Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

'Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc'


Trước việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm 26/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay lên tiếng kiên quyết phản đối hành động nói trên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN.

Mời các bạn xem đoạn Video:
(Các bạn có thể góp ý qua mail: vahanamok@gmail.com xin cảm ơn)
"Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là hết sức rõ ràng. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam", bà Nguyễn Phương Nga tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam", bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh.
Tham dự cuộc họp báo được Bộ Ngoại giao tổ chức ngày hôm nay còn có ông Đỗ Văn Hậu, phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và ông Nguyễn Duy Chiến, phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Đỗ Văn Hậu đã trình bày với báo giới trong và ngoài nước toàn bộ diễn biến sự việc xảy ra sáng 26/5, khi 3 tàu hải giám của Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, gây thiệt hại lớn và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, cụ thể là cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02.
"Chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa, khu vực mà chúng tôi khảo sát nằm rất sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã từng thực hiện các nhiệm vụ khảo sát như vậy nhiều lần, vì vậy chúng tôi khẳng định việc tàu khảo sát địa chấn làm việc ở đây là nhiệm vụ bình thường của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, và hiện nay tàu đang tiếp tục khảo sát", ông Đỗ Văn Hậu nói.
Xin mời các bạn xem video:
                                                     
Hãy xem  Bản Tin Người Việt Online nói về vấn đề này:




Trung Quốc đẩy ASEAN gần Mỹ- Cách nhìn của đài tiếng nói nước Nga:



Hà Nội đưa ra tuyên bố kháng nghị mạnh mẽ đối với Bắc Kinh về vụ việc các tàu tuần tra của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam trong vùng biển Đông. Như thông báo hôm nay của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam, tàu hải giám Trung Quốc đã tiến sát gần con tàu nghiên cứu của Việt Nam đang tiến hành công tác khảo sát tình trạng địa chấn trên bề mặt đáy biển. Các binh sĩ Trung Quốc đã phá những thiết bị nghiên cứu, cắt đứt dây cáp nối con tàu Việt Nam với các thiết bị khảo sát đáy biển.  
Bà Nguyễn Phương Nga phát ngôn viên chính thức của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. Giám đốc Vụ thông tin và báo chí của cơ quan đối ngoại Việt Nam khẳng định, hành động của phía Trung Quốc là cố tình gây nghi ngờ về quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của CHXHCN Việt Nam.  
“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam", - nhà ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Vấn đề các đảo tranh chấp ở biển Đông vẫn là yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng trong khu vực. Cách đây chưa lâu, Philippin và sau đó là Việt Nam đã gửi Liên Hợp Quốc công hàm chính thức, khẳng định nhận chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Đó là phản ứng đối với hành động của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của mình bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ vùng biển Nam-Trung Hoa có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú. Manila cũng đưa ra tuyên bố do thực tế là các tàu hải quân Trung Quốc đã lấn át tàu của Philippin đang tiến hành thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp. Chính quyền Trung Quốc không tỏ thái độ gì với phản đối chính thức của Philippin. Còn mấy ngày sau Bắc Kinh công bố lệnh cấm đánh cá tại một số khu vực vùng biển có những quần đảo tranh chấp. Hà Nội không  chấp nhận lệnh cấm này và xem văn bản như là sự vi phạm trắng trợn tới toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và quyền chủ quyền của quốc gia trên các quần đảo và đặc khu kinh tế biển độc quyền xung quanh.
 Đồng thời, các nước trong khu vực đang cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử trong vùng biển Đông. Trong văn kiện quy định  về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao. Đã qui nhận cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở  thành  “khu vực của hòa bình và hợp tác”. Cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các thành viên hữu quan, - ông Vasily Mikheev Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế nêu ý kiến.
“Trung Quốc và ASEAN đã có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình và v.v... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là ở chỗ, làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ  mà liên kết các quốc gia lại với nhau. Dưới tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần thêm một lần nữa suy nghĩ  kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, làm thế nào để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”, - chuyên viên Nga nhận xét.  
Tuy nhiên hiện thời Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các tàu hải giám Trung Quốc tiến hành tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa, chiếm tàu đánh cá của Việt Nam và lấy đi các thiết bị đánh bắt hải sản của ngư dân Việt. Bằng hành động cứng rắn công nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Hoa Kỳ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh. Năm ngoái trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng  nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông".
 ASEAN hy vọng rằng đến 2012 – mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức – sẽ ký kết Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.
Đài Tiếng Nói Nước Nga

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang