Lo ngại trước khả năng chế độ chính phủ ở Syria sụp đổ, Nga có thể tiếp tục bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran để đề phòng một kịch bản tương tự.
Nga có thể hủy bỏ lệnh cấm bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran nếu trường hợp Tổng thống Syria Bashar Assad bị lật đổ, người đứng đầu nhóm chuyên gia cố vấn Bộ Quốc phòng Nga, ông Ruslan Pukhov nói.
Năm 2010, Tổng thống Nga (khi đó là ông Medvedev) đã ký kết sắc lệnh cấm bán các loại vũ khí của Nga cho Iran, gồm hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300. Quyết định của Moscow được đưa ra sau khi Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Iran. Iran từng đâm đơn kiện vấn đề này ra tòa án quốc tế.
"Lệnh cấm bán hệ thống tên lửa S-300 là quyết định chính trị bởi các hệ thống vũ khí này không đáng bị xử phạt", ông Pukhov cho biết.
"Nếu chế độ ở Syria bị thay đổi bằng vũ lực hoặc nếu Nga không muốn nhìn thấy kết quả của một cuộc chuyển giao hòa bình tạo ra một chính phủ mới, Nga có thể sẽ phản ứng bằng cách bán hệ thống S-300 cho Iran", ông Pukhov nói.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng với các đồng nghiệp ở Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc, đã thông qua kế hoạch của Liên Hợp Quốc về việc chuyển đổi chính trị ở Syria từ 30/6. Ông Lavrov khẳng định, kế hoạch này không được bao hàm việc lật đổ Tổng thống Assad và Nga sẽ tiếp tục ngăn chặn những nỗ lực trong Hội đồng Bảo an trong việc áp đặt lệnh trừng phạt buộc Tổng thống Syria phải ra đi.
Vì sao Nga cần cấp S-300 cho Iran nếu Assad bị lật đổ?
"Sự sụp đổ của chính phủ Syria sẽ làm tăng đáng kể cơ hội cho một cuộc tấn công vào Iran" - ông Pukhov nói – “Và để ngăn chặn khả năng này, việc cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300 tới Iran là quyết định rất kịp thời".
Theo dự đoán của các chuyên gia Nga, nếu chính phủ Syria bị lật đổ, có thể mục tiêu tiếp theo của phương Tây sẽ là một cuộc tấn công chống lại Iran, quốc gia có nhiều lợi ích gắn bó với Moscow. Vì vậy, việc chuyển giao "nóng" các hệ thống phòng không tiên tiến S-300 sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh chiến đấu cho quốc gia Hồi giáo chống lại bất kỳ cuộc tiến công quân sự nào nhằm vào Tehran.
Các cường quốc phương Tây luôn nói rằng Iran đang che giấu chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Mỹ và Israel là hai quốc gia tiên phong có thể sử dụng vũ lực chống lại nước này.
Theo ông Pukhov, vì lệnh cấm vận xuất khẩu S-300 sang Iran, Nga đã mất khoảng 1 tỷ USD. Sau khi hợp đồng S-300 bị dừng, Iran đã hủy bỏ việc đàm phán mua 40 máy bay chở khách Tu-204 có giá trị 3,5 tỷ USD.
Phương Tây sẽ không dám 'liều' nếu Iran có S-300 trong tay. |
Mục đích khácBên cạnh các lý do trên, khả năng nối lại hợp đồng S-300 với Iran là công cụ để Nga trả đũa chuyện Mỹ bán vũ khí cho Gruzia. Đồng thời, nguồn thu từ các hợp đồng vũ khí với Iran sẽ nâng cao “chỉ số” của nước Nga trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí.
"Nga cần phải củng cố hình ảnh của mình như là một nhà xuất khẩu hàng đầu trong bối cảnh thị trường mua bán vũ khí suy giảm. Việc thực hiện đúng theo nghĩa vụ các hợp đồng cũ sẽ là cơ sở để có được những hợp đồng mới", Tổng thống Putin nói.
Nga đã ký các hợp đồng xuất khẩu vũ khí trị giá 5,7 tỷ USD trong năm 2012, và 3,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2011.
Trong nửa đầu năm 2012, Nga đã vận chuyển các thiết bị quân sự trị giá 6,5 tỷ USD ra nước ngoài, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011.
50 quốc gia là khách hàng xuất khẩu của vũ khí Nga, trong đó đứng đầu là Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Venezuela, Syria và cả Mỹ.
Từ năm 2006, Syria đã ký với Nga các hợp đồng vũ khí trị giá khoảng 5,5 tỷ USD. Trong năm 2012, Syria đã nhận được số vũ khí Nga có trị giá khoảng 500 triệu USD.
Nga đang có các hợp đồng cung cấp các máy bay chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng cho Syria. Do đó, Nga không dễ gì cho phép chế độ của Tổng thống Assad bị lật đổ. Đây là bài học mà Nga đã thuộc lòng sau những gì xảy ra ở Libya.
"Nga cần phải củng cố hình ảnh của mình như là một nhà xuất khẩu hàng đầu trong bối cảnh thị trường mua bán vũ khí suy giảm. Việc thực hiện đúng theo nghĩa vụ các hợp đồng cũ sẽ là cơ sở để có được những hợp đồng mới", Tổng thống Putin nói.
Nga đã ký các hợp đồng xuất khẩu vũ khí trị giá 5,7 tỷ USD trong năm 2012, và 3,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2011.
Trong nửa đầu năm 2012, Nga đã vận chuyển các thiết bị quân sự trị giá 6,5 tỷ USD ra nước ngoài, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011.
50 quốc gia là khách hàng xuất khẩu của vũ khí Nga, trong đó đứng đầu là Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Venezuela, Syria và cả Mỹ.
Từ năm 2006, Syria đã ký với Nga các hợp đồng vũ khí trị giá khoảng 5,5 tỷ USD. Trong năm 2012, Syria đã nhận được số vũ khí Nga có trị giá khoảng 500 triệu USD.
Nga đang có các hợp đồng cung cấp các máy bay chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng cho Syria. Do đó, Nga không dễ gì cho phép chế độ của Tổng thống Assad bị lật đổ. Đây là bài học mà Nga đã thuộc lòng sau những gì xảy ra ở Libya.
Nguồn Baodatviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)