động tốt hơn.
4. Mở các file đính kèm mà không quét virus trước: File kèm thư có thể chứa các virus phá hoại dữ liệu và làm hỏng file hệ thống. Chỉ nên mở file đính kèm khi bạn biết thật rõ người nào gửi thư đến bạn. Và dù biết rõ hay không, bạn cũng phải dùng chương trình diệt virus quét trước khi mở và sử dụng file.
5. Nhấn tùy tiện vào các link Web: Điều này sẽ làm bạn mất tất cả thông tin cá nhân như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng hoặc bị tự động cài phần mềm độc hại vào máy mà không biết.
6. Chia sẻ mọi thứ: Tốt nhất bạn nên tắt mọi chức năng chia sẻ file và máy in khi du hành trên mạng nhất là khi dùng laptop ở nơi dịch vụ Internet công cộng để phòng ngừa hacker có thể truy cập vào máy mình.
7. Chọn mật mã dễ đoán: Đừng bao giờ chọn mật mã dễ đoán ra như ngày sinh nhật, tên người yêu dấu… Mật mã dài trên 10 chữ số rất khó đoán được, gồm nhiều loại ký tự sẽ càng an toàn.
8. Không lưu tâm đến sao lưu và phục hồi: Cho dù bạn làm đủ các điều gợi ý trên, máy tính của bạn có thể hư hỏng bất ngờ vào một thời điểm nào đó. Do vậy, bạn nên thường xuyên sao lưu mọi dữ liệu quan trọng, và hệ điều hành ở một nơi an toàn vì khi dữ liệu mất đi thì không cái gì có thể giúp bạn tìm lại được.

Nguồn: mediazone.vn

Sửa lỗi phần cứng khi không thể khởi động máy tính



Khi khởi động, máy tính sẽ tự động thực hiện một quá trình tự kiểm tra ,gọi tắt là POST. Quá trình này sẽ kiểm tra hầu như toàn bộ các phần cứng bên trong máy như CPU, RAM, card màn hình, ổ cứng… Nếu mọi thứ đều ổn thì hệ thống sẽ tải hệ điều hành, nhưng nếu có vấn đề chúng sẽ báo lỗi. Vậy lỗi đó là gì? Bạn có biết được không? Bài viết này xin đề cập đến cách nhận biết mã báo lỗi âm thanh (beep code) dùng cho các máy tính sử dụng BIOS Award hoặc Phoenix. Trước hết bạn cần xem qua một số mã lỗi âm thanh thường gặp sau đây:
Tiếng bípTình trạng hệ thống
1 ngắnỔn định
1 dài 1 ngắnRAM bị lỗi
1 dài 2 ngắnCard màn hình bị lỗi
Dài liên tụcRAM không được gắn đúng
Ngắn liên tụcBộ cấp nguồn bị lỗi hay bị quá nhiệt
- Trong trường hợp RAM bị lỗi, thường là do lâu ngày bị bám bụi bẩn nên các khe RAM tại chỗ tiếp xúc bị dơ hoặc cũng có thể thanh RAM bị hỏng do một số lý do nào đó. Bạn hãy tắt máy và tháo lần lượt từng thanh RAM ra và xem chúng có bị cháy hay hỏng không. Bạn hãy thử dùng một cục tẩy chùi sạch chỗ tiếp xúc trên thanh RAM sau đó dùng một cọ nhỏ và một bình xịt nhớt RP7 để làm sạch khe RAM, cách làm là bạn dùng bình xịt phun một lớp dầu lên một bàn chải rồi nhẹ nhàng chà lên khe RAM, do đặc tính ăn mòn nhẹ của RP7 sẽ lấy đi đáng kể những bụi bẩn hay do bị oxy hóa. Xong bạn lắp lại và bật máy để xem có hoạt động bình thường không. Nếu chưa thì bạn nên thay bằng một thanh RAM khác xem sao.
- Đôi khi chúng ta cũng gặp thông báo lỗi card màn hình. Điều này có thể do card màn hình bị hỏng, chỗ tiếp xúc không tốt hay do bị lỏng đầu cắm và thường đi kèm với hiện tượng màn hình không hiển thị hình ảnh. Bạn hãy thử siết hai ốc chỗ đầu cắm từ màn hình vào card màn hình xem sao. Nếu vẫn chưa được thì bạn xem lại card đã được gắn chặt vào khe hay chưa. Hãy thử thay bằng một card mà bạn biết là nó vẫn sử dụng tốt. Nếu sau khi thay thế bằng một card màn hình khác mà hệ thống hoạt động ổn định thì tốt nhất bạn nên mua một card mới.

- Cuối cùng là trường hợp lỗi bộ cấp nguồn hoặc do hệ thống bị quá nhiệt, trước hết chúng ta cần kiểm tra lại các đầu cắm từ bộ cấp nguồn đến bo mạch xem đã được gắn chặt hay chưa. Nếu máy báo lỗi thì bạn hãy thử thay bộ cấp nguồn hoặc vào BIOS để kiểm tra nhiệt độ CPU. Nếu nhiệt độ của CPU cao hơn mức 50 độ C thì bạn cần kiểm tra lại hệ thống quạt của CPU và của thùng máy. Hãy xem các lỗ thông gió có bị bẩn hay không. Nếu có, bạn cần tiến hành làm sạch bụi. Ngoài ra cũng có thể do máy tính đặt gần một nguồn nhiệt nào đó. Bạn hãy thử mang nguồn nhiệt sang chỗ khác xem sao.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được thêm một số kinh nghiệm để nhận biết lỗi của máy tính và cách khắc phục chúng. Chúc các bạn thành công.

4 kinh nghiệm đơn giản giúp máy tính an toàn trước virus



Từ những ngày đầu virus luôn đi song hành với kỷ nguyên máy tính vốn đã có sự phát triển vượt bậc, từ những lập trình viên vốn chỉ thích đùa cho vui thì bây giờ đã trở thành một ngành công nghiệp “đen” chuyên trục lợi qua thế giới ảo. Cho nên việc cần phòng tránh trước các tác nhân chính để virus lây nhiễm vào máy là một điều rất cơ bản, bài viết xin hướng dẫn bạn 4 kinh nghiệm cần biết để giữ bạn luôn tránh xa với virus máy tính:
1. Cẩn thận với thư điện tử không rõ nguồn gốc
Nếu như địa chỉ e-mail của bạn được đưa lên mạng thì không lâu sau đó sẽ bị thu thập và trở thành mục tiêu của các đối tượng phát tán thư rác, thư lừa đảo. Bên cạnh việc gửi thư quảng cáo, thư báo trúng số giả mạo thì rất nhiều người bị lừa đảo bởi các thư giới thiệu phần mềm diệt virus hay phần mềm tăng tốc máy tính phiên bản mới. Vì vậy, người dùng nên hết sức chú ý đến các phần mềm giả mạo này vì thường “nhái” tên như Antivirus 2012, Tune Up 2012…khiến lầm tưởng là phần mềm thật và mua bản quyền. Điều này dẫn đến “tiền mất tật mang”: vừa cài đặt phần mềm độc hại vào máy, vừa bỏ tiền ra “mua” nó. Ngoài ra, còn có một số thư báo bạn đã trúng số hoặc trúng thưởng chương trình may mắn nào đó nhưng thực tế bạn chưa hề tham gia. Tốt nhất, bạn phải kiểm tra kỹ lưỡng địa chỉ e-mail được gửi đến, nếu không phân biệt được thì có thể đem “Google” để xác thực.
Một dạng e-mail lừa đảo
2. Không nên tải file từ các trang chuyên cung cấp “hàng crack”
Bình thường việc tải file từ nhà sản xuất phần mềm hay các trang chuyên tập hợp và chia sẻ phần mềm là điều kiện đảm bảo tương đối an toàn cho bạn. Tuy nhiên khi tải qua giao thức torrent hay từ các trang chuyên cung cấp phần mềm bẻ khóa thì bạn hãy coi chừng. Đây là các trang có nguy cơ hàng đầu trong việc truyền virus vào máy tính của bạn. Vì vậy, bạn hết sức hạn chế tải từ các nguồn này và khi bắt buộc phải dùng đến thì bạn cần quét virus trước khi thực hiện cài đặt. Đặc biệt, ở đây bạn nên đề phòng trường hợp tải về một tập tin media định dạng “lạ” và có yêu cầu cài phần mềm “lạ” khác nữa vào để đọc file này.
3. Cập nhật thường xuyên cho phần mềm antivirus và sao lưu dữ liệu
Để phần mềm antivirus hoạt động tốt, điều đầu tiên bạn cần phải thực hiện là thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu ít nhất là mỗi ngày một lần (nếu máy tính có nối mạng). Điểm tiếp theo bạn nên làm là thường xuyên sao lưu dữ liệu trong máy. Trước hết điều này bảo vệ bạn trước nguy cơ hỏng hóc phần cứng và sau đó là sự phá hoại của virus. Gần đây virus đi “phá” dữ liệu không nhiều nhưng không may bạn gặp phải thì hậu quả sẽ rất lớn. Vì vậy, hãy tự bảo vệ mình trước khi có những sự cố bất ngờ xảy ra. Bạn có thể chọn giải pháp sao lưu trực tuyến hoặc vào ổ đĩa USB, ổ cứng di động đều được. Một kinh nghiệm khác bạn nên tham khảo là một số loại virus khi xâm nhập vào máy sẽ tìm đến các tập tin Ghost (.gho, .ghs) trên máy bạn và xóa chúng đi hoặc làm hỏng. Do đó, nếu ổ cứng còn trống nhiều, bạn nên nén một tập tin Ghost để dự phòng cho tình huống này.
4. Không nên ỷ lại phần mềm diệt virus
Việc quan niệm máy đã cài phần mềm diệt virus mạnh như Kaspersky, Norton, Avira…thì máy tính sẽ được bảo vệ tuyệt đối là một sai lầm. Bản thân sức mạnh của phần mềm an ninh chỉ có được nhờ cơ sở dữ liệu được cập nhật mới sau khi chủng virus mới xuất hiện, vì thế nếu là loại virus mới và có cơ chế hoạt động tinh vi thì sẽ dễ dàng vượt mặt được bộ máy giám sát thông minh của phần mềm an ninh và xâm nhập vào hệ thống của bạn. Vì vậy, việc đầu tiên khi mở ổ đĩa USB thì bạn phải thực hiện quét virus và không nên bấm đúp chuột để mở mà hãy bấm chuột phải > Explorer là an toàn hơn cả. Bên cạnh đó, không nên ham rẻ hoặc chỉ tin lời tư vấn của các kỹ thuật viên máy tính mà dùng một phần mềm diệt virus không có tên tuổi, chưa xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị công bố Báo cáo của Chính phủ về Biển Đông



Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Ảnh: Quý Đoàn)

(DVT.vn) - Theo ông, nếu các nội dung trong bản Báo cáo đến được với nhân dân thì sẽ tạo nên được những hiệu ứng tốt và tăng cường niềm tin của nhân dân.

Phát biểu trong phiên thảo luận tại Hội trường sáng nay, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết, mong muốn Báo cáo của Chính phủ bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế cũng cần quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực không kém phần quan trọng là những đánh giá về vấn đề xã hội.
 
Theo đó, các vấn đề xã hội không chỉ là chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập giàu, nghèo, tệ nạn, tai nạn... mà còn về lòng tin của dân. Ông nói, nếu đánh giá kinh tế có thể biểu thị được bằng con số định lượng như GDP, chỉ tiêu sản lượng... thì cũng nên đánh giá chỉ số lòng tin của dân đối với Chính phủ. Nhiều nước khác đã áp dụng thì một Nhà nước của dân, vì dân lại càng phải quan tâm đến lòng tin của dân.
 
Đại biểu, nhà sử học Dương Trung Quốc nói, không thể không thừa nhận vấn đề biển Đông, trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như phát triển quốc gia lâu dài là một vấn đề nổi bật. Tình trạng tranh chấp, đe dọa, không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm.

Đại biểu Dương Trung Quốc được đánh giá là người thẳng thắn và tâm huyết trong các bài phát biểu trước các kỳ Quốc hội(Ảnh: Quý Đoàn)
 
Ông cho rằng, Báo cáo Chính phủ tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của Nhà nước nhưng rõ ràng chưa thể hiện đúng mức. "Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không gây hoang mang, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường". Do vậy, vấn đề này phải được thể hiện trong Báo cáo của Chính phủ và được phản ánh trong chương trình nghị sự Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng và thông suốt.

 
Theo đánh giá của ông, nếu những nội dung trong bản Báo cáo về Biền Đông mà Chính phủ trình Quốc hội đến được với nhân dân thì sẽ tạo nên được những hiệu ứng tốt từ dân chúng, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm.
 
Bản Báo cáo sẽ làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, những trăn trở của người dân, quan trọng hơn là sự ủng hộ của người dân sẽ được tổ chức và huy động có hiệu quả.
 
"Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân không cần sự tế nhị mà cần đến sự tin cậy và thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng với nội giao", đại biểu Dương Trung Quốc tâm huyết.
 

Đại biểu Quốc hội tại Hội trường Quốc hội (Ảnh: Quý Đoàn)
 
Ông dẫn ví dụ, văn bản của Thủ trướng Chính phủ Phạm Văn Đồng cách đây một nửa thế kỷ được lưu truyền trên internet và gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Theo ông, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ luận điểm để phản bác. Tuy nhiên, điều này đang trở thành một công cụ để những thế lực bên ngoài lợi dụng và gây tác động.
 
Ông đề nghị, tại kỳ họp này, Quốc hội nên có một hành động, nếu không phải là một nghị quyết riêng thì nên nêu trong nghị quyết chung của kỳ họp nói rõ được quan điểm, lập trường và sự ủng hộ của Quốc hội đối với Chính phủ.
Đại biểu Dương Trung Quốc cũng thể hiện mong muốn, tại nhiệm kỳ 2011-2016, là người lâu năm hoạt động trong Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vốn nắm được những ưu điểm, yếu điểm của Chính phủ sẽ giám sát Chính phủ chặt chẽ hơn.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Răn đe Trung Quốc: Mỹ sẽ đưa siêu hạm đội đến Biển Đông

(GDVN) – Hạm đội có trang bị tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới USS Independence sẽ được Mỹ điều động đến Biển Đông nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Nhật báo Tinh Đảo, Hồng Kông đưa tin, trong thời điểm tranh chấp chủ quyền Biển Đông trầm trọng, tại vùng biển giữa Hồng Kông và Singapore, Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình), phản ánh Mỹ muốn phô trương sức mạnh, tiếp tục can thiệp vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, ý đồ cảnh báo nhà cầm quyền Bắc Kinh là khá mạnh. 

Trung tuần tháng 11/2009, tàu USS Independence đã chạy thử ở vịnh Mexico, tốc độ chạy thử tối đa đạt 46 hải lý/giờ.
Tờ “Sunday Times” London cho biết, Mỹ đang điều một hạm đội tàng hình tốc độ cao thế hệ mới đến đồn trú ở đường hàng hải giữa Hồng Kông và Singapore.

Những tàu chiến tiên tiến này có chi phí chế tạo lên tới 440 triệu USD (khoảng 3,43 tỷ đô la Hồng Kông). Chúng giỏi tác chiến ở vùng nước nông, có thể hoạt động ở vùng nước nông tới 6 m, hơn nữa có thể chuyển hướng ở phạm vi rất nhỏ.

Mỗi tàu đều mang theo 3 máy bay trực thăng, lực lượng đặc nhiệm và lực lượng thiết giáp, có thể bước vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bất cứ lúc nào. Ở đuôi tàu cũng có thể điều tàu tốc độ nhanh tấn công.


Ngày 18/12/2009, hải quân Mỹ chính thức tiếp nhận tàu chiến ven biển USS Independence (LCS2).
USS Independence mới nhất của loại tàu chiến này do Công ty General Dynamics phát triển, là “tàu tam thể” chế tạo bằng nhôm, có hình dạng khá nhỏ, nhưng tốc độ chạy nhanh hơn, cần ít thủy thủ, có khả năng tác chiến ở vùng nước nông ven biển, còn có thể lắp ráp các hệ thống tác chiến khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

Tàu USS Independence bề ngoài có màu sắc khoa học viễn tưởng, đầu tàu tinh tế, thân tàu và đuôi tàu thoáng rộng, nhìn từ trên không giống như một chiếc đinh ghim lớn.

Hình dáng màu đen bóng loáng của tàu phản ánh công nghệ do thám, tức là “công nghệ tàng hình”, còn thiết kế của “tàu tam thể” (3 thân tàu nằm ngang, được cố định bằng boong tàu) phù hợp với hoạt động ổn định trên Biển Đông – vùng biển thường có mưa bão vào mùa hè.

Lượng choán nước của nó là 2.800 tấn, trang bị 4 tua-bin hơi nước, 2 động cơ diesel và 2 máy chạy xăng dầu, khả năng chạy liên tục có thể đạt 6.500 km.

Trên tàu được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm hạm pháo tàng hình 57 mm MK11, một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần, 4 pháo 50 mm, 2 máy bay trực thăng chống tàu ngầm/chống hạm và nhiều máy bay trực thăng không người lái, có thể tiến hành chống tàu ngầm, quét mìn (gỡ mìn), đưa lực lượng đặc nhiệm đổ bộ và các nhiệm vụ tác chiến khác.

Trên tàu có thể phóng tên lửa đối đất và đối không, cũng có thể phóng tên lửa đối với các mục tiêu dưới nước. Các chuyên gia cho rằng, khả năng chống tàu ngầm, quét mìn, do thám và điều động lực lượng của tàu tàng hình tốc độ nhanh này đều ưu việt hơn các tàu chiến đã biết hiện nay của Trung Quốc.

Từ lâu đã có tin cho biết, Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Singapore, đồng thời triển khai tàu tàng hình mới USS Independence nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông.
Tháng 6/2011, tại hội nghị an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức ở Singapore, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở châu Á, có kế hoạch thường trú một tàu chiến ven bờ ở Singapore, bảo vệ sự ổn định của khu vực.

Ông chỉ ra, Mỹ đặc biệt quan tâm đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vì vậy điều một tàu chiến ven bờ đến đóng tại Singapore, bảo vệ các nước đồng minh tại khu vực châu Á và bảo vệ an ninh hàng hải tại khu vực.

Tuy Robert Gates không chỉ đích danh những nước nào tạo ra mối đe dọa quân sự, nhưng lời nói của ông rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc. Trung Quốc là nước duy nhất ở châu Á nghiên cứu các loại vũ khí chống can dự như tên lửa chống hạm; gần đây còn bị Philippinese và Việt Nam phê phán hoạt động tới tấp trên Biển Đông.

(Theo Liên hợp Buổi sáng)

Quân đội Việt Nam nâng cấp súng tiểu lên AK


Các cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu thành công giải pháp lắp kính ngắm lên súng AK có can thiệp vào súng.
Gá kính ngắm lên súng AK có can thiệp vào súng.

Các loại súng AK về cơ bản không được đồng bộ kính ngắm nên không có cơ cấu chuyên dùng để lắp khí tài. Mở rộng tính năng của súng tiểu liên AK bằng cách trang bị thêm khí tài quang học là một vấn đề có tính khả thi. Để giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu cơ cấu gá lắp chuyên dùng khí tài lên súng AK. Có 2 giải pháp để gá lắp kính ngắm lên súng: Lắp kính ngắm có can thiệp và lắp kính ngắm không can thiệp vào súng.
Trên thế giới hiện nay chủ yếu áp dụng giải pháp lắp kính ngắm có can thiệp vào súng. Điều kiện để áp dụng giải pháp này là thiết kế đồng bộ tổ hợp vũ khí-khí tài ngay từ đầu. Theo đó, trên thân súng phải có mang cá cùng một bộ gá có mang cá ngược và khóa hãm, khí tài quang học được lắp lên bộ gá bằng vòng ôm...
Súng AK hiện có của ta do không có mang cá chuyên dùng nên để lắp thêm mang cá theo giải pháp này phải tác động vào thân súng. Các cán bộ Khoa Vũ khí (Học viện Kỹ thuật Quân sự) đã nghiên cứu thành công giải pháp lắp kính ngắm lên súng AK có can thiệp vào súng.
Thực hiện giải pháp này phải lắp thêm một rãnh mang cá lên trên nắp hộp khóa nòng. Để khắc phục một số hạn chế phát sinh, các tác giả đã thiết kế cơ cấu gá kính ngắm lên súng AK bằng ma sát mà không can thiệp vào súng.
Quá trình gá lắp khí tài lên súng AK được thực hiện dễ dàng và thuận tiện, hiệu chỉnh đơn giản. Sau khi đồng bộ khí tài với súng AK, các tác giả đã tiến hành bắn đạn thật để kiểm tra. Kết quả cho thấy hệ vũ khí-khí tài làm việc tin cậy, ổn định, tính năng và hiệu quả bắn của súng được nâng cao.
TS Hà Nguyên Bình 
(Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự)

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Chiến hạm Mỹ âm thầm tới Cam Ranh


CAM RANH (NV) - Một tàu tiếp liệu đạn dược và đồ khô của Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương đã rời cảng Cam Ranh ngày 23 tháng 8, 2011 sau một tuần lễ bảo trì định kỳ.
Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Preble (trái) vừa nhận hàng từ tàu tiếp vận đạn dược và các loại vật liệu khô USNS Richard E. Byrd (phải). Cả hai chiến hạm đều thuộc Hạm Ðội 7 của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. (Hình:US Navy photo by MC3 Shawn J. Stewart)
Theo bản tin của tổ chức thông tin ‘MarineLink.com’, lần đầu tiên, một tàu Hải Quân Mỹ đến cảng Cam Ranh kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 đến nay.
Chuyến thăm viếng sửa chữa của tàu tiếp liệu đạn dược USNS Richard E. Byrd mang tính cách lịch sử phá bỏ những lời tuyên bố của các viên chức chính trị và quân sự CSVN nhiều năm trước là không cho chiến hạm nước ngoài sử dụng quân cảng Cam Ranh.
Năm ngoái, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN ngày 11 tháng 10, 2010 tuyên bố: “Nhiều lần Việt Nam đã khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự.”
Bà Nga đưa ra phản ứng sau khi thông tấn Nhật Kyodo đưa tin nước Nga đã tiến hành xong nghiên cứu và muốn quay trở lại sử dụng căn cứ Cam Ranh mà họ đã bỏ đi từ năm 2002.
Nhưng chỉ ít ngày sau, bên lề một cuộc họp Quốc Hội, ngày 1 tháng 11, 2010, Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng CSVN, nói chữa lại là Việt Nam có ý định xây dựng cảng Cam Ranh để thành khu dịch vụ hậu cần kỹ thuật.
Trên bản tin báo Tuổi Trẻ, ông Thanh nói: “Căn cứ này sửa chữa cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, tàu dân sự. Riêng tàu sân bay là trường hợp đặc biệt chúng ta chưa có khả năng sửa chữa. Tuy nhiên, không loại trừ việc cho phép vào để tiếp dầu.”
Dịp này, ông Thanh cho hay đã thuê chuyên viên Nga tư vấn và “chuẩn bị mua các thiết bị, công nghệ.”
Theo bản tin MarineLink.com, tàu tiếp vận đạn dược USNS Richard E. Byrd đến Cam Ranh để “chùi rửa vỏ tàu, đánh bóng chân vịt, sửa chữa các ống, và tu bổ hệ thống làm nguội máy bằng nước biển và chạy máy lạnh.”
Cảng Cam Ranh cách Sài Gòn khoảng 400 km về hướng Bắc. Khi Mỹ còn tham chiến ở Việt Nam, Cam Ranh là bộ chỉ huy quân sự của lực lượng Hoa Kỳ. Nơi đây, vừa là căn cứ hải quân, vừa có sân bay thực hiện các phi vụ oanh tạc.
Thông thường, cơ sở sửa chữa bảo trì ở Singapore đảm nhiệm các dịch vụ cho Hải Quân Mỹ hoạt động trong khu vực Ðông Nam Á. Hải Quân Mỹ cho rằng vừa tiện lợi hơn, vừa tiết kiệm được thêm tiền bạc nếu sử dụng nhiều cơ sở bảo trì sửa chữa khác nhau.
“Cơ sở Cam Ranh cung cấp thêm cho Hải Quân Mỹ một sự lựa chọn khi cần sửa chữa các tầu một cách hiệu quả và giảm chi phí.” Trung Tá Mike Little, sĩ quan của căn cứ Mỹ tại Singapore nói. Thêm nữa, sự thăm viếng của các tàu này thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Sự trở lại của tàu Hải Quân Mỹ ở cảng Cam Ranh chứng tỏ hai nước đã tiến một bước xa trong sự xây dựng mối quan hệ những năm gần đây.” Ðại Úy Lee Apsley, sĩ quan dân sự vụ của tàu Byrd phát biểu.
Thật ra, tàu USNS Richard E. Byrd sửa chữa đã hai lần ở Việt Nam. Năm ngoái, tàu này đã được bảo trì định kỳ ở cảng Vân Phong, cũng thuộc tỉnh Khánh Hòa như cảng Cam Ranh và chỉ cách chỗ này 140 km.
Tàu Byrd là một trong 7 tàu tiếp liệu đạn được và đồ khô của Hải Quân Hoa Kỳ. Tàu dài 689 feet, trọng tải 35,400 tấn, vận tốc 20 hải lý và có tầm hoạt động 14,000 hải lý. Ðây là tàu mới, bắt đầu hoạt động từ năm 2007.
Theo một bài viết trên tờ Straits Times ở Singapore ngày 1 tháng 8, 2011, tuy Việt Nam nhiều lần tuyên bố theo đuổi chính sách “ba không,” nhưng trước thái độ ngày càng lộ rõ tham vọng chiếm trọn biển Ðông của Trung Quốc, Việt Nam đã có một số cuộc đàm phán về việc mở lại cảng quân sự nước sâu cho hải quân nước ngoài.
Chính sách ba không là “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không liên minh quân sự chính thức với nước ngoài và không cho phép dùng lãnh thổ Việt Nam để tấn công nước khác.”
Trên tờ Straits Times, tác giả Robert Karniol viện dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay: “Trước đây, Việt Nam đã cố gắng tư nhân hóa vịnh Cam Ranh, song từ 2-3 tháng trở lại đây đã ngừng mọi hoạt động có liên quan đến mục đích thương mại. Họ muốn tiếp tục có sự hiện diện của quân sự nước ngoài tại đây và cần sự trợ giúp của nước ngoài càng sớm càng tốt nhằm đối phó với Trung Quốc.”
Những năm gần đây, Hoa Thịnh Ðốn đã đánh tiếng đề nghị Hà Nội cho phép tàu Hải Quân Mỹ tới Vịnh Cam Ranh trong khuôn khổ chiến lược “đậu nhưng không lập căn cứ,” song Hà Nội vẫn tỏ ra kín tiếng.
Khái niệm “đậu nhưng không lập căn cứ” nhằm mục đích thay thế các cơ sở quân sự thường trực của nước ngoài bằng các hoạt động như sửa chữa, bổ sung và các hoạt động tương tự khác, qua đó hỗ trợ hành trình tiếp theo của các phương tiện tàu thuyền quân sự và nhân sự Mỹ. (TN)
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang