Sau một ngày nhóm họp, nhóm “Những người bạn của Syria” ra tuyên bố công nhận Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) là đại diện chính thức của nhân dân Syria.
Động thái này có thể mở đường cho cuộc can thiệp thô bạo vào quốc gia Trung Đông này.
Hội nghị “Những người bạn của Syria” diễn ra trong ngày 1/4 tại Istanbul có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, song vắng mặt Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton.
Nga và Trung Quốc - các quốc gia từng hai lần phủ quyết nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về Syria - không tham gia, trong khi Iran và nhiều nước khác không được mời tới dự.
Hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Hội nghị quyết định tài trợ chi phí cho các nhà hoạt động đối lập ở Syria.
Trong khi đó, Mỹ cam kết sẽ cung cấp các trang thiết bị viễn thông cho phe đối lập ở Syria để có thể liên lạc với thế giới bên ngoài và chống đỡ trước các cuộc tấn công của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mạnh mẽ cho rằng cần phải đưa các lãnh đạo Syria ra xét xử vì họ đã không thực hiện các cam kết theo kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Kofi Annan.
Thủ tướng nước chủ nhà ông Erdogan bóng gió phủ nhận vai trò của Liên Hợp Quốc với tuyên bố: "Nếu Hội đồng Bảo an không đảm nhận trách nhiệm ngăn chặn bạo lực tại Syria, cộng đồng quốc tế không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của người dân nước này".
Với những động thái trên, giới phân tích cho rằng, “kịch bản Libya” dường như sắp lặp lại tại Syria, khi mà sức ép “nội công, ngoại kích” lên chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad” ngày càng lớn.
Đáng chú ý, mục đích ban đầu của Hội nghị là gia tăng sức ép để Chính phủ Damascus nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực, hướng tới chuyển giao quyền lực một cách hòa bình đã trở thành thứ yếu, như tuyên bố của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan: “Vấn đề tại Syria không chỉ ảnh hưởng tới Syria mà tới toàn bộ khu vực và thế giới”.
Phản đối với kết quả Hội nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexandr Lukashevich tuyên bố: “Nếu cuộc họp được tổ chức thực sự có ý định thiết lập đối thoại giữa những người Syria, thì phải có mời tất cả các bên, gồm chính phủ hiện hành ở Syria”, và “hội nghị không tham gia tìm kiếm giải pháp thiết lập đối thoại giữa người Syria và giải quyết hòa bình, nhưng lại chuẩn bị sự mở đường cho sự can thiệp nước ngoài”.
Trước đó, tình hình Syria đột nhiên có những tín hiệu tích cực, khi Đặc phái viên Kofi Annan của Liên Hợp Quốc đã công bố kế hoạch lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và được sự chấp thuận của chính giới Damascus.
Tuy nhiên, đúng như Boris Dolgov, chuyên gia Đông phương học, dự báo: Quan điểm của phe đối lập, giải pháp hòa bình chỉ là yêu cầu phụ. Trong khi đó, những nhà tài trợ từ các quốc gia quân chủ vùng Vịnh có ý định đạt tới sự thay đổi chế độ. Đây là yếu tố chính đe dọa nghiêm trọng những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong khu vực.
Ngay trước khi Hội nghị “Những người bạn của Syria” diễn ra, nhiều nguồn tin tình báo cho thấy một lượng lớn vũ khí đang được tuồn từ Saudi Arabia sang cho chiến binh ở Syria, thông qua Jordan.
Bên cạnh đó, với sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, một cuộc họp của các nhà lãnh đạo đối lập cũng diễn ra tại Istanbul trước Hội nghị “Những người bạn của Syria” 4 ngày. Mục đích của cuộc họp trên là nhằm ngăn chặn chia rẽ, duy trì những người có thể bắt đầu đối thoại với ông Assad trong điều kiện mới.
Trong bối cảnh hiện nay, “lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Syria tùy thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài cho các nhóm vũ trang: từ Thổ Nhĩ Kỳ, các nước hàng đầu của NATO, chế độ quân chủ vùng Vịnh.
Chừng nào còn tiếp tục sự hỗ trợ tài chính và quân sự như vậy, thì khó nói tới giải quyết vấn đề. Những nhóm vũ trang này không muốn chấm dứt hoạt động khủng bố của họ”, Boris Dolgov, nhận định.
Hội nghị “Những người bạn của Syria” cũng đã nhất trí thành lập nhóm công tác để cân nhắc các biện pháp trừng phạt tiếp theo nhằm vào Damascus, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 4 tới tại Paris, Pháp.
Theo giới phân tích, rất có thể, tương lai của Syria và Tổng thống Bashar al-Assad sẽ được quyết định trong khoảng thời gian trên.
Động thái này có thể mở đường cho cuộc can thiệp thô bạo vào quốc gia Trung Đông này.
Hội nghị “Những người bạn của Syria” diễn ra trong ngày 1/4 tại Istanbul có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, song vắng mặt Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton.
Nga và Trung Quốc - các quốc gia từng hai lần phủ quyết nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về Syria - không tham gia, trong khi Iran và nhiều nước khác không được mời tới dự.
Hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Hội nghị quyết định tài trợ chi phí cho các nhà hoạt động đối lập ở Syria.
Trong khi đó, Mỹ cam kết sẽ cung cấp các trang thiết bị viễn thông cho phe đối lập ở Syria để có thể liên lạc với thế giới bên ngoài và chống đỡ trước các cuộc tấn công của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mạnh mẽ cho rằng cần phải đưa các lãnh đạo Syria ra xét xử vì họ đã không thực hiện các cam kết theo kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Kofi Annan.
Thủ tướng nước chủ nhà ông Erdogan bóng gió phủ nhận vai trò của Liên Hợp Quốc với tuyên bố: "Nếu Hội đồng Bảo an không đảm nhận trách nhiệm ngăn chặn bạo lực tại Syria, cộng đồng quốc tế không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của người dân nước này".
Với những động thái trên, giới phân tích cho rằng, “kịch bản Libya” dường như sắp lặp lại tại Syria, khi mà sức ép “nội công, ngoại kích” lên chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad” ngày càng lớn.
"Những người bạn của Syria" đã sẵn sàng cho cuộc lật đổ Bashar al - Assad? |
Phản đối với kết quả Hội nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexandr Lukashevich tuyên bố: “Nếu cuộc họp được tổ chức thực sự có ý định thiết lập đối thoại giữa những người Syria, thì phải có mời tất cả các bên, gồm chính phủ hiện hành ở Syria”, và “hội nghị không tham gia tìm kiếm giải pháp thiết lập đối thoại giữa người Syria và giải quyết hòa bình, nhưng lại chuẩn bị sự mở đường cho sự can thiệp nước ngoài”.
Trước đó, tình hình Syria đột nhiên có những tín hiệu tích cực, khi Đặc phái viên Kofi Annan của Liên Hợp Quốc đã công bố kế hoạch lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và được sự chấp thuận của chính giới Damascus.
Tuy nhiên, đúng như Boris Dolgov, chuyên gia Đông phương học, dự báo: Quan điểm của phe đối lập, giải pháp hòa bình chỉ là yêu cầu phụ. Trong khi đó, những nhà tài trợ từ các quốc gia quân chủ vùng Vịnh có ý định đạt tới sự thay đổi chế độ. Đây là yếu tố chính đe dọa nghiêm trọng những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong khu vực.
Kỳ vọng hoà bình ở SNC? |
Bên cạnh đó, với sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, một cuộc họp của các nhà lãnh đạo đối lập cũng diễn ra tại Istanbul trước Hội nghị “Những người bạn của Syria” 4 ngày. Mục đích của cuộc họp trên là nhằm ngăn chặn chia rẽ, duy trì những người có thể bắt đầu đối thoại với ông Assad trong điều kiện mới.
Trong bối cảnh hiện nay, “lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Syria tùy thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài cho các nhóm vũ trang: từ Thổ Nhĩ Kỳ, các nước hàng đầu của NATO, chế độ quân chủ vùng Vịnh.
Chừng nào còn tiếp tục sự hỗ trợ tài chính và quân sự như vậy, thì khó nói tới giải quyết vấn đề. Những nhóm vũ trang này không muốn chấm dứt hoạt động khủng bố của họ”, Boris Dolgov, nhận định.
Hội nghị “Những người bạn của Syria” cũng đã nhất trí thành lập nhóm công tác để cân nhắc các biện pháp trừng phạt tiếp theo nhằm vào Damascus, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 4 tới tại Paris, Pháp.
Theo giới phân tích, rất có thể, tương lai của Syria và Tổng thống Bashar al-Assad sẽ được quyết định trong khoảng thời gian trên.
Nguồn BAODATVIET
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)