Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG S-300PMU1 - Tên lửa S-300 phá huỷ 10 mục tiêu trong 2 phút

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG S-300PMU1+++




Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 được thiết kế cho nhiệm vụ phòng chống các cuộc tiến công đường không ồ ạt ở mọi độ cao và tốc độ chiến đấu, cũng như hoạt động chế áp điện tử mạnh của các loại phương tiện chiến đấu đường không hiện tại và thế hệ mới của đối phương như máy bay chiến đấu các loại, vũ khí tấn công tầng thấp, tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật - chiến dịch hay tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển.

Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh S-300PMU1 là loại vũ khí phòng không tầm xa, có khả năng tác chiến độc lập hay tác chiến hiệp đồng trong đội hình phòng không hợp thành thông qua các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ như 83M6E, Baikal-1E hoặc Senezh-M1E. Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc của các cấp chỉ huy chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng trong mọi hệ thống phòng không quốc gia. 

Hệ thống S-300PMU1 cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E có thể được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không S-300PMU2 Favorit theo yêu cầu của khách hàng.

Cấu hình của hệ thống S-300PMU1:
• Tổ hợp tên lửa phòng không
• Đạn tên lửa phòng không 48N6E (hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K) – mỗi xe mang phóng mang 4 quả 
• Khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa 
• Khí tài phục vụ chiến đấu khác

Các cấu phần cơ bản của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 bao gồm các bộ khí tài chiến đấu, khí tài bảo đảm chiến đấu và khí tài phục vụ chiến đấu khác.

Bộ khí tài chiến đấu bao gồm:
• Một xe đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6E1 (30N6E) có khả năng cung cấp phần tử tự động với các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E, Baikal-1E hoặc Senezh-M1E, (riêng đài 30N6E IGR chỉ có khả năng tích hợp với hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ Senezh-M1E);




• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE) – 4 đạn tên lửa mỗi xe.




• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.

Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu gồm:
• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E (gồm xe chở thùng đạn 5T58E, xe gá thùng đạn 22T6E cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);
• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM;
• Bộ linh kiện khí tài phụ trợ và tài liệu hướng dẫn vận hành;
• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.

Bộ khí tài phục vụ chiến đấu khác có thể bao gồm:
• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6E/đài nhìn vòng bắt thấp 76N6;



• Xe tháp anten 40V6M;
• Đạn tên lửa huấn luyện 48N6EUD;
• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300 nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU1.




Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300*
Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300*
Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu): tới 100*
Số mục tiêu có thể bám sát và dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 6
Tầm bắn hiệu quả (km):
- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 5 – 150
- Mục tiêu đạn đạo (tối thiểu - tối đa): 5 – 40
Độ cao tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27
Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800
Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): 12
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 5 – 7*
Thời gian sẵn sàng phóng đạn khi hệ thống hoạt động độc lập tự trinh sát phát hiện mục tiêu bằng đài nhìn vòng 96L6 (hoặc 76N6) (giây): tới 22
Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5
* Khi được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực 83M6E.
Hình ảnh và chú thích cụ thể:

Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV ở chế độ hành quân­


Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV ở chế độ sẵn sàng chiến đấu


Xe đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV ở chế độ hành quân­:


Xe đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV ở chế độ sẵn sàng chiến đấu:




Xe mang phóng tự hành 5P85SE ở chế độ hành quân­:


Xe mang phóng tự hành 5P85SE ở chế độ sẵn sàng chiến đấu:









Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 1024x729


Hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6EV:
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 1024x711










Xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2:
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 1024x673

Hiên nay, Quân chủng PK-KQ đuọc trang bị 2 hệ thống S-300PMU1+++ có chuẩn gần tương đương với hệ thống S-300 PMU2 Favorit. Một hệ thống trang bị cho Đoàn tên lửa S thuộc Sư đoàn phòng không Hà Nội (F361) và hệ thống còn lại được trang bị cho Đoàn tên lửa S2 thuộc Sư đoàn phòng không TP. HCM (F367):

Xe bệ phóng của Đoàn tên lửa S (F361) triển khai huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại trận địa dã chiến
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 930x500


Đoàn tên lửa S2 (F367) triển khai chiến đấu trên trận địa cơ bản:
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 896x564






Tên lửa S-300 phá huỷ 10 mục tiêu trong 2 phút

- Cuối tuần qua, Sư đoàn Phòng không Số 1, thuộc Đơn vị tên lửa phòng không của Nga đã tiến hành một cuộc tập trập trận quy mô lớn, thử nghiệm khả năng tác chiến và phá huỷ mục tiêu của tên lửa đất đối không S-300.

Theo đó, 4 tiểu đoàn đã tham gia điều khiển hệ thống tên lửa đất đối không Favorit SA-20 Gargoyle mang theo tên lửa S-300.

Cuộc tập trận này diễn ra ở một cơ sở phóng tên lửa mang tên Ashuluk, Khu vực Astrakhan, Nga.

Trong cuộc tập trận này, tên lửa S-300 đã bắn hạ một loạt máy bay tàng hình trong nhiều tính huống chiến thuật khác nhau. Theo chỉ huy trưởng của Sư đoàn này – ông Andrei Dyomin, chỉ trong đúng 2 phút, tên lửa này đã bắn hạ 10 mục tiêu.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương.

Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.

S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận trước máy bay tấn công của kẻ thù.

Báu vật này có thể cùng lúc lần theo tới 100 mục tiêu, với thời gian triển khai là 5 phút. Ngoài ra, các tên lửa S-300 là các vòng kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng của chúng.

Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thị trường. Rất nhiều nước đã đặt mua hệ thống này cũng như phiên bản phát triển của nó S-400 để làm tấm lá chắn cho vùng trời của họ, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Iran, Slovenia, Đảo Síp...

Sau đây là đoạn clip:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang