Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

9 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa


1. Trong bản đồ cổ do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước, cực nam nước này là đảo Hải Nam. Trong khi, các bản đồ hàng hải châu Âu đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

 2. Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách "Quản Như Đồ của La Hồng Tiên" quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

3.  Trong "Đại Minh thống nhất chí" năm 1461, quyển đầu cũng vẽ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong "Hoàng Minh chức phương địa đồ" của Trần Tổ Thụ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
 4. Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo "Nội phủ địa đồ" gồm 26 mảnh mang tên "Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ" không có Hoàng Sa và Trường Sa.
 5. Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở Quảng Đông.
6.  Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
 7. Bản đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến các đảo gần đất liền (trích từ bản đồ Southeast Asia - National Geographic Society - Washington, 1968).
8. Ngoài ra, bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ XV - XVI thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đầu năm 2012, huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng phát hành cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa. Cuốn kỷ yếu dày hơn 200 trang gồm các phần "Hoàng Sa là của Việt Nam", "Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa", "Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử", "Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa".
Đặc biệt, kỷ yếu có các tư liệu lịch sử, bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và phần cảm nhận về Hoàng Sa của 24 nhân chứng từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX.
9. Và mới đây nhất vào ngày 25/7/2012 là tấm bản đồ được tiến sĩ Mai Ngọc Hồng tặng cho Bảo tàng lịch sử quốc gia:
Xem video:
Trong tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1904, cực nam của nước này được ghi rõ là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay, bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý".
Ngày 25/7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận một số tài liệu, hiện vật do các tổ chức, cá nhân hiến tặng. Trong đó có bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam) trao tặng.

"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904 và tái bản năm 1910. Bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Bản đồ được in màu, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng khoảng 20x30cm. Tiến sĩ Hồng đã gìn giữ nguyên vẹn qua 30 năm. Ông cho biết, vào những năm 1970, khi còn là cán bộ phòng tư liệu, quản lý kho sách của Viện Hán - Nôm, trong quá trình sưu tầm sách, tư liệu cổ cho Viện, ông đã mua được tấm bản đồ từ một cụ già tên là Nguyễn Văn Công. Cũng giống như nhiều tư liệu mà Viện không sử dụng, ông mua về cất giữ. Mới đây, trong một lần kiểm kê, ông tìm thấy lại tấm bản đồ. "Điều này giống như một cơ duyên", tiến sĩ Hồng nói về tấm bản đồ.

Khi tìm lại được tấm bản đồ, ông đã nghiên cứu, dịch bài dẫn, ghi chú trên bản đồ và bất ngờ về giá trị pháp lý của công trình này. Một trong những giá trị lớn mà ông đánh giá cao là sự nghiêm túc, đầu tư công phu về tư liệu để phục vụ cho việc lập bản đồ với thời gian dài lên đến gần 200 năm, bắt đầu từ thời vua Khang Hy và chỉ được hoàn tất cho xuất bản vào năm 1904. Theo ông, tấm bản đồ này được lập với khối tư liệu đồ sộ, được nhà vua Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Nó không chỉ tập trung trí tuệ của các nhà khoa học phương Tây mà cả Trung Quốc, cho thấy tính nghiêm túc, chính thống và giá trị khoa học của người Trung Quốc đối với bản đồ hiện đại đầu tiên được in ấn, làm theo thiết kế, kỹ thuật của phương Tây, đặc biệt với tỷ lệ xích rất chính xác.

"Đây không phải bản đồ của tư nhân, của địa phương nào mà do vua cùng với các nhà khoa học nghiên cứu khảo sát lâu dài làm ra. Do đó, đây là một cứ liệu lịch sử không thể chối cãi", tiến sĩ Mai Ngọc Hồng khẳng định.
Có mặt tại buổi lễ, Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.

"Giá trị quan trọng nhất không phải giá trị tự thân bản đồ mà là nội dung. Bản đồ xác định cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Điều này liên quan đến câu chuyện mà chúng ta đang đấu tranh để bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa", ông nhận xét.

Nhà sử học nhấn mạnh thêm, một trong những chứng lý thể hiện chủ quyền, đó là chứng lý về lịch sử. Trong khi thư tịch và bản đồ của triều đại Việt Nam đã thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ thì trong hoạt động mang tính chất quản lý chủ quyền, trên bản đồ Trung Quốc chưa hề đề cập tới. Ví dụ như, năm 1834 dưới triều Minh Mạng, Việt Nam đã có bản đồ biểu thị cụ thể về dải Vạn Lý ở Trường Sa, ngoài Biển Đông.

"Đây là một yếu tố quan trọng khi xác lập chủ quyền về mặt lịch sử, đặc biệt trong tranh chấp", ông Dương Trung Quốc bình luận về giá trị của "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ".

Nhà sử học cũng lưu ý về những tài liệu mang tính chất chứng lý phục vụ cho việc củng cố chủ quyền của dân tộc đối với biển đảo, trong đó sách vở không chỉ của Trung Quốc mà còn của nhiều nước khác. Theo ông, Việt Nam nằm trên con đường vận tải biển trọng yếu của thế giới. Vị trí, vùng biển nước ta được thể hiện rất nhiều trên bản đồ của các quốc gia hàng hải trên thế giới như Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha...
Admin tổng hợp từ nguồn  tinmoi.vn và http://vnexpress.net
TB: Do khả năng của bản thân có hạn, admin rất mong các bạn chuyển bài viết này sang tiếng Anh và tiếng Trung đồng thời thông cáo rộng rãi để người dân các nước mà đặc biệt là người dân Trung Quốc được biết. Xin trân trọng cảm ơn !




Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Biển Đông: Phản tỉnh từ Trung Quốc

Sự ngang ngược và bất chấp đạo lý, pháp lý của Trung Quốc đối với các vấn đề trên Biển Đông khiến ngay cả nhiều học giả và trí thức nước này “không thể chấp nhận”.
Những nhát dao cắt đứt “đường lưỡi bò”
Việc Trung Quốc đưa ra cái gọi là “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” ôm trọn gần như toàn bộ Biển Đông, áp sát vào nhiều nước khu vực Đông Nam Á, và tự nhận thuộc chủ quyền của mình đã bị dư luận quốc tế không thừa nhận, lên án và phản đối mạnh mẽ.

Không chỉ các nước bị ảnh hưởng và cộng đồng quốc tế phản đối, nhiều học giả Trung Quốc cũng lên tiếng bác bỏ “đường lưỡi bò” phi lý, cũng như cách hành xử theo kiểu “luật rừng” của chính quyền Trung Quốc.

Tại hội thảo “Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” ngày 14/6 do Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, nhiều học giả Trung Quốc đã đặt lại vấn đề về cái gọi là “đường chín đoạn“ và cách hành xử của Trung Quốc.

"Đường chín đoạn" do Trung Quốc đưa ra không được quốc tế thừa nhận và bị chính các học giả trong nước phản đối.
Nhấn mạnh sự vô lý của “đường lưỡi bò”, nhà nghiên cứu Lý Lệnh Hoa, thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc, cho rằng: “Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể, và cũng không có căn cứ pháp luật.” Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định: “Đường chín đoạn (chiếm gần 80% biển Đông) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974”.

Đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư Trương Thự Quang, Đại học Tứ Xuyên, nhấn mạnh rằng Trung Quốc không thể tự vẽ ra đường chín đoạn. Theo giáo sư Trương, khi Trung Quốc khăng khăng đưa ra “đường lưỡi bò” nhưng không có căn cứ để khẳng định và không được bất kỳ nước nào thừa nhận thì nó vô giá trị: “Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì anh không có quyền”.

Trước thái độ và cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây, nhiều học giả tham dự hội thảo tỏ rõ sự bất bình và không đồng tình.

Giáo sư Hà Quang Hộ, Học viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng: “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác...”.

Nói về “đường chín đoạn”, giáo sư Hà Quang Hộ phân tích: “Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải (Biển Đông) được vẽ thành “biển nhà” (của Trung Quốc) như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ”.

Cho rằng Trung Quốc đang hành xử theo “luật rừng”, bắt chấp các quy tắc và luật pháp quốc tế, Giáo sư Trương Kỳ Phạm, Học viện Pháp luật, Đại học Bắc Kinh, tỏ ra bức xúc: “Tôi rất không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển”.

Khẳng định rằng, chính người Trung Quốc cũng phải thừa nhận sự phi lý của “đường lưỡi bò”, biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương, người nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, đã nhấn mạnh trong một bài viết: “Từ nhỏ chúng ta đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào bản đồ Trung Quốc. Ngày nay chúng ta biết sự thực không phải như vậy! Đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và quốc tế không công nhận, mà ngay các học giả Trung Quốc cũng không lý giải nổi”.

Cái gọi là “thành phố Tam Sa” biến Trung Quốc thành trò cười cho quốc tế
Được xem là hành động trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, Trung Quốc đã quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và đang tiến hành bầu Hội đồng nhân dân tại đây. Hành động này là sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Gần đây khi tình hình Biển Đông căng thẳng, biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương, người có uy tín và nổi tiếng thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc (đã nhắc ở trên), đã nhiều lần phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông và yêu cầu xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh vừa dựng lên.

Ngày 17/7, ông Chu Phương cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”. Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế...”.

Trước đó, ngày 29/6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài viết này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.

Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc”.

Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa vùng biển quốc tế vào lãnh hải của nước mình”.

Chu Phương nhấn mạnh: “Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.

Biên tập viên họ Chu khẳng định những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ làm “tình hình xấu thêm, tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh”. 

Chu Phương phân tích: Việc thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” là “một trò cười quốc tế điển hình”, làm “tổn hại nghiêm trọng hình ảnh và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế”. Nghiêm trọng hơn, “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa”đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh, biến Trung Quốc thành “cô nhi thế giới”. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh…”. 

Cho rằng, “trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay”, Chu Phương mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.

Chu Phương kết luận bài viết: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.

Bài viết và những quan điểm đúng đắn, thẳng thắn của biên tập viên Chu Phương như “một cái tát” mạnh mẽ vào những luận điệu sai trái, xuyên tạc của một số tờ báo ở Trung Quốc khi viết về tình hình Biển Đông thời gian gần đây.

Nguồn Baodatviet

Xây dựng và phát triển Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đại


Việt Nam là một quốc gia biển. Để bảo vệ lãnh thổ ven bờ và vùng đặc quyền kinh tế của mình, chúng ta phải có tiềm lực hải quân đủ mạnh. Phát triển lực lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật Hải quân là một nội dung rất quan trọng để nâng cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân.
Xem thêm:
>>Báo nước ngoài điểm danh sức mạnh quốc phòng Việt Nam
Từ những năm 90 trở về trước, Việt Nam chỉ có “hạm đội muỗi” với toàn tàu nhỏ. Trong gần hai thập kỷ qua, Quân chủng Hải quân đã từng bước trở nên chính quy, hiện đại một phần quan trọng là do được đầu tư ngân sách, phát triển lực lượng, mua sắm vũ khí trang bị kỹ thuật, hướng đến thành lập một hạm đội hùng mạnh với các tàu mặt nước (tàu chiến lớp corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ) và tàu ngầm.
Việt Nam xây dựng hạm đội không phải để tham gia cuộc chạy đua vũ khí hải quân thực sự với các nước trong khu vực mà chỉ nhằm mục đích tự vệ ngăn chặn đối phương thi hành chính sách fait accompli (việc đã rồi). Ngoài ra, hạm đội Việt Nam còn phải đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống trên biển (buôn lậu, hải tặc, buôn bán ma túy…), cũng như sẵn sàng ứng phó với những xung đột tuy ít có khả năng xảy ra song không thể loại trừ. Sau đây là tư liệu và hình ảnh về một số loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới của Hải quân nhân dân Việt Nam.
 1. Hai tàu chiến uy lực nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, có lượng giãn nước 2.100 tấn và tốc độ tối đa đến 27 hải lý/h. Vũ khí chính của tàu là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với cơ số đạn gồm 8 quả tên lửa chống hạm Kh-35E. Năm 2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ lớp Projekt 11661E Gepard 3.9 đóng tại Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky theo thiết kế của Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB) và được đổi tên thành HQ-011 và HQ-012. Hợp đồng này trị giá 350 triệu USD được ký vào năm 2006. Sau khi nhận được 2 tàu Gepard đầu tiên, Việt Nam đã chuyển điều khoản phụ của hợp đồng thành hợp đồng cứng, đóng thêm 2 tàu loại này. Dự kiến, sau khi Nga tiếp tục hoàn thành đóng xong hai chiến hạm lớp Gepard 3.9 thứ ba và thứ tư cho Việt Nam, có khả năng dây chuyền sản xuất tàu lớp này sẽ được chuyển giao để Việt Nam có thể tự chủ chế tạo tàu chiến hiện đại trong tương lai.

 2. Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E / Uran-E trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ. Năm 2004-2011, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã cung cấp cho Việt Nam hơn 200 quả tên lửa chống hạm Kh-35E trong hợp đồng đặt hàng 400 tên lửa loại này từ năm 2004. Tháng 10-2010, Nga và Việt Nam đã ký Hiệp định liên chính phủ về việc hợp tác phát triển và sản xuất hệ thống tên lửa Uran-EV trang bị tên lửa chống hạm Kh-35EV phục vụ riêng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi, dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg, trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy, có hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối, có tầm bắn 130km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

 3. Tàu tên lửa cao tốc BPS-500 đóng tại Việt Nam với kỹ thuật của Nga, có có kích thước 62 x 11 x 2.5 m, độ giãn nước 517 tấn, được trang bị 2 động cơ diesel MTU, 2 động cơ phản lực waterjets với 19.600bhp nên tàu có thể đạt tốc độ 35 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 1650 dặm ở tốc độ 14 hải lý, có 8 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran, 1 khẩu 76,2 mm/59cal DP, 1 khẩu pháo 30 mm… Giữa tháng 10-2003, Việt Nam đã đặt mua 10 tàu tấn công cao tốc của Nga do Công ty Vympel vẽ kiểu. Theo thỏa thuận, các tàu chiến này sẽ được sản xuất ngay tại Sài Gòn (Saigon Shipbuilding Company) với bản vẽ có số hiệu là chiến hạm loại BPS-500. Đến nay đã có 1 chiếc được hoàn thành với số hiệu là HQ-381.

 4. Đây là một trong hai tàu tên lửa cao tốc đầu tiên thuộc Project 1241.8 nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Molnya Project 12418 (NATO gọi là Tarantul V, Trung Quốc gọi là “ong độc”) mà Việt Nam đã ký với Nga, được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2007-2008 mang số hiệu HQ-375 và HQ-376. 10 chiếc còn lại sẽ do Việt Nam tự đóng theo giấy phép và dưới sự giám sát kỹ thuật của các kỹ sư Nga. Dự kiến 8 tàu Việt Nam tự đóng sẽ được hoàn thành đến năm 2016. So với những tàu tên lửa Molnya cơ sở thuộc Project 1241.1 mà Việt Nam nhận của Nga trước đó, tàu Molnya thuộc Project 1241.8 có một số thay đổi đặc biệt là ở hệ thống vũ khí. Thay cho 4 tên lửa chống hạm P-20, Projekt 1241.8 được lắp 16 tên lửa chống hạm Kh-35, mỗi tên lửa có khối lượng 600kg mang đầu đạn 145kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể tiêu diệt các tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu hỗ trợ có lượng giãn nước đến 10.000 tấn của đối phương ở cự ly đến 130km.. Các tàu tên lửa Molnya được sử dụng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Với lượng giãn nước chỉ hơn 500 tấn, kích thước 56,1×10,2×2,65m, lắp động cơ tuốc bin khí cho phép đạt vận tốc 38 hải lý/h, nên tính cơ động cao, khả năng tấn công và sơ tán nhanh, Molnya có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội, tạo nên thế trận cực kỳ linh hoạt.

 5. Việt Nam đang hoàn tất dự án đóng 6 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak do Viện Thiết kế Hải quân Trung ương Almaz của Nga thiết kế. Các tàu nhỏ này có lượng giãn nước gần 400 tấn, hoạt động với hệ thống thủy lực gồm ba động cơ diesel tự động, tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ, không có thiết bị chống tàu ngầm, nhưng được trang bị các ụ pháo АК-176M, 8 tên lửa chống hạm và 16 tên lửa phòng không, dùng để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ bờ biển. Hai tàu đầu tiên (HQ-261/263) đã đóng xong năm 2002, 2 chiếc tiếp theo (HQ-264/265) hoàn thành vào năm 2011. Cặp tàu thứ ba đang được hoàn thiện tại Vladivostok, Nga và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2012. Chi phí đóng 6 tàu này là gần 110 triệu USD.

 6. Tháng 1-2012, Hải quân Việt Nam được chuyển giao tàu pháo đầu tiên lớp TT400TP là HQ-272. Tàu này có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, mớn nước 2,7 m, tốc độ đến 32 hải lý/h, lượng giãn nước 400 tấn, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý, được trang bị 1 ụ pháo tự động vạn năng 76 mm АК-176 và 1 ụ pháo tự động vạn năng 6 nòng 30 mm АК-630, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,… Tàu còn được trang bị các súng máy và các bệ phóng tên lửa phòng không mang vác Igla. Tàu này do Nhà máy đóng tàu Z-173 thuộc Công ty đóng tàu Hồng Hà (Hải Phòng) tự thiết kế dựa theo mẫu của BPS-500 và Projekt 10412 của Nga.


7. Dự án lớn nhất mà Việt Nam đang thực hiện trong lĩnh vực xây dựng hải quân là việc mua sắm từ Nga 6 tàu ngầm thông thường Projekt 636 Kilo. Hợp đồng này được ký năm 2009, trị giá 1,8 – 2,1 tỷ USD, dự kiến sẽ được bàn giao từ năm 2014 – 2017, tàu ngầm đầu tiên đã được khởi đóng tại Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg vào tháng 8-2010. Nga cũng sẽ hỗ trợ xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng đi kèm tại Việt Nam. Chi phí xây dựng căn cứ ước 1,5 – 2,1 tỷ USD. 6 tàu ngầm kilo này sẽ được trang bị 40 quả tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg), là một trong những chủng loại vũ khí trang bị hải quân tối ưu nhất xét từ giác độ hệ số chi phí/hiệu quả.
Theo (ĐĐK)
Nguồn Phungquangthanh.net

Báo nước ngoài điểm danh sức mạnh quốc phòng Việt Nam


Báo cáo Quốc phòng và An ninh Việt Nam của Business Monitor International do các chuyên gia ngành công nghiệp và chiến lược quốc phòng cung cấp, các nhà phân tích của các công ty quốc phòng và các hiệp hội an ninh, cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý đưa ra…..
Tờ báo này viết: Trong số tất cả các nền kinh tế Đông Á mới nổi, Việt Nam có lẽ là dễ bị tổn thương  trước tỷ lệ lạm phát cao, mức độ nợ khá cao.
 Đối với quốc phòng, bất kỳ khó khăn kinh tế sẽ đặt áp lực giảm ngân sách quân sự của đất nước. Việt Nam chỉ đặt chi tiêu quốc phòng trên một tỷ lệ với GDP và vì vậy Việt Nam sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng ngân sách quốc phòng nhanh chóng nếu nền kinh tế bắt đầu chững lại.
 Hà Nội tuyên bố đã tăng 70% ngân sách quốc phòng trong năm 2011 (khoảng 2,5 tỷ đô la). Chính phủ chỉ ra trong tháng 11/2011 rằng sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 khoảng 25%.
Điều rõ ràng là gói tài chính sẽ là một vấn đề đau đầu lớn cho một quân đội khi bắt đầu để chuyển đổi bản thân từ một lực lượng đã có phần lỗi thời thành một quân đội hiện đại với không quân và hải quân có lực lượng mạnh có khả năng bảo vệ lãnh thổ quan trọng của đất nước.
 Nga là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng chính cho Việt Nam trong một thời gian dài và mối quan hệ này được thiết lập để tiếp tục.
Trong tháng 12 năm 2011, Hà Nội đã ký hợp đồng với cơ quan xuất khẩu quốc phòng của Nga Rosoboronexport mua thêm hai tàu hộ tống lớp Gepard (hai chiếc khác đã được giao).
 Hợp đồng này đạt được sau khi Nga chấp nhận bán hai chiếc sau trong số bốn tàu tuần tra lớp Svetlyak cuối cùng trong tháng Mười (2011).
Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu giao hàng trong khoảng thời gian 2013-2016, cùng với 12 máy bay máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2V
 Tuy nhiên, không kém quan trọng là nỗ lực của Việt Nam để tìm kiếm mua sắm quốc phòng từ một phạm vi rộng lớn hơn. Hàng đã được đặt trong tháng mười năm 2011 là 4 tàu hộ vệ lớp SIGMA từ Hà Lan: Thỏa thuận này đại diện cho việc lần đầu tiên Việt Nam mua sắm vũ khí tối tân từ châu Âu, và việc lắp ráp các tàu này tại Việt Nam sẽ cung cấp bí quyết kỹ thuật quan trọng giúp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu chiến hiện đại của Việt Nam.
 Các xưởng đóng tàu hải quân của Việt Nam đã đạt được tiến bộ, ra mắt hai tàu chiến mới trong tháng 10 năm 2011: một tàu chiến hải quân được báo cáo là tàu lớn nhất từng được chế tạo trong nước, và một tàu tuần tra.
Thương mại quốc phòng cần sớm mở cửa thị trường mới mà Việt Nam có thể mua sắm thiết bị. Trong tháng 8 /2011, Mỹ cho biết đang xem xét dỡ bỏ hạn chế về việc bán các trang thiết bị cho Việt Nam như là một phần để khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị trên phạm vi rộng, trong khi Hà Nội đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với Ấn Độ, Israel, Đức và Anh trong những tháng cuối năm 2011.
Các mối quan hệ này sẽ không chỉ giúp Việt Nam tìm nguồn vũ khí, mà còn sẽ giúp quân đội Việt Nam đạt được một sự hiểu biết rằng làm thế nào để phát triển học thuyết cho khả năng tiên tiến mà họ đã không sử dụng trước đây.
Nếu chính phủ có thể giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển vào năm 2012, dự án hiện đại hóa quân đội của Việt Nam sẽ tiến hành và phát triển.
Khi Việt Nam bắt tay vào quá trình tốn kém để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, các đối tác từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu xếp hàng với hy vọng được đảm bảo một suất của những gì có thể trở thành một thị trường công nghệ quốc phòng tăng trưởng hấp dẫn.
Tuy nhiên, nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Hà Nội đã báo hiệu rằng họ có tất cả các ý định bảo vệ thị trường của mình ở Việt Nam.
Sau khi đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo và bán thêm máy bay chiến đấu Sukhoi, Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Chương trình tên lửa chống tàu được dự kiến sẽ để cho Việt Nam sản xuất phiên bản riêng của loại tên lửa Kh-35 Uran – một hệ thống đã được trang bị cho các tàu tên lửa Việt Nam trong biên chế.
Hợp tác sản xuất UAV tiến hành giữa Công ty Irkut của Nga với Hiệp hội Hàng không Việt Nam để phát triển một UAV mini, quân đội Việt Nam sẽ sử dụng cho mục đích giám sát.
Tuy nhiên, do sự quan tâm quốc tế trong quan hệ đối tác với Việt Nam khiến Nga gần như chắc chắn sẽ mất một số thị phần. Trong tháng 1 năm 2012, Singapore đã đồng ý hợp tác công nghiệp quốc phòng với Hà Nội.
Tháng sau, công ty Rafael của Israel tiết lộ rằng nó đã được nhắm mục tiêu Việt Nam như là một khách hàng tiềm năng cho các UAV của mình, trong khi Israel Aerospace Industries (IAI) công bố vào tháng 2 rằng công ty này đã giành được một thỏa thuận 150 triệu đô la Mỹ để cung cấp vũ khí cho một khách hàng không được tiết lộ châu Á – mà các nhà phân tích suy đoán có khả năng là Việt Nam – với các hệ thống radar mới.
Cũng trong tháng 2, Australia đã tổ chức khai mạc cuộc đối thoại chiến lược với Chính phủ Việt nam. Với Mỹ, đoàn đại biểu cấp cao, dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John McCain, cũng đã đến thăm Việt Nam vào đầu năm 2012 để theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn.
Trong khi Hoa Kỳ hiểu rằng có sự hạn chế về việc bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam trong tương lai gần bởi vì một số vấn đề của đất nước này, sắp tới Việt Nam có thể thuyết phục Washington khắc phục mối quan tâm của mình vì lợi ích của thương mại và quan hệ chiến lược thiết thực.
Hà Nội được hiểu là đang quan tâm để mua sắm các trang thiết bị chống tàu ngầm để giúp họ bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo mình, và máy bay tuần tra P-3 Orion của hãng Lockheed Martin là 2 ứng cử rõ ràng có thể đáp ứng yêu cầu như vậy, còn lại là C295, được chế tạo bởi công ty Airbus Military của châu Âu.
Nếu các công ty quốc phòng sẵn sàng để chuyển giao bí quyết kỹ thuật cho ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, có thể sẽ là chìa khóa để đảm bảo tiếp cận thị trường này.
Dã Tượng (Theo Business Monitor International)
Nguồn Blog Hotrungnghia

Trung Quốc triển khai lực lượng phản ứng nhanh trên biển Hoa Nam (Biển Đông)

Trung Quốc đang gia tăng hiện diện quân sự trong vùng biển Hoa Nam (Biển Đông). Ủy ban quốc phòng trung ương của CHND Trung Hoa đã thông qua quyết định bố trí đơn vị quân sự đồn trú ở thành phố Tam Sa trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa). Ngoài Trung Quốc, các quốc gia tuyên bố chủ quyền với toàn bộ hoặc một phần quần đảo này là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Đơn vị đồn trú sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh và đào tạo dân quân dự bị, đảm nhận canh gác và tiến hành các chiến dịch quân sự. Một tháng trước đây, để củng cố chủ quyền với khu vực tranh chấp, Bắc Kinh đã chính thức công bố việc tạo lập đơn vị hành chính mới là địa cấp thị Tam Sa, bao gồm các đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa và những vùng biển liền kề. Tại đơn vị hành chính mới này sẽ xuất hiện cơ quan lập pháp và đảng bộ địa phương, tham gia chỉ định các đại biểu dự Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Động tác bố trí đơn vị đồn trú quân sự thực tế hoàn thành qui trình tạo lập đơn vị hành chính mới thuộc thành phần tỉnh Hải Nam, - chuyên viên phân tích Yakov Berger từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét.
“Trung Quốc đã thực hiện hành động ráo riết để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, quyền sở hữu các hòn đảo và rạn san hô cũng như khu vực biển bao quanh. Những hòn đảo này nằm khá xa phần cực nam của Trung Hoa đại lục và đảo Hải Nam, nhưng sát gần hơn với những quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ. Bất chấp thực tế đó, Bắc Kinh cố gắng từng bước củng cố vị thế tại khu vực biển đảo này”.
Trung Quốc đã tăng cường hoạt động ngay sau khi có bùng phát nghiêm trọng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Philippines hồi tháng Tư. Khi đó, tàu chiến Philippines đã cố gắng đuổi các tàu cá Trung Quốc ra khỏi khu vực tranh chấp gần rạn san hô Scarborough (Hoàng Nham). Còn Trung Quốc cũng phái tàu hải giám đến nhằm bảo vệ ngư dân. Cũng chính vào lúc cuộc xung đột nóng lên, Hoa Kỳ và Philippines đã cùng tiến hành tập trận hải quân chung. Đã thực hiện bài tập giả định, đổ bộ giải phóng hòn đảobị các chiến binh vũ trang chiếm giữ.
Đồng thời, Washington bắt tay giúp Manila trong việc hiện đại hóa quân đội của nước này, hứa hẹn những trang bị kỹ thuật tiên tiến nhất dành để kiểm soát sự điều động của lực lượng Trung Quốc trong khu vực Nam Sa. Đó là các radar, tàu tuần phòng, máy bay trinh sát. Song song, đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc đưa căn cứ hải quân Hoa Kỳ Subic Bay trở lại vùng biển Hoa Nam (Biển Đông). Có thể thấy, bố trí tại Tam Sa lực lượng phản ứng nhanh là câu trả lời của Trung Quốc với kế hoạch hành động của Hoa Kỳ ở khu vực này, - chuyên viên Yakov Berger nhận định.
“Hoàn toàn rõ ràng là, tình hình đang nóng lên trông thấy. Tuy nhiên khó nói điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi Trung Quốc đồng thời đang bắt đầu cuộc tập trận hải quân trong khu vực này, huy động lực lượng lớn tham gia. Nhưng những cuộc tập trận tương tự thì cả Hoa Kỳ cũng đang triển khai cùng với các đồng minh, với các quốc gia mà Washington dành sự ủng hộ”.
Nếu ai đó trong số các láng giềng của Trung Quốc quyết định đi tới đối đầu quân sự với Bắc Kinh để chứng minh chủ quyền đối với Nam Sa (Trường Sa), thì Hoa Kỳ có thể ở vào tình thế bất tiện tiến thoái lưỡng nan. Cuộc xung đột vũ trang cục bộ với sự tham gia của người Mỹ và người Trung Quốc có thể giáng đòn phá hoại với thị trường toàn cầu. Còn vận chuyển hàng hải trên vùng biển Hoa Nam (Biển Đông), chiếm tới 60 % lưu lượng vận chuyển hàng hóa từ Trung Đông đến châu Á, hẳn sẽ đơn giản là tê liệt. Mặt khác, giả như người Mỹ từ chối hỗ trợ các đồng minh thì sẽ làm tổn hại nặng nề cho danh tiếng của Hoa Kỳ như là một cường quốc quân sự đang ngày càng áp đặt luật chơi của mình trên Thái Bình Dương.
Đài Tiếng Nói Nước Nga

Ba thất bại lớn của Trung Quốc nếu dùng vũ lực tại Biển Đông

Theo GS. Quân Phương Bình, cái mất lớn nhất là cộng đồng quốc tế không còn ai tin Trung Quốc.
Xem thêm:
>> Biển Đông: Trò vu cáo hèn hạ, bỉ ổi của "giới diều hâu Trung Quốc"
LTS: Với những lập luận sắc bén thể hiện sự am hiểu sâu sắc về đất nước Trung Quốc, GS. Quân Phương Bình đã chỉ ra những thất bại lớn đối với Trung Quốc khi "giới diều hâu" của nước này luôn lớn tiếng tuyên bố sẽ dùng vũ lực tại Biển Đông.

Sau đây, chúng tôi trân trọng gửi tiếp tới độc giả bài viết của GS. Quân Phương Bình - một học giả gốc Việt tại Pháp từng nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử Phương Đông tại Đại học Paris 6 (Pháp) mang tựa đề: "GIỚI DIỀU HÂU TRUNG QUỐC MUỐN GÌ?"


Mất nhiều hơn được
"Với bút danh “một thượng tá”, một bài viết vu cáo Việt Nam một cách vô liêm sỉ: “Quân đội Việt Nam lại càng lớn tiếng quyết chiến một trận với Trung Quốc bằng mọi giá” và “Việt Nam đã kêu gào “một cuộc chơi” với Trung Quốc, lại còn ba hoa “lục quân Việt Nam có thể đánh tới tận Bắc Kinh”, và “ai trên thế giới cũng đều biết nước có ảnh hưởng lớn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc, chiếm nhiều đảo nhất, có dã tâm lớn nhất đối với Trung Quốc ở Nam Hải chính là Việt Nam”.

“Việt Nam kêu gọi đánh Trung Quốc” và “có thể đánh tới tận Bắc Kinh”? 

Ở Việt Nam, chỉ những người bị tâm thần hoang tưởng mới có suy nghĩ đó, tất cả mọi người Việt Nam không ai suy nghĩ thế, chúng tôi muốn giao hảo với hơn 1,3 tỷ người dân Trung Quốc thân thiện. Đây là một sự vu cáo hèn hạ, bỉ ổi, và trên hành tinh này sẽ không có ai hèn hạ, bỉ ổi bằng vị “thượng tá” kia!


“Thượng tá” kêu gào “trước mắt cần đặt trọng tâm đấu tranh vào nước chiếm nhiều đảo của Trung Quốc nhất, dã tâm lớn nhất” (chỉ Việt Nam), “Trung Quốc cần phải coi Việt Nam là đối tượng đấu tranh chủ yếu ở Nam Hải”, “Việt Nam là kẻ thù chính đầu tiên đối với Trung Quốc và ở Nam Hải”… Ông ta hiến kế “Chỉ có kiên quyết đánh mạnh Việt Nam thì chủ quyền Nam Hải mới thu về được, mới có được vốn liếng để đàm phán ngoại giao” và “đánh Việt Nam phá bế tắc ở Nam Hải là sách lược đấu tranh đúng đắn hiện nay đối với Trung Quốc!...

Xin hỏi ông “thượng tá”: Nếu lãnh đạo Trung Quốc theo lời khuyên của ông, dùng vũ lực thì cái gì sẽ xảy ra, lợi và hại đối với Trung Quốc sẽ thế nào?
Chắc ông và những người cùng quan điểm với ông ở Trung Quốc cũng đã nhẩm tính hơn thiệt và có lẽ theo ông thắng lợi sẽ là 100 và thiệt hại chỉ 1 – 2! Tôi xin đưa ra một cách tính khác.
Trung Quốc mất gì? Xin nói nhỏ với những kẻ diều hâu ở Trung Quốc:
Một là, cái mất lớn nhất là cộng đồng quốc tế không còn ai tin Trung Quốc. Gần 10 năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố với thiên hạ là Trung Quốc trỗi dậy hoà bình và Trung Quốc phát triển hoà bình. Theo đó, các chính khách, học giả Trung Quốc đã và đang tận dụng mọi cơ hội để quảng bá ra năm châu bốn biển là Trung Quốc phát triển hoà bình và sự phát triển của Trung Quốc không đe doạ ai mà chỉ mang lại cơ hội phát triển cho các nước, nhất là các nước trong khu vực, các bạn bè, láng giềng.
Hơn nữa, Trung Quốc là Uỷ viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là người đề xướng 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, là một bên ký “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (DOC – 2002) và tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Đối với Việt Nam, nhiều lần lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đã ký cam kết xây dựng quan hệ Trung - Việt theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và hai bên là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt của nhau. Nếu không bị bệnh tâm thần hoang tưởng thì chắc chắn ông “thượng tá” và những người cùng quan điểm với ông sẽ không quên những điều nói trên.
Nếu Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm các đảo của Việt Nam thì không chỉ thế giới không còn ai tin lãnh đạo Trung Quốc và cộng đồng quốc tế sẽ cho rằng mọi lời nói của Bắc Kinh chỉ là dối trá, bịp bợm! Và chắc chắn Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ, Oxtrâylia, Niu Dilân, kể cả các nước Trung Á, Nam Á sẽ thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ. Khi các nước này đã lựa chọn Mỹ làm người bảo trợ thì tổn thất mà Trung Quốc phải hứng chịu sẽ lớn gấp triệu lần so với việc chiếm mấy hòn đảo ở Biển Đông. 
Hai là, có thể Trung Quốc sẽ chiếm được các đảo, nhưng liệu có thể khống chế được Biển Đông? Hoa Kỳ, Nhật Bản và cộng đồng quốc tế sẽ đủ sức mạnh để ngăn cản Trung Quốc làm điều phi lý, phi pháp đó, vì Biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc!
Ba là, mối quan hệ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới cũng không phải như ông “thượng tá” và những kẻ diều hâu nóng đầu tính toán. Chớ vội nghĩ là Trung Quốc sẽ cứu thế giới. Không có đâu! 

Trung Quốc cần thế giới nhiều hơn
Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, thế giới cần Trung Quốc 1, còn Trung Quốc cần thế giới 10; không có Trung Quốc thì thế giới vẫn phát triển, nếu không có sự hỗ trợ của thế giới thì mộng bá vương của Trung Quốc sẽ tan như bọt xà phòng! 

Sơ bộ, 3 cái thua thiệt, thực chất là thất bại to lớn mà Trung Quốc phải hứng chịu nếu dùng vũ lực để chiếm đoạt các đảo. Đây là những thất bại to lớn và để lại hậu quả hết sức nặng nề không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Trong đó, sự mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc là to lớn và nghiêm trọng nhất, và quan trọng hơn là nó sẽ phá huỷ mọi cơ hội để Trung Quốc phát triển nhanh trong 20 – 30 năm tới. 

Chả nhẽ “thượng tá” và những kẻ cuồng chiến không biết một câu tục ngữ Trung Quốc: “Chẳng thà mất lòng một trăm lần từ chối còn hơn một lần không giữ lời hứa”?! 

Tôi tin rằng những người lãnh đạo Trung Quốc hiện nay và thế hệ sau Đại hội XVIII (Đảng Cộng sản Trung Quốc) tài giỏi hơn tôi trong việc tính toán hơn thiệt do việc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Những người có quyền đưa ra quyết sách ở Trung Nam Hải chắc chắn tỉnh táo, sáng suốt hơn các quân sư quạt mo như “thượng tá” và những kẻ nóng đầu, cuồng chiến ở Trung Quốc.

Tuyệt đại đa số nhân dân Trung Quốc, trong đó có nhiều nhà khoa học chân chính, yêu chuộng hoà bình và muốn ổn định, muốn bang giao hòa hiếu với bạn bè xa gần, nhất là với các nước láng giềng để phát triển kinh tế, chấn hưng đất nước.
Đại đa số tướng lĩnh, sĩ quan quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng không muốn gây sự với các nước láng giềng; là quân đội nhân dân nên họ không muốn làm trái ý nhân dân. Tháng 10.2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có điện gửi cho những người đồng cấp các nước ASEAN với tái cam kết: Trung Quốc muốn tạo dựng “một vùng biển hoà bình và hợp tác”.
Từ 21 – 23.12.2010 tại Côn Minh, Trung Quốc và các nước ASEAN đã có phiên họp vòng 5 Nhóm công tác liên hợp về thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông” (DOC). Trước và sau cuộc họp này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã công khai tuyên bố: Trung Quốc luôn coi trọng cao độ và thực hiện nghiêm túc DOC, nhằm tăng cường lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, tạo điều kiện có lợi cho giải quyết tranh chấp, cùng nhau gìn giữ hoà bình và ổn định ở Biển Đông.
Với tuyên bố chung Trung - Việt tháng 11.2011, Tổng bí thư Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã cam kết với nhân dân Trung Quốc, nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế là: Trung Quốc sẽ củng cố quan hệ với Việt Nam vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Những người quyết định quyết sách quốc gia ở Trung Nam Hải cũng nhìn rõ 15 – 20 năm nữa là cơ hội lớn mà Trung Quốc cần phải và có thể tận dụng để đưa Trung Quốc sang một giai đoạn phát triển mới có sức mạnh tổng hợp quốc gia “bằng vai phải lứa” với siêu cường Mỹ. Lời hứa của người đứng đầu quốc gia là cực kỳ quan trọng và họ sẽ không nuốt lời hứa của mình đối với cộng đồng quốc tế và nhân dân Việt Nam bằng việc dùng vũ lực. 

Con đường tạo ra sức mạnh dân tộc
Đối với Việt Nam, lịch sử đã mách bảo: Khi trên dưới đồng lòng sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để đương đầu và vượt qua mọi thử thách. Lúc này dân tộc Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều thách thức to lớn từ bên trong và từ bên ngoài. Muốn đương đầu và vượt qua thách thức từ bên ngoài thì trước hết phải vượt qua thách thức bên trong.

Đó là điều kiện tiên quyết. Không có phép mầu nào vượt qua thách thức bên trong để tạo ra trên dưới đồng lòng. Mọi quan chức, công chức, trước hết là những người có trọng trách với đất nước, phải thực hiện tốt những điều đã nói, đã hứa: “Trong tư tưởng cũng như trong hành động, phải triệt để chống tham nhũng, chống đặc quyền, đặc lợi. 
Với lương tâm của người Cộng sản, mỗi cán bộ, Đảng viên hãy nghiêm khắc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa?... cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu hơn trong lối sống. Người có chức vụ càng cao thì yêu cầu về sự gương mẫu càng lớn. Không ai có quyền tự ban phát cho mình những đặc quyền, đặc lợi”.

Đó là con đường làm cho trên dưới đồng lòng tạo ra sức mạnh to lớn của dân tộc vượt qua mọi thử thách to lớn từ bên ngoài, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

                                                                                                                       Paris, Hè 201
Nguồn Giaoduc.net.vn

Biển Đông: Trò vu cáo hèn hạ, bỉ ổi của "giới diều hâu Trung Quốc"

"Bên cạnh dòng chảy chính đó, ở Trung Quốc thời nào cũng có lắm kẻ nóng đầu, hung hăng, hiếu chiến một cách mù quáng. Họ ngỡ rằng, với sức mạnh kinh tế, tiềm lực quân sự vượt trội, Trung Quốc có quyền bắt người khác, nhất là các quốc gia yếu hơn, phải vâng phục, ai không chịu thì đánh!"
LTS: Cũng giống như bao người con Đất Việt đang ở xa xứ, Giáo sư Quân Phương Bình dù đã có hơn nửa thế kỷ sống ở Pháp với công việc giảng dạy Lịch sử phương Đông ở Đại học Paris 6 (Pháp), vẫn luôn luôn đau đáu một nỗi niềm với mảnh đất máu thịt tiền tiêu của đất nước: Trường Sa và Hoàng Sa. 
Dù có thể có cách suy nghĩ khác nhau nhưng với Tổ quốc thiêng liêng do cha ông để lại thì họ đều có mẫu số chung là tình yêu quê hương đất nước da diết. 
 Chúng tôi rất xúc động khi nhận được bài viết của ông gửi về Việt Nam sau một loạt các hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Sau đây xin gửi tới bạn đọc nội dung bài viết mang tựa đề: “GIỚI DIỀU HÂU TRUNG QUỐC MUỐN GÌ?” 


"Tôi tin giới tinh hoa ở Trung Nam Hải có đủ tỉnh táo"


“Tôi dùng thuật ngữ “giới diều hâu” để tránh võ đoán vơ đũa cả nắm. Bởi lẽ, tuyệt đại đa số người dân Trung Quốc yêu chuộng hoà bình, trong đó có nhiều nhà khoa học chân chính, muốn sống hoà hiếu với bạn bè gần xa, đặc biệt với Việt Nam, và họ chẳng được lợi lộc gì khi gây sự với anh em, bạn bè. 


Tôi cũng tin giới tinh hoa ở Trung Nam Hải có đủ tỉnh táo và sáng suốt trong việc duy trì môi trường hoà bình để tập trung cho phát triển kinh tế và hiện đại hoá quân đội trong thời cơ chiến lược 15 – 20 năm tới. 


Phải chăng đó là mặt chính diện, là dòng chủ lưu trong xã hội và chính trường Trung Quốc hiện nay? Rất tiếc, bên cạnh dòng chảy chính đó, ở Trung Quốc thời nào cũng có lắm kẻ nóng đầu, hung hăng, hiếu chiến một cách mù quáng. Họ ngỡ rằng, với sức mạnh kinh tế, tiềm lực quân sự vượt trội, Trung Quốc có quyền bắt người khác, nhất là các quốc gia yếu hơn, phải vâng phục, ai không chịu thì đánh! Bất chấp luật pháp quốc tế, sẵn sàng xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thay đen, vu cáo Việt Nam theo kiểu “ngậm máu phun người”, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hô hào đánh Việt Nam…
Các tàu đánh cá của Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng.

Ngày 21.6.2012, Quốc hội Việt Nam thông qua “Luật biển Việt Nam”. Đây là việc làm bình thường của một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Tất cả các quốc gia có biển đều có văn bản pháp luật về biển. Luật biển Việt Nam tuân thủ “Hiến chương Liên Hợp Quốc” và “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, phù hợp với “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” 2002 và các định chế song phương, đa phương, quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. 

Luật biển Việt Nam là cơ sở pháp lý để Việt Nam thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ vùng biển và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo đúng quy định của “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển” (UNCLOS) 1982, và hoàn toàn không xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích trên biển của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. 

Sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua “Luật Biển Việt Nam”, trên hệ thống báo chí (báo viết, báo nói, báo hình) và các mạng trung ương và địa phương ở Trung Quốc (mạng Sina, mạng Tài chính (JRJ.com), mạng Baidu…) đã đăng tải hàng trăm bài viết xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam, kích động dư luận, kêu gào phát động chiến tranh đè bẹp Việt Nam. 
Việc thông qua “Luật biển Việt Nam” là việc làm bình thường của một quốc gia độc lập và có chủ quyền.

Ông Sơ Chấn Á, chuyên viên Viện nghiên cứu Chiến lược Phát triển biển thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc có bài trên trang mạng của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã xuyên tạc “Luật biển Việt Nam”, vu cáo Việt Nam: “Việt Nam bất chấp lịch sử và sự thật, đưa lãnh thổ vốn có của Trung Quốc (Hoàng Sa và Trường Sa) vào trong luật Việt – Nam đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc…”

“Lịch sử và sự thật” nào? 

Lẽ nào, là một chuyên gia của Viện nghiên cứu Chiến lược mà ông Sơ Chấn Á chưa đọc “Hải ngoại ký sự” của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán, chưa xem tập bản đồ “Đại Thanh nhất thống toàn đồ” và chưa đọc “Trung Quốc địa lý học Giáo khoa thư" xuất bản năm 1906?

Trong số rất nhiều cuốn sách địa lý, lịch sử, ký sự, bản đồ địa lý của nhà nước phong kiến, của các học giả, tác giả Trung Quốc từ đời nhà Hán (từ năm 206 trước công nguyên) đến đầu thế kỷ XX, ba tác phẩm trên là khá tiêu biểu, trong đó đều xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam (không phải của Trung Quốc). Nếu ông Sơ Chấn Á chưa đọc thì cần đọc, cần xem ba tác phẩm trên để nói và viết đúng sự thật, người nghiên cứu cần nhất là đức tính trung thực. Đó là sử sách. Thực tiễn thì sao? Ông Sơ Chấn Á nghĩ thế nào về các sự kiện sau đây: 

- Với Hiệp định Giơnevơ 20.7.1954, cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh, Liên Xô (cũ), thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt – Nam mà Trung Quốc đã ký kết, thừa nhận.

- Tháng 1.1974, Trung Quốc dùng lực lượng lớn Hải quân đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (do Việt Nam Cộng hoà quản lý).
- 14.3.1988, Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam 6 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa (Đá Chữ Thập, Đá Chân Viên, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma và Đá Subi).

- Ngày 26.5.2011 và 9.6.2011, tàu Hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh II và tàu Viking II của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (cách bờ biển Việt Nam 130 hải lí, cách bờ biển phía Nam đảo Hải Nam 500 hải lí). 

- Ngày 23.6.2012, Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc, chắc chắn được Nhà nước Trung Quốc bảo lãnh, đã mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam (lô gần nhất cách đường cơ sở của Việt Nam chỉ 37 hải lí, lô xa nhất cách 76 hải lí). 

Đó là “lịch sử và sự thật” rõ như ban ngày mà bất cứ một người trung thực nào ở Trung Quốc, ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới đều biết. Lẽ nào ông Sơ Chấn Á lại không biết?! Nếu từ 1974 đến nay, ông Sơ Chấn Á không đồng thời bị mù và điếc, thì chắc chắn ông là một kẻ vu cáo và xuyên tạc lịch sử một cách trơ trẽn!

Vu cáo trắng trợn “Việt Nam kêu gọi đánh Trung Quốc” và “có thể đánh tới tận Bắc Kinh”? 

Với bút danh “một thượng tá”, một bài viết vu cáo Việt Nam một cách vô liêm sỉ: “Quân đội Việt Nam lại càng lớn tiếng quyết chiến một trận với Trung Quốc bằng mọi giá” và “Việt Nam đã kêu gào “một cuộc chơi” với Trung Quốc, lại còn ba hoa “lục quân Việt Nam có thể đánh tới tận Bắc Kinh”, và “ai trên thế giới cũng đều biết nước có ảnh hưởng lớn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc, chiếm nhiều đảo nhất, có dã tâm lớn nhất đối với Trung Quốc ở Nam Hải chính là Việt Nam”. 

“Việt Nam kêu gọi đánh Trung Quốc” và “có thể đánh tới tận Bắc Kinh”? 

Ở Việt Nam, chỉ những người bị tâm thần hoang tưởng mới có suy nghĩ đó, tất cả mọi người Việt Nam không ai suy nghĩ thế, chúng tôi muốn giao hảo với hơn 1,3 tỷ người dân Trung Quốc thân thiện. Đây là một sự vu cáo hèn hạ, bỉ ổi, và trên hành tinh này sẽ không có ai hèn hẹ, bỉ ổi bằng vị “thượng tá” kia!

“Thượng tá” kêu gào “trước mắt cần đặt trọng tâm đấu tranh vào nước chiếm nhiều đảo của Trung Quốc nhất, dã tâm lớn nhất” (chỉ Việt Nam), “Trung Quốc cần phải coi Việt Nam là đối tượng đấu tranh chủ yếu ở Nam Hải”, “Việt Nam là kẻ thù chính đầu tiên đối với Trung Quốc và ở Nam Hải”… Ông ta hiến kế “Chỉ có kiên quyết đánh mạnh Việt Nam thì chủ quyền Nam Hải mới thu về được, mới có được vốn liếng để đàm phán ngoại giao” và “đánh Việt Nam phá bế tắc ở Nam Hải là sách lược đấu tranh đúng đắn hiện nay đối với Trung Quốc! 

Xung quanh những lời kêu gào sặc mùi thuốc súng của vị “thượng tá” Trung Quốc có điều đã rõ và cũng có điều chưa rõ. Điều rõ là: Họ đang vu cáo, đang lừa dối nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hoà bình nhằm chuẩn bị dư luận cho những hành động đê hèn có thể có và đang đe doạ lãnh đạo Việt Nam, đe doạ nhân dân Việt Nam nói riêng, đe doạ các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trong khu vực nói chung. Đồng thời, họ cũng lừa dối nhân dân yêu chuộng hoà bình và công luận trên Thế giới.

Điều chưa rõ là: Đây chỉ là ý kiến của những kẻ điên khùng, hiếu chiến, mù quáng hay là ý tưởng của những thế lực hiếu chiến dấu mặt? Tôi cho rằng: Chỉ những người soạn thảo và ký tuyên bố chung Trung - Việt tháng 11.2011 (phía Trung Quốc) mới làm rõ được vấn đề trên..."

Nguồn Giaoduc.net.vn



Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang