Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CẦN 'Công khai thông tin về Biển Đông' - đó là một hướng đi khôn khéo.




Đại tướng Lê Đức Anh sinh năm 1920, từng chỉ huy quân đội Việt Nam đánh sang Campuchia
Cựu Chủ tịch nước Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh cho rằng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, phải giữ thái độ không sợ, hòa khí nhưng cần công khai thông tin để thu phục lòng dân, kể cả nhân dân Trung Quốc.
Trong bài phỏng vấn với trang mạng VietnamNet hôm 2/6, không lâu sau vụ tàuBấm Bình Minh 02 trên Biển Đông, ông Lê Đức Anh, (sinh năm 1920), nói những vụ việc đó "là chuyện không vui".
Tuy nhiên, khi được hỏi về kinh nghiệm bảo vệ chủ quyền, ông cho rằng:
"Phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số một. Đồng thời, ta phải sống hòa hiếu với nhân dân tất cả các nước."
Riêng về chuyện Biển Đông, ông nói Việt Nam "phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu,"
"Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ."
'Không sợ công khai'
Một số trang web nước ngoài khi trình bày bằng hình ảnh về tuyên bố chủ quyền của các nước tại vùng biển đang tranh chấp ở Đông Nam Á cũng ghi nhận rằng tuyên bố của Việt Nam, nếu không có gì thay đổi, là một đường màu vàng nằm sát bờ biển Philippines.
Tuy nhiên, hai nước này gần đây đã hợp tác mạnh mẽ trước sức ép t̀ừ phía Trung Quốc vốn từng công bố bản đồ "đường lưỡi bò" chiếm trọn vùng biển này.
Nay, phát biểu của của ông Lê Đức Anh có vẻ như xác nhận quan điểm đa phương và sẵn sàng nhìn nhận các vùng tranh chấp của Việt Nam với bên ngoài.
Nhưng chủ đề nóng bỏng trước mắt lại là xung khắc về hàng hải, thậm chí có nguy cơ bùng nổ va chạm quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, và Trung Quốc với Philippines.
Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân
Đại tướng Lê Đức Anh
Sau các va chạm vừa qua, tờ BấmThe Economist ra ở Anh gần đây cho rằng bộ Nguyên tắc ứng xử Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN nay "không còn giá trị gì".
Về điều này, ông Lê Đức Anh nói với báo Việt Nam:
"Phải đối thoại với người ta trước khi đưa ra Tòa án quốc tế. Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ."
Ông cũng nói về thái độ cần có, "Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất."
Về chiến lược thông tin, Đại tướng Lê Đức Anh nói:
"Thế giới bây giờ công khai rồi, có ai giấu được ai chuyện gì đâu, nữa là chuyện trên Biển Đông,"
"Nước nào dù có ý đồ không tốt đi nữa cũng phải tôn trọng lẽ phải. Không giấu được. Giấu thì người ta lại tưởng mình sợ."
Báo Trung Quốc
Truyền thông Việt Nam còn yếu trong kênh thông tin cho người Trung Quốc
Báo chí chính thống ở Việt Nam hiện bị phê phán là thiếu kênh thông tin cho bên ngoài, nhất là dư luận tiếng Trung ở Trung Quốc và các nước khác.
Có vẻ như Đại tướng Lê Đức Anh biết điều này khi nói:
"Với thế giới ta phải công khai minh bạch và nói rõ thông tin, không những các nước Đông Nam Á sẽ đồng tình và đấu tranh mà cả thế giới nữa. Ngay cả người dân Trung Quốc họ hiểu, họ ủng hộ và tôn trọng lẽ phải."
"Không phải người dân Trung Quốc bất chấp lẽ phải đâu. Họ cũng muốn hòa hiếu, muốn ổn định, hòa bình."
Vẫn về thông tin trên mạng, tin từ quỹ Nguyễn Thái Học công bố hôm 10/6 từ London cho hay có trên 100 nghìn người ở 115 quốc gia đã tham gia chiến dịch ký tên đề nghị đổi tên tiếng Anh của Biển Đông từ biển Nam Trung Hoa (South China Sea), thành biển Đông Nam Á.
Theo ông Ben Rattray từ trang Change.org, việc vận động này nhắm đến cơ quan bản đồ Liên hiệp quốc về đại dương và các hội địa lý toàn cầu.
Vùng biển này có đường bờ biển tổng cộng dài 130 nghìn km, trong khi duyên hải phía Nam Trung Quốc chỉ có 2800 km.
Vì thế, theo bản kiến nghị, vùng biển "không thuộc về một nước nào cả", và cần được đặt lại tên là biển Đông Nam Á
Những ngày qua cũng có tin nói giới chức Việt Nam, nhất là ngành an ninh, lo ngại về các cuộc vận động tự phát trên mạng phản đối Trung Quốc chuyển hướng thành phản đối chính trị hay đòi cải tổ dân chủ ở Việt Nam.
Các vụ tấn công lẫn nhau của Bấmtin tặc từ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã thu hút chú ý của dư luận bên ngoài.
Giới blogger tại Việt Nam tiếp tục kêu gọi tuần hành ôn hòa mà có nguồn tin nói họ dự tính thực hiện tiếp ngày 12/6 ở Hà Nội. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang