Thông tin được đăng tải tại địa chỉ: http://www.zdship.ru/index.php?option=com_content&view=article&id=752&catid=9&Itemid=29
Đây là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lớn trong quá trình hiện đại hóa hải quân Việt Nam.
Tham dự lễ bàn giao có các quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại diện của Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport và Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Liên bang Nga. Tàu được đặt tên Đinh Tiên Hoàng, theo tên vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được thiết kế theo công nghệ hiện đại của Nga, thuộc Project 1166.1. Tàu hộ tống thuộc dự án 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội, và có khả năng tàng hình nhẹ.Đây là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lớn trong quá trình hiện đại hóa hải quân Việt Nam.
Tham dự lễ bàn giao có các quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại diện của Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport và Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Liên bang Nga. Tàu được đặt tên Đinh Tiên Hoàng, theo tên vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
Sự có mặt của tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng mở ra kỷ nguyên mới cho hải quân Việt Nam. Dự kiến, những chiếc còn lại sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy phép và công nghệ từ Nga.
Chùm ảnh về khu trục hạm Gepard duy nhất trên biển
Khu trục hạm lớp Gepard (dự án 11661) thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và tham gia hộ tống bảo vệ, tuần tra giữ gìn lãnh hải quốc gia.
Công việc nghiên cứu phát triển khu trục lớp Gepard triển khai trong giai đoạn 1983 - 1988. Chiếc đầu tiên hạ thủy tháng 7/1993, cơ bản được hoàn thiện năm 1995. Tuy nhiên, Gepard đã không thể đưa vào trang bị một phần do thiếu kinh phí.
Khu trục hạm lớp Gepard đầu tiên đặt tên là Tatarstan, dự kiến đưa vào biên chế hạm đội Baltic tháng 6/2001. Trái ngược với ý kiến ban đầu cho rằng Tatarstan đưa vào Baltic, tháng 8/2002, khu trục hạm hạng nhẹ đa năng Tatarstan trở thành tàu đô đốc của đội tàu nhỏ Caspian.
Sau đây là một vài hình ảnh khu trục Tatarstan (số hiệu 691):
Công việc nghiên cứu phát triển khu trục lớp Gepard triển khai trong giai đoạn 1983 - 1988. Chiếc đầu tiên hạ thủy tháng 7/1993, cơ bản được hoàn thiện năm 1995. Tuy nhiên, Gepard đã không thể đưa vào trang bị một phần do thiếu kinh phí.
Khu trục hạm lớp Gepard đầu tiên đặt tên là Tatarstan, dự kiến đưa vào biên chế hạm đội Baltic tháng 6/2001. Trái ngược với ý kiến ban đầu cho rằng Tatarstan đưa vào Baltic, tháng 8/2002, khu trục hạm hạng nhẹ đa năng Tatarstan trở thành tàu đô đốc của đội tàu nhỏ Caspian.
Sau đây là một vài hình ảnh khu trục Tatarstan (số hiệu 691):
Khu trục hạm Gepard duy nhất của hải quân Nga mang tên Tatarstan. |
Tàu khu trục có lượng choán nước 1.930 tấn (phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam khoảng 2.100 tấn), dài 102,2m, rộng 13,76 m. Số lượng thủy thủ phục vụ trên tàu khoảng 121 người (15 sĩ quan). |
Khu trục hạm Tatarstan trang bị cấu hình vũ khí tiêu chuẩn: pháo hạm Ak 176, tổ hợp pháo tầm ngắn Ak 630, tổ hợp tên lửa phòng không OSA - MA, tổ hợp tên lửa chống hạm Uran cùng hệ thống chống ngầm. |
Boong sau của tàu có một bãi đáp trực thăng săn ngầm Kamov Ka - 28. Năm 2008, phòng thiết kế Zelenodolsk đưa ra phiên bản mới cho Gepard với cấu hình vũ khí trang bị vượt trội hoàn toàn so với các phiên bản trước đó (tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Shtil, pháo hạm A - 190 và đặc biệt có khoang chứa trực thăng săn ngầm và sân đáp...). |
Khu trục thuộc lớp Gepard có thể tác chiến độc lập trên biển hoặc đi cùng hạm đội. |
Trong đội tàu Caspian, khu trục hạng nhẹ Tatarstan đóng vai trò tàu đô đốc. |
Trong những năm qua, các cường quốc hải quân như Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh..., đặc biệt là các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Nauy), đầu tư rất nhiều tiền của cho lĩnh vực này. Dự kiến năm 2010, Nga xuất xưởng hai tàu chiến tàng hình Gepard-3.9 lớp 1166.1.
Trong thập niên 1980, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB, tức Viện TsKB-340) tại thành phố Zelenodolsk, CH Tatarstan, Liên bang Nga cho ra đời thiết kế tàu Projekt 1166.1. Năm 2003, Hải quân Nga nhận vào trang bị chiếc tàu đầu tiên của lớp 1166.1 là Tatarstan và dùng làm kỳ hạm của Hạm đội Caspi; chiếc thứ hai Dagestan dự kiến nhận vào trang bị năm 2009. Cuối thập niên 1980, ZPKB đã thiết kế serie tàu Gepard (Gepard 1, Gepard 2, Gepard 3, Gepard 4 và Gepard 5) dựa trên thiết kế lớp 1166.1 để xuất khẩu.
Trong thập niên 1980, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB, tức Viện TsKB-340) tại thành phố Zelenodolsk, CH Tatarstan, Liên bang Nga cho ra đời thiết kế tàu Projekt 1166.1. Năm 2003, Hải quân Nga nhận vào trang bị chiếc tàu đầu tiên của lớp 1166.1 là Tatarstan và dùng làm kỳ hạm của Hạm đội Caspi; chiếc thứ hai Dagestan dự kiến nhận vào trang bị năm 2009. Cuối thập niên 1980, ZPKB đã thiết kế serie tàu Gepard (Gepard 1, Gepard 2, Gepard 3, Gepard 4 và Gepard 5) dựa trên thiết kế lớp 1166.1 để xuất khẩu.
Gepard được thiết kế dựa trên lớp tàu hộ tống Tatarstan lớp 1166.1 |
Ứng dụng công nghệ Stealth
Tàu frigate đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.
Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.
Tàu frigate đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.
Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.
Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1 |
Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.
Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9 |
Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.
Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.
Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.
Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9 |
Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).
Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.
Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).
Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.
Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.
Tàu Gerpard Việt Nam thử nghiệm bắn đạn thật
Một trong hai tàu hộ tống thuộc dự án 11661 Gepard-3.9, đóng cho Việt Nam đã khởi hành từ nhà máy ở Kronshtat tới Baltic để tiến hành các thử nghiệm bắt buộc.
Đây là lần thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức bàn giao cho Việt Nam. Theo thông tin từ nhà sản xuất, đợt kiểm tra cuối cùng này sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày, bao gồm các thử nghiệm bắn đạn thật và tinh chỉnh hệ thống lần cuối.
Tàu hộ tống thuộc Project 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội. Tàu được thiết kế rất hiện đại, và có khả năng tàng hình.
Tàu hộ tống thuộc Project 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội. Tàu được thiết kế rất hiện đại, và có khả năng tàng hình.
Gerpard 3.9 đã có mặt tại Việt Nam vào đầu năm 2011 |
Project 1166.1 được triển khai nghiên cứu thiết kế trong những năm 1988-1993. Khi được đưa vào sử dụng trong hải quân Nga, tàu hộ tống Gepard 3.9 Tatarstan nhanh chóng trở thành kỳ hạm của hải đội Caspian.
Tuy nhiên theo một chuyên gia của nhà sản xuất, tàu Gepard của Việt Nam chỉ có chung phần thân tàu và động cơ so với tàu Tatarstan của Nga, phần vũ khí và các thiết bị điện tử được thiết kế lại gần như toàn bộ theo yêu cầu của Việt Nam.
Vũ khí trên tàu bao gồm: Pháo hạm đa năng AK-176, 8 ống phóng tên lửa chống tàu Uran-E, hai pháo cao tốc AK-630, một tổ hợp phòng không OSA-MA, hai ống phóng ngư lôi 533mm, đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27M hoặc Ka-31.
Tàu có lượng giãn nước là 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 103 người.
Như vậy tàu hộ tống Gepard 3.9 đã có mặt tại Việt Nam vào đầu năm 2011. Sự có mặt của tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 sẽ lấp đầy khoảng trống trong tác chiến xa bờ của Hải quân Nhân Dân Việt Nam.
Tuy nhiên theo một chuyên gia của nhà sản xuất, tàu Gepard của Việt Nam chỉ có chung phần thân tàu và động cơ so với tàu Tatarstan của Nga, phần vũ khí và các thiết bị điện tử được thiết kế lại gần như toàn bộ theo yêu cầu của Việt Nam.
Vũ khí trên tàu bao gồm: Pháo hạm đa năng AK-176, 8 ống phóng tên lửa chống tàu Uran-E, hai pháo cao tốc AK-630, một tổ hợp phòng không OSA-MA, hai ống phóng ngư lôi 533mm, đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27M hoặc Ka-31.
Tàu có lượng giãn nước là 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 103 người.
Như vậy tàu hộ tống Gepard 3.9 đã có mặt tại Việt Nam vào đầu năm 2011. Sự có mặt của tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 sẽ lấp đầy khoảng trống trong tác chiến xa bờ của Hải quân Nhân Dân Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)