Cùng với sự phát triển của đất nước, Nhà giàn DK1 - Cột mốc chủ quyền Tổ quốc giữa đại dương đã và đang khoác lên mình những diện mạo mới. Và sự thật, dù ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy vẫn còn không ít khó khăn trước mắt, thế nhưng các anh - những người lính Nhà giàn vẫn luôn kiên cường bám trụ.
Trong buổi trưa đầu tháng 5/2012, sóng cứ đua nhau dội vào các góc trụ của Nhà giàn DK1/16. Vừa cùng đồng đội chuyển những món quà chở nặng nghĩa tình do Đoàn công tác trên tàu HQ996 đem từ đất liền ra, Thiếu úy Hoàng Đình Bình với đôi mắt ánh thép, nước da đen sạm hồ hởi cho biết mình năm nay mới 26 tuổi. Quê ở mãi tận huyện Nam Sách (Hải Dương). Sinh ra trong một gia đình có 3 anh em. Bình là thứ 2.
Ngay từ thuở nhỏ, ước mơ của Bình không gì khác đó là mong mỏi một ngày không xa được khoác áo lính, cùng bộ đội bám trụ, giữ vững chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Sớm mang theo hoài bão thế nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, cậu thanh niên thích mặc áo lính ấy đã đăng ký thi vào Trường Sĩ quan lục quân I (Bộ Quốc phòng). Và cái ngày nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, Bình đã thốt lên: “Ước vọng của con đã dần thành hiện thực”. Sau một thời gian theo học, tháng 10/2010, học viên Hoàng Đình Bình đã làm lễ tốt nghiệp ra trường.
“Ngay sau khi tốt nghiệp, em được điều động đi lính Hải quân và ra nhận nhiệm vụ tại Nhà giàn DK1. Lúc đấy, trong em bỗng dâng trào một cảm xúc lâng lâng, thật hạnh phúc. Hình ảnh, sinh hoạt nơi Nhà giàn DK1 sừng sững giữa biển khơi sẽ không chỉ còn trong trí tưởng tượng của em nữa”.
Bình tâm sự, những ngày đầu khi ra nhận nhiệm vụ tại DK1 – Cột mốc chủ quyền Tổ quốc giữa đại dương, mọi thứ đều mới lạ. Nó khác xa so với cuộc sống ở đất liền. Thế nhưng, dần dà, với niềm tin và đặc biệt, cảm giác được dâng hiến tuổi thanh xuân cho nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc đã không để sự xa lạ, bỡ ngỡ xuất hiện. Và có lẽ cũng chính vì dành hết thời gian cho nhà giàn nên đến nay, người lính có đôi mắt ánh thép với nụ cười duyên này vẫn… chưa có người yêu.
“Chuyện có người yêu, lập gia đình cứ để sau này, trước mắt em cứ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ nơi Nhà giàn cái đã…”, dựa vào lan can, Thiếu úy Bình nhoẻn miệng cười.
Tất cả vì… chủ quyền biển đảo thiêng liêng
Giống Hoàng Đình Bình, tâm sự với tôi, Trung úy Nguyễn Đình Dũng, quê ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cũng không giấu được niềm hân hoan tự đáy lòng của mình. Người lính trẻ này luôn đau đáu một tâm nguyện được khoác áo lính, nhận nhiệm vụ nơi biển đảo. Chẳng thế mà tháng 8-2011, sau 4 năm học Trường Sĩ quan lục quân I, cầm quyết định tốt nghiệp đại học trên tay, cậu học viên sĩ quan trẻ đã tự nguyện xin nhận nhiệm vụ tại Nhà giàn DK1.
Với những tân binh trẻ, hoài bão, ước vọng trong sáng và đầy nhiệt huyết là vậy. Còn đối với những người lính Nhà giàn có “thâm niên” thì sao? Vâng, thật khó có ngôn từ nào tả hết. Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng – Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/17 năm nay 48 tuổi, thế nhưng thời gian khoác áo lính Hải quân, bám trụ nhà giàn cũng đã được 23 năm. Nếu đưa ra các tiêu chí để lập bảng thứ tự về những người lính Hải quân nhận nhiệm vụ ở Nhà giàn DK1, thì với anh, Thiếu tá Hùng có lẽ sẽ được đánh số trong tốp đầu. Để lại vợ cùng 2 đứa con ở quê nhà, người lính kiên trung này luôn dốc lòng, tận tụy với công việc để quyết thực hiện cho kỳ được lý tưởng “Gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.
Ở anh, dẫu đã gắn trọn gần nửa đời mình cho nghiệp lính Hải quân, thế nhưng, khi nói về Nhà giàn DK1, về cuộc sống, nhiệm vụ ở nơi biển khơi rộng lớn, niềm hoan hỉ vẫn lộ rõ trên khuôn mặt anh như cái ngày mà anh mới làm tân binh, mới ra “đầu quân” cho Nhà giàn vậy. Cũng phải thôi, sự nhiệt huyết, tinh thần “tất cả vì DK1, vì cột mốc chủ quyền nơi muôn trùng sóng” đã ăn sâu vào trong tâm khảm của anh, của những người lính nhà giàn DK1.
Ấy thế cho nên, dù phong ba, dù bão táp, nơi nhà giàn ấy vẫn luôn có hình bóng các anh… Các anh mãi tiếp nối truyền thống đoàn kết dân tộc, ca mãi bài ca những người lính kiên trung, anh hùng bất diệt.
DK1 - Nơi gửi trao niềm tin và ước vọng
Có lẽ, giữa đại dương bao la, giữa muôn trùng con sóng bạc đầu, niềm tin, ước vọng được hiến dâng cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển của các anh – những người lính Nhà giàn DK1 đã và đang thực sự thăng hoa.
Đưa ra nhận định này vì lẽ, trong chuyến công tác thăm và làm việc tại Nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), tôi hơn một lần nghe những lời bộc bạch ánh lên chất thép của người lính, của bộ đội cụ Hồ “còn biển còn ta, còn ta còn nhà giàn DK1”. Có bão tố, có mưa sa, có những cột sóng dựng cao tựa vách núi… nhưng các anh vẫn không chùn bước, các anh vẫn luôn ca vang bài ca người lính kiên trung, anh hùng bất diệt.Nhà giàn DK1 luôn sừng sững giữa biển khơi. |
Ngay từ thuở nhỏ, ước mơ của Bình không gì khác đó là mong mỏi một ngày không xa được khoác áo lính, cùng bộ đội bám trụ, giữ vững chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Sớm mang theo hoài bão thế nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, cậu thanh niên thích mặc áo lính ấy đã đăng ký thi vào Trường Sĩ quan lục quân I (Bộ Quốc phòng). Và cái ngày nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, Bình đã thốt lên: “Ước vọng của con đã dần thành hiện thực”. Sau một thời gian theo học, tháng 10/2010, học viên Hoàng Đình Bình đã làm lễ tốt nghiệp ra trường.
“Ngay sau khi tốt nghiệp, em được điều động đi lính Hải quân và ra nhận nhiệm vụ tại Nhà giàn DK1. Lúc đấy, trong em bỗng dâng trào một cảm xúc lâng lâng, thật hạnh phúc. Hình ảnh, sinh hoạt nơi Nhà giàn DK1 sừng sững giữa biển khơi sẽ không chỉ còn trong trí tưởng tượng của em nữa”.
Bình tâm sự, những ngày đầu khi ra nhận nhiệm vụ tại DK1 – Cột mốc chủ quyền Tổ quốc giữa đại dương, mọi thứ đều mới lạ. Nó khác xa so với cuộc sống ở đất liền. Thế nhưng, dần dà, với niềm tin và đặc biệt, cảm giác được dâng hiến tuổi thanh xuân cho nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc đã không để sự xa lạ, bỡ ngỡ xuất hiện. Và có lẽ cũng chính vì dành hết thời gian cho nhà giàn nên đến nay, người lính có đôi mắt ánh thép với nụ cười duyên này vẫn… chưa có người yêu.
“Chuyện có người yêu, lập gia đình cứ để sau này, trước mắt em cứ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ nơi Nhà giàn cái đã…”, dựa vào lan can, Thiếu úy Bình nhoẻn miệng cười.
Tất cả vì… chủ quyền biển đảo thiêng liêng
Giống Hoàng Đình Bình, tâm sự với tôi, Trung úy Nguyễn Đình Dũng, quê ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cũng không giấu được niềm hân hoan tự đáy lòng của mình. Người lính trẻ này luôn đau đáu một tâm nguyện được khoác áo lính, nhận nhiệm vụ nơi biển đảo. Chẳng thế mà tháng 8-2011, sau 4 năm học Trường Sĩ quan lục quân I, cầm quyết định tốt nghiệp đại học trên tay, cậu học viên sĩ quan trẻ đã tự nguyện xin nhận nhiệm vụ tại Nhà giàn DK1.
Với những tân binh trẻ, hoài bão, ước vọng trong sáng và đầy nhiệt huyết là vậy. Còn đối với những người lính Nhà giàn có “thâm niên” thì sao? Vâng, thật khó có ngôn từ nào tả hết. Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng – Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/17 năm nay 48 tuổi, thế nhưng thời gian khoác áo lính Hải quân, bám trụ nhà giàn cũng đã được 23 năm. Nếu đưa ra các tiêu chí để lập bảng thứ tự về những người lính Hải quân nhận nhiệm vụ ở Nhà giàn DK1, thì với anh, Thiếu tá Hùng có lẽ sẽ được đánh số trong tốp đầu. Để lại vợ cùng 2 đứa con ở quê nhà, người lính kiên trung này luôn dốc lòng, tận tụy với công việc để quyết thực hiện cho kỳ được lý tưởng “Gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.
Ở anh, dẫu đã gắn trọn gần nửa đời mình cho nghiệp lính Hải quân, thế nhưng, khi nói về Nhà giàn DK1, về cuộc sống, nhiệm vụ ở nơi biển khơi rộng lớn, niềm hoan hỉ vẫn lộ rõ trên khuôn mặt anh như cái ngày mà anh mới làm tân binh, mới ra “đầu quân” cho Nhà giàn vậy. Cũng phải thôi, sự nhiệt huyết, tinh thần “tất cả vì DK1, vì cột mốc chủ quyền nơi muôn trùng sóng” đã ăn sâu vào trong tâm khảm của anh, của những người lính nhà giàn DK1.
Ấy thế cho nên, dù phong ba, dù bão táp, nơi nhà giàn ấy vẫn luôn có hình bóng các anh… Các anh mãi tiếp nối truyền thống đoàn kết dân tộc, ca mãi bài ca những người lính kiên trung, anh hùng bất diệt.
Nguồn CAND
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)