“Sự phát triển của Trung Quốc mới chỉ là bề rộng, còn về bề sâu thì Trung Quốc còn kém Mỹ và Nhật Bản hàng chục năm”.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công |
Thời gian qua, những hành động ngang ngược và các phát biểu bất chấp đạo lý, luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông đã thu hút sự quan tâm của tất cả người Việt Nam. Các ý kiến đưa ra đều bày tỏ sự phản đối những hành động gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an xung quanh vấn đề này.
Trung Quốc đã nói “một đằng làm một nẻo” như thế nào?
Nói về những hành động vừa qua của Trung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: “Trước tiên phải nói rằng những hành động của Trung Quốc đều được tính toán một cách kỹ càng, cẩn thận. Người ta chọn không gian địa điểm, thời gian để làm việc này. Đây không phải là hành vi bột phát mà nó nằm trong một chuỗi hành động để thể hiện chủ trương “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc. Tôi cho rằng, việc này có sự chỉ đạo của nhà nước chứ không chỉ đơn thuần là một công ty dầu khí có thể dám làm.
Thứ hai là hành động của Trung Quốc đã vi phạm công ước quốc tế về Luật Biển 1982 trong đó cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã ký. Chín lô Trung Quốc mời thầu nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Vùng này thuộc chủ quyền của Việt Nam, không thể là vùng có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào. Như vậy hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC). Đây cũng là việc chứng tỏ cho thế giới thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo”.
Thứ hai là hành động của Trung Quốc đã vi phạm công ước quốc tế về Luật Biển 1982 trong đó cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã ký. Chín lô Trung Quốc mời thầu nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Vùng này thuộc chủ quyền của Việt Nam, không thể là vùng có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào. Như vậy hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC). Đây cũng là việc chứng tỏ cho thế giới thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo”.
Chứng minh cho luận điểm này, ông Cương nói: “Cụ thể, gần đây nhất là tháng 10/2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gửi điện cho những người đồng cấp ASEAN nói rõ rằng Trung Quốc muốn xây dựng lòng tin cùng các bên liên quan để xây dựng biển Đông thành một vùng hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
Đến tháng 1/2011, tại Washington, trong tuyên bố chung Mỹ - Trung được ký kết giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào gồm 41 điểm, cả hai bên đều cam kết hợp tác để đảm bảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Á nói riêng là một khu vực ổn định, hòa bình, hợp tác, phát triển; trong điều kiện như vậy thì nước nào cũng có lợi.
Đến giữa năm 2011, trong tuyên bố chung với Việt Nam ở chuyến công du của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rõ: Trong khi hai bên chưa giải quyết được vấn đề thì hai bên có những bước đi nhỏ để chuẩn bị về lâu dài giải quyết một cách cơ bản, không làm phức tạp thêm tình hình chung.
Những hành động trên đây của Trung Quốc đều chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo. Tất cả những hành động gây hấn của Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin… trong mấy năm gần đây cho thế giới thấy rằng Trung Quốc không muốn phát triển hòa bình trên biển.
Những hành động trên đây của Trung Quốc đều chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo. Tất cả những hành động gây hấn của Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin… trong mấy năm gần đây cho thế giới thấy rằng Trung Quốc không muốn phát triển hòa bình trên biển.
Lãnh đạo Trung Quốc, những học giả của Trung Quốc đã tận dụng những diễn đàn song phương để quảng bá chủ trương Trung Quốc trỗi dậy hòa bình (sau này gọi là phát triển hòa bình) phát triển nhanh, mạnh chỉ có lợi cho các quốc gia, không có hại ai cả và các bạn hãy làm ăn với Trung Quốc; Trung Quốc phát triển mạnh nhưng không xâm phạm chủ quyền của nước nào cả. Tuy nhiên, những hành động trong 2 năm gần đây đi ngược lại với chủ trương mà người ta đã quảng bá. Một lần nữa chứng tỏ dư luận thế giới không thể tin lãnh đạo Trung Quốc vì họ đã nói một đằng, làm một nẻo”.
Thủ đoạn của Trung Quốc
Theo ông Cương, hành động của Trung Quốc kêu gọi, mời thầu 9 lô thuộc chủ quyền của Việt Nam thể hiện sự ngang ngược, bất chấp đạo lý. “Những công ty, tập đoàn làm ăn tử tế sẽ không tham gia lời mời thầu này vì thế giới biết Trung Quốc rồi. Tự Trung Quốc đã bóc bộ mặt nạ của mình ra rồi. Thủ đoạn của Trung Quốc là biến những vùng không tranh chấp thành những vùng xảy ra tranh chấp. Cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc lại đi rêu rao với thế giới rằng vùng đó thuộc chủ quyền của họ. Đó là một sự ngụy biện của Trung Quốc.
Dù như vậy nhưng một tình huống có thể xảy ra là một số công ty dưới danh nghĩa của nước ngoài nhưng thực tế lại quan hệ rất chặt chẽ và phụ thuộc vào Trung Quốc (những CNOOC phẩy) sẽ nhận thầu. Và nếu không có công ty nào nhận thầu thì Trung Quốc rất có thể sẽ kéo dàn khoan khủng vào khai thác dầu trong vùng thuộc chủ quyền của ta”, ông Cương cho biết.
Ông Cương nói tiếp: “Trung Quốc sẽ làm gì? Đó không chỉ phụ thuộc vào ý đồ của họ mà còn phụ thuộc vào sức mạnh, phản ứng của Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, dưới những triều đại phong kiến Việt Nam mạnh thì Trung Quốc không dám xâm phạm bờ cõi của ta. Còn những lần Trung Quốc tràn xuống xâm lược thì đều là những lần Việt Nam suy yếu”.
Điểm yếu của Trung Quốc nằm ở đâu?
Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, ông Cương phân tích: “Trung Quốc có điểm yếu không? Câu trả lời ở đây là có. Trung Quốc phát triển mạnh như vậy nhưng Trung Quốc cần quan hệ với thế giới. Thêm nữa, sự phát triển của Trung Quốc mới chỉ là bề rộng, còn về bề sâu thì Trung Quốc còn kém Mỹ và Nhật Bản hàng chục năm.
Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào thế giới. Trung Quốc là Ủy viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc và hàng trăm lần lãnh đạo Trung Quốc nói rằng phải duy trì xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng những hành động của Trung Quốc lại đi ngược với xu thế chung của thế giới và bị cộng đồng quốc tế phản đối. Trong thời buổi hiện nay, các nước nương tựa vào nhau, quyền lợi kinh tế của Trung Quốc đan xen với các nước khác”.
Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào thế giới. Trung Quốc là Ủy viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc và hàng trăm lần lãnh đạo Trung Quốc nói rằng phải duy trì xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng những hành động của Trung Quốc lại đi ngược với xu thế chung của thế giới và bị cộng đồng quốc tế phản đối. Trong thời buổi hiện nay, các nước nương tựa vào nhau, quyền lợi kinh tế của Trung Quốc đan xen với các nước khác”.
Ông Cương nói: “Còn điểm mạnh của ta nằm ở đâu? Điểm mạnh của ta nằm ở việc được luật pháp quốc tế bảo vệ. Thứ hai là cộng đồng quốc tế đứng về phía chúng ta. Yếu tố này phụ thuộc vào việc chúng ta thể hiện như thế nào. Mình phải tỏ thái độ lập trường kiên quyết, vững vàng thì thế giới sẽ ủng hộ mạnh mẽ.
Đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Mà muốn vậy, bản thân trong nước phải mạnh mà muốn nước mạnh thì trước hết bộ máy nhà nước phải vững mạnh: Gắn bó với nhân dân, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khi có được lòng tin của dân đối với Đảng, nhà nước thì sẽ tạo ra sức mạnh của đất nước.
Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu rõ lúc này mỗi Đảng viên phải gương mẫu nhất là ở cấp cao. Việc thực hiện thành công nghị quyết Trung ương 4 sẽ giúp cho Đảng mạnh, nhà nước mạnh. Và từ đó tạo ra sức mạnh trong lòng dân tộc. Khi đó chúng ta mới có khả năng tiếp thu sức mạnh thời đại.
Có một điều tôi muốn nói là dù bây giờ đã là quá muộn nhưng vẫn phải làm ngay đó là đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông vào sách giáo khoa lịch sử, địa lý để dạy cho thanh thiếu niên các cấp và đưa vào giáo trình ở bậc Đại học và cao đẳng để dạy cho sinh viên. Trong khi Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa nhưng người ta lại dạy cho học sinh của họ rằng những quần đảo đó là của Trung Quốc. Đó là một việc xuyên tạc lịch sử lừa dối cả nhân dân Trung Quốc.
Còn chúng ta có cơ sở văn hóa, lịch sử, pháp lý để chứng tỏ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam lại không phổ biến rộng rãi để toàn thể người dân biết. Ngay kỳ học tới đây chúng ta phải đưa ngay vào SGK. Thêm nữa, phương tiện thông tin đại chúng có một sức mạnh rất lớn trong việc tuyên truyền này. Tuy nhiên, tôi có cảm giác chúng ta chưa phát huy được hết sức mạnh này. Đầu tư vào vũ khí thì còn có hạn chứ nhưng đầu tư vào báo chí thì sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp.
Nói một cách “sòng phẳng” Trung Quốc đối với Việt Nam là vấn đề dân tộc. Chúng ta đối với Trung Quốc là láng giềng hữu nghị nhưng phải trên nguyên tắc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đó là mục tiêu tối thượng”.
Theo: Giáo dục Việt Nam, Báo Đất Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)