Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Biểu tình tự phát ở VN đã 'thức tỉnh xã hội'



Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên là người tham gia cả hai cuộc tuần hành, 5/6 tại TPHCM và 12/6 tại Hà Nội phản đối cách Trung Quốc hành xử ngoài Biển Đông.
Nay nhìn lại sau ba đợt xuống đường của giới trẻ và một số trí thức ông cho rằng có sự "hỗ trợ", "tổ chức nào đó" từ phía chính quyền.
Ông Phạm Xuân Nguyên
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên trong một lần biểu tình phản đối Trung Quốc
Ông cũng tin rằng hiện các bên: người biểu tình và chính quyền Việt Nam, còn đang suy tính khác nhau về việc cần phải làm gì tiếp nhưng vẫn tin rằng các cuộc biểu tình đã tạo ra đột phá về nhận thức chính trị trong nước.
Dù ông cũng nghe nói cuộc biểu tình lần hai tại TPHCM bị đối xử nặng tay nhưng cho hay các bạn trẻ vẫn gặp nhau và bàn thảo về tác động đã có của mấy lần họ liên tục biểu tình.
Cũng có vẻ như chính quyền hai thành phố lớn nhất Việt Nam không hoàn toàn đồng nhất trong cách xử lý.
Ông nhắc lại "Ngày 12/6 tôi ở Hà Nội thì lại nghe ngày đó trong Sài Gòn làm căng hơn. Còn ở Hà Nội thì mọi người được thoải mái, đi gương cao khẩu hiệu, hô khẩu hiệu."
"Sáng 5/6 ở Sài Gòn khi đi sang đường ở một ngã tư rẽ vào Nguyễn Thị Minh Khai thì có bị chặn lại. Mọi người hô "vào, vào" thì cảnh sát cũng nhẹ nhàng lui ra. Chỉ đến Lãnh sự Quán Trung Quốc bị kiên quyết chặn lại mọi người mới thôi."
'Có ý thức'
"Những cuộc biểu tình vừa rồi chủ yếu do những thanh niên bức xúc tập hợp. Họ là những người trẻ cũng rất có ý thức về việc mình làm, về nội dung thể hiện. Nên tôi nghĩ điều đó đã rất có tác dụng. Trước sự xâm phạm chủ quyền nước mình thì họ đã bày tỏ được, có thể là bột phát,"
"Ngoài ra, đấy đúng là các cuộc biểu tình, có biểu ngữ, có hát."
Vẫn theo ông Phạm Xuân Nguyên, và thứ ba nữa, từ đó, dù không chủ động đặt ra, chính quyền cũng đã phần nào tiếp nhận những điều đó, và gián tiếp giúp nhân dân bày tỏ được chuyện đó.
Ông cũng cho hay trong cuộc tuần hành ̉ở Hà Nội, người dân Hà Nội từ phố đã mang biểu ngữ viết sẵn tham gia nhóm biểu tình trước đền Ngọc Sơn.
Như thế, theo ông, "Các cuộc biểu tình đã đánh thức được sự quan tâm của xã hội, của cộng đồng, và để chính quyền biết được sức mạnh của nhân dân".
Trước câu hỏi có phải nhà nước mở cửa cho báo chí phê phán báo chí, ông Phạm Xuân Nguyên bình luận không rõ có đường lối xuyên suốt thế nào hay không, nhưng "có thể do tình thế, nhà nước đã nhân nhượng dư luận sau vụ tàu Bình Minh bị cắt cáp".
"Trước đó cứ gọi là tàu lạ, nay thì phải nói thẳng ra đúng tên là tàu Trung Quốc"
Có thể có sự bật đèn xanh cho nói thẳng dù bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không gọi đúng tên sự vật (biểu tình gọi là tụ tập).
BBC cũng hỏi ông Phạm Xuân Nguyên "Giả sử tuần nào cũng biểu tình thì có phải là chuyện bình thường?"
"Đúng, nó trở thành mọi thói quen, cứ đến chủ nhật là hỏi nhau, có đi biểu tình nữa không."
Nhưng ông cho hay rằng anh em bạn bè vẫn bàn tán và hỏi nhau:
"Sắp tới nếu Trung Quốc làm tới nữa, như đưa giàn khoan vào, thì cách hành xử của chính quyền Việt Nam sẽ làm thế nào?
"Tựu trung lại, là bàn về tác động của việc biểu tình này."
Và ông tin rằng nếu Trung Quốc làm mạnh hơn nữa, chắc chắn sẽ lại có biểu tình ở Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang